+1

Áp dụng Agile vào quy trình thiết kế UX – kinh nghiệm từ Google

Có rất nhiều bạn nghe nói đến UX Design Process, UX Design Process Agile, Lean UX.. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các khái niệm đó trong những bài sau. Trong bài viết này, tôi sẽ đề cập đến 1 kinh nghiệm áp dụng Agile vào thiết kế UX của hãng Google. Bài viết này được lấy thông tin từ Interaction-design mà hiện tôi đang là thành viên.

Truy cập khóa học "Tự học để trở thành UX Designer" online tại đây: https://designlab.edu.vn

Thứ nhất, chúng ta đều biết Agile là một phương pháp phát triển phần mềm với cách tiếp cận đơn giản, tập trung vào sản phẩm đầu ra sau mỗi chu kỳ thời gian, giảm bớt các quy trình cứng nhắc và chặt chẽ (theo mô hình thác nước hoặc xoắn ốc), rất tiên lợi nếu như yêu cầu của khách hàng thay đổi liên tục hoặc ko rõ ràng. UX Design một cách truyền thống bao giờ cũng trải qua những bước rất cứng nhắc và … ko dễ tiếp cận: Personas / Information design / Interaction design / Visual design.. Nhận thấy vấn đề đó Google đã áp dụng quy trình Agile trong thiết kế UX để tối ưu hơn quy trình này, tập trung vào các phiên bản, LEAN hơn và dễ tiếp cận hơn. Dưới đây là cách họ đã làm:

Họ chia việc thiết kế UX thành nhiều chu kỳ (phase hoặc sprint theo thuật ngữ của Agile), mỗi chu kỳ có 5 bước, mỗi bước 1 ngày, như vậy sau 1 tuần với 5 ngày làm việc họ kết thúc một chu kỳ. Cùng ý tưởng với Agile trong phát triển phần mềm, mỗi chu kỳ họ tập trung vào sản phẩm đầu ra, mặc dù chưa hoàn thiện và điều đó khiến họ dễ dàng thay đổi nếu yêu cầu hoặc kết quả đo đạc người dùng ko đúng kỳ vong.

5 Bước bao gồm:

Ngày 1.Unpack (vỡ bài theo ngôn ngữ của guitar 😄)

Đây là giai đoạn team UX lôi tất cả những người liên quan vào phòng họp và thảo luận, mọi người đóng góp ý kiến, kinh nghiệm, thắc mắc.. trên mọi view khác nhau. Điều quan trọng là mọi người đều phải hiểu và thống nhất, ko ai bị mất và thiếu thông tin. Ví dụ thảo luận về các vấn đề sau:

  • Mục tiêu kinh doanh, mục tiêu của doanh nghiệp
  • Đánh giá đối thủ
  • Trình bày các vấn đề và giải pháp, đã có và chưa có
  • Người dùng là ai? Người dùng kỳ vọng? và các kịch bản người dùng
  • Dữ liệu phân tích và nghiên cứu
  • Số liệu đo đạc đã có

Ngày 2. Sketch (Phác thảo trên giấy)

Khi đã thống nhất được các vấn đề sau ngày thứ nhất, các nhóm sẽ chia ra để làm việc, hoàn toàn độc lập (thậm chỉ cả CEO, team marketing..), điều quan trọng là đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề đó. Nếu thiết kế quá lớn thì có thể chia nhỏ ra nhiều phần để bổ về các nhóm. Đứng dùng 1 thứ gì đó như basamiq để làm phác thảo vì thực tế, ko phải ai cũng có thể dùng được phần mềm đó. Hãy dùng bút chì và giấy.

Ngày 3.Decide (Ngày quyết định)

Tập hợp một lố các phác thảo vào chúng ta sẽ đến với ngày quyết định (Decide Day). Đây là ngày mà chúng ta sẽ đưa ra 1 số giả định:

  • Ngân sách
  • Người dùng
  • Giới hạn về công nghệ
  • Kinh doanh Để loại bỏ bớt những thứ vượt quá khả năng và xa vời, tập trung vào những mục tiêu khả thi hơn. Điều quan trọng ở giai đoạn này chính là phải chỉ rõ đc 1 số các kịch bản sử dụng (storyboard) cho người dùng để bài toán trở nên sáng tỏ.

Ngày 4. Prototype (thiết kế một bản dùng thử)

Hãy dùng những thứ đơn giản như Keynote hay Keynotopia để tạo ra 1 bản dùng thử (prototype) cho người dùng, nhớ là bạn chỉ có 1 ngày nên đừng có code kẹo gì cả. Bạn cần dựa trên những đầu vào hôm trước để ra 1 bản dùng thử có thể thể hiện được. Ngay lúc này, hãy chuẩn bị những gì để ngày mai bắt đầu trình bày và test.

Ngày 5. Test (làm việc với người dùng cuối)

Mang prototype đã có để làm việc với khoảng 20 người dùng độc lập (ko ít hơn 6 nhé) và ghi chép lại mọi thông tin phản hồi, ý kiến, cách họ dùng, điều họ muốn và đang gặp khó khăn. Bạn sẽ biết được sẽ phải làm gì tiếp theo cho chu kỳ sau đó.

===

Vòng lặp này diễn ra bao nhiêu lần tuỳ vào độ phức tạp của sản phẩm, ngân sách cũng như kỳ vọng của team UX. Cách thức trên đây ko thể thay thế những phương pháp nghiên cứu và phát triển UX bài bản, nhưng nó rất nhanh và mạnh mẽ, phù hợp với những sản phẩm startup hay đòi hỏi time-to-market ngắn ngủi. Chúc các bạn tham khảo được những điều bổ ích từ phương pháp này của Google.

Tác giả: Phạm Khôi 19/4/2017

Xem thêm các bài viết về UX khác tại blog UXVietnam của tôi: https://uxvietnam.com


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí