+3

Đo lường UX Phần 1 – Phương pháp System Usability Scale

Đo lường trong UX - đó là thứ khó nhất cũng là thứ quan trọng nhất trong việc phát triển trải nghiệm người dùng cho một sản phẩm. Là một người làm UX, bạn đã làm đủ thứ, từ việc tìm hiểu người dùng là ai, họ cần gì, nghĩ gì, muốn gì.. đến việc lên danh sách chức năng, bố trí thông tin, các flow và controls để đảm bảo ứng dụng làm việc hiệu quả nhất. Nhưng tất cả sẽ trở nên vô nghĩa nếu chẳng có hiệu quả nào, đặc biệt là hiệu quả kinh doanh nào có thể đo lường được, để chứng minh hiệu quả của những nỗ lực làm UX trước đó của bạn. Thêm nữa sau khi thảy ra 1 giao diện long lanh, thì bước tiếp theo sẽ làm gì? Cần có 1 cơ sở khoa học, dựa trên đo lường để định hướng cho các cải tiến UX tiếp theo. Trong loạt bài này, tôi sẽ đi sâu vào 1 vấn đề đo lường trong UX - một vấn đề khá hóc búa, để tôi cùng các bạn sẽ có 1 thêm 1 số kiến thức cơ bản về nó, sau đó thì có thể áp dụng cho các dự án UX của mình.

Truy cập khóa học "Tự học để trở thành UX Designer" online tại đây: https://designlab.edu.vn

Phương pháp System Usability Scale (SUS)

Đây là một phương pháp khảo sát ngắn và nhanh, để xác định 1 điểm số đáng tin cậy về mức độ thành công của UX trên một ứng dụng, website, phần mềm, thiết bị phần cứng hoặc bất cứ sản phẩm hoặc dịch vụ nào

Lợi ích:

SUS hiện nay được công nhận rộng rãi và trở thành một tiêu chuẩn công nghiệp toàn cầu, được tham chiếu trên 1.300 bài viết và tạp chí trong lĩnh vực thiết kế sản phẩm. Lợi ích của nó bao gồm: Dễ cả cho người tạo ra công cụ để khảo sát và người tham gia khảo sát: Hiện nay có 1 số các tool dễ dùng và free trên mạng để bạn tạo ra một cuộc khảo sát SUS, thậm chí bạn có thể sử dụng Google Survey để làm. Cách đơn giản hơn là in trên 1 tờ A4 và phát cho những người tham gia khảo sát. Sự hiệu quả của phương pháp này còn ở chỗ: chỉ với 1 tập người dùng nhỏ (cỡ 20 người) bạn cũng có thể có được một kết quả sử dụng được và đáng tin cậy Có căn cứ và hiệu quả: Nó đủ tin cậy và tốt để phân biệt được 1 hệ thống là "có thể dùng được" hoặc là không   SUS mang lại một thang điểm số, từ 0-100 để đánh giá về 1 sản phẩm hoặc một hệ thống. Theo đó, nó yêu cầu một người được khảo sát phải trả lời 10 câu hỏi, mỗi câu hỏi giá trị từ 0-4 điểm (tức là điểm tổng tối đa là 40), sau đó cộng dồn điểm đánh giá lại rồi nhân với 2.5 để ra thang điểm 100. Điểm trung bình được coi là 70, nếu hệ thống của bạn dưới 68 điểm, tức là bạn đang có vấn đề liên quan đến UX cần cải tiến, tức là cần phải có những phương pháp UX review đúng đắn và có giá trị, nhằm cải thiện thang điểm này.

Những câu hỏi

  1. Tôi nghĩ rằng tôi thích dùng sản phẩm này thường xuyên.
  2. Tôi thấy có 1 sự phức tạp không cần thiết trên sản phẩm này.
  3. Tôi nghĩ rằng sản phẩm này dễ sử dụng.
  4. Tôi nghĩ rằng tôi sẽ cần 1 người hỗ trợ về công nghệ để có thể dùng được sản phẩm này.
  5. Tôi thấy có nhiều tính năng khác nhau mà được hợp nhất lại khá tốt trên sản phẩm này.
  6. Tôi nghĩ là có quá nhiều những điểm không nhất quán trên sản phẩm này.
  7. Tôi có thể hình dung được hầu hết mọi người sẽ học được cách sử dụng sản phẩm này rất nhanh.
  8. Tôi thấy sản phẩm này thực sự cồng kềnh để sử dụng.
  9. Tôi cảm thấy rất tin cậy khi dùng sản phẩm này.
  10. Tôi cần học nhiều thứ trước khi tôi có thể sử dụng sản phẩm này.

Quy đổi từ điểm số sang đánh giá

  Trong bảng trên kia, các bạn có thể thấy điểm số được coi là "Tốt" sẽ đạt ngưỡng ~70 điểm. Hoặc bảng dưới đây chúng ta sẽ có cái nhìn chi tiết hơn, theo đó, điểm chất nhận được sẽ bắt đầu từ 70 (A,B,C), điểm không thể chấp nhận (điểm F) là dưới 50. Từ 50-70 là điểm trung bình, không tốt cũng không quá nguy hiểm.    Nếu sản phẩm của bạn có nhiều giao diện người dùng, ví dụ một ứng dụng chạy trên Android, iOs và web browser thì bạn vẫn có thể khảo sát độc lập trên từng kênh, sau đó chỉ cần cộng trung bình trên điểm số SUS có được, bạn vẫn có thể có được 1 điểm số đáng tin cậy để sử dụng.

Trên đây là 1 số kiến thức cơ bản về đo lường UX (bài 1), theo phương pháp SUS. Nếu bạn có thêm các thông tin hoặc ý kiến khác, bạn vui lòng bổ sung bằng cách comment ở dưới bài viết, hoặc join vào group Cộng đồng UX Việt Nam, chúng tôi sẽ cập nhật (có ghi nguồn) để mọi người cùng có thể có thêm thông tin. Trân trọng cám ơn.   Bài tiếp: Trong bài tiết theo chúng ta sẽ nghiên cứu về HEART Framework - một phương pháp đo lường trải nghiệm người dùng tiêu chuẩn của Google.


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí