Xung đột và giải pháp trong thế giới agile
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 7 năm
Agile Means Conflict - Agile nghĩa là xung đột
Hợp tác nghĩa là xung đột : bất kể khi nào có nhiều hơn 1 người làm làm trên cùng một vấn đề, sẽ có những sự bất đồng về cách giải quyết nó. Cho dù bạn không đồng ý với phương pháp luận, triết học, các công cụ, công nghệ, cá tính hay thậm chí cả sự hiểu biết cơ bản của vấn đề, bạn sẽ phải làm việc thhoong qua những bất đồng của bạn để có được một giải pháp. Càng nhiều người làm việc cùng nhau, càng khó để có được sự đồng thuận.
Minh bạch nghĩa là xung đột: thực hành agile đặt một sự đảm bảo về tính minh bạch. Tính minh bạch cho phép vấn đề được xác định và đè bẹp. Nếu không có sự minh bạch, vấn đề có thể mưng mủ, phát triển và cuối cùng trờ thành không thể giải quyết. Nhưng với sự tốt trở thành xấu, với sự minh bạch tăng dần, đó cũng là cơ hội cho nhiều bất đồng và xung đột trong nhóm và các bên liên quan bên ngoài. Bí quyết là cần hiểu được bao nhiêu thời gian của nhóm nên được dành riêng để giải quyết xung đột.
Đối với những vấn đề nhỏ, thậm chí là một quyết định tùy ý là tốt hơn không. Ví dụ coding convention thường rơi vào loại này. Các developer thường thích tranh luận về làm thế nào để định dạng code. Cuối cùng, điều duy nhất quan trọng là nó được thực hiện với đủ nhất quán rằng tất cả mọi người trong nhóm có thể dễ dàng đọc được code mà không cần định dạng lại.
Đối với các vấn đề lớn hơn, nhóm cần một framework được đồng ý trước cho cách giải quyết xung đột. Tác giả có nhắc một chút tới vấn đề này trong bài viết Delegradted Authority nhưng không nhắc đến giải pháp giải quyết xung đột chi tiết.
Nguồn gốc của xung đột
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới xung đột trong nhóm agile. Ví dụ :
Bất đồng về tầm nhìn: tầm nhìn bạn đang xây dựng cho các sản phẩm, dự án hoặc tổ chức là gì ? Ai giữ tầm nhìn đó và nó được trao đổi với nhóm như thế nào ? Khi lựa chọn phương pháp tiếp cận toàn bộ nhóm và hỏi tất cả mọi người cam kết cho sự thành công của toàn bộ dự án và không phải chỉ riêng phần của họ, mọi người cùng phát triển ý tưởng của mình về tất cả các khía cạnh của nó. Đây là một điều tốt vì nó làm cho quyền sở hữu là của cá nhân. Tuy nhiên, nếu không có con đường để thống nhất về tầm nhìn, xung đột có thể gia tăng.
Bất đồng về tính năng và câu chuyện người dùng: mọi người trong nhóm có thể có ý tưởng khác nhau về những gì một câu chuyện người dùng nên có. Ngay cả đối với một cái gì đó đơn giản như đăng nhập vào ứng dụng, sẽ có quan điểm khác biệt về sử dụng mật khẩu, cụm từ mật khẩu, mã PIN hay thậm chí là sinh trắc học.
Bất đồng về kỹ thuật : đây là vấn đề thường gặp nhất trong các nhóm phát triển và có lẽ chúng ta không cần lấy ví dụ về nó
**Bất đồng về quy trình : ** Làm thế nào để các thành viên trong nhóm làm việc cùng với nhau? Làm thế nào để có sự tham gia của các bên liên quan khác?
Bất đồng về cách giải thích những gì khách hàng nói: tác giả luôn luôn ngạc nhiên khi thực hiện demo với khách hàng về những sự khác biệt so với những gì khách hàng nói
Xung đột cá nhân : Mỗi người có hệ thống giá trị khác nhau và kinh nghiệm để xử lý tình huống với nhiều cách khác nhau. Với nhóm agile mạnh mẽ, tất cả mọi người đều muốn làm những gì được đánh giá là đúng. Nhưng những gì là đúng?
Giảm thiểu xung đột
Tất nhiên là tốt hơn nếu có thể loại bỏ sự cần thiết của xung đột bằng cách giải quyết các vấn đề gây tranh cãi ngay từ khi bắt đầu. Đó là để nói, chúng ta không nên tránh xung đột khi nó là cần thiết, nhưng cố gắng làm cho nó không cần thiết. Chúng ta muốn có sự hợp tác, bầu không khí bình đẳng, thân thiện hơn là sự thù địch.
Một trong những cách tốt nhất để giảm thiểu xung đột là xác định và giải quyết các vấn đề thường tạo ra xung đột. Có rất nhiều cơ hội để nhóm agile làm việc đó
Tạo tầm nhìn chung cho nhóm : Bất cứ khi nào bạn xây dựng một sản phẩm, làm việc cho một dự án dài, hoặc xây dựng tổ chức của bạn, tạo tầm nhìn chung sẽ giúp từng người trong nhóm hiểu được mục tiêu nhắm tới. Tầm nhìn không dễ dàng áp đặt từ trên xuống mà mọi người trong nhóm cần tham gia xây dựng nó.
Duy trì điều lệ nhóm và gắn bó với nó : Điều lệ nhóm là một tài liệu mô tả cách đội sẽ làm việc. Nhóm sẽ làm việc theo điều lệ,. Nếu điều lệ không phù hợp thì nhóm sẽ sửa đổi nó. Điều quan trọng là nhóm có thể tin tưởng và làm theo điều lệ đó
Giữ buổi họp retrospectives định kỳ : Cần thực hiện các buổi họp retrospectives định kỳ để có thể xác định các xung đột cần cải tiến và phương pháp cải tiến
Tuy nhiên, nhưng chúng ta đã nói, xong đột sẽ nảy sinh . Nhiều như bạn muốn, không chú trọng đến xung đột. Chủ đề này có thể không quan trọng đối với bạn nhưng nó lại rất quan trọng ít nhất là đối với một số thành viên trong nhóm.
Xử lý xung đột
Có rất nhiều kỹ thuật để quản lý xung đột. Một số kỹ thuật quan trọng bao gồm:
** Hiểu nguồn gốc của xung đột : ** Những người tham gia trong cuộc xung đột thực sự tin tưởng vào điều gì? Bối cảnh của họ để có thể hiểu rõ các vấn đề hiện tại là gì ? Nhiều khi xung đột phát sinh bở vì sự cố trong giao tiếp. Họ có thể hiểu khác nhau về mức độ ưu tiên kinh doanh. Hoặc họ không hiểu được toàn bộ lợi ích của giải pháp kỹ thuật được đề xuất. Hoặc có thể họ bị mù (cố ý hoặc không) để xử lý những thiếu sót trong giải pháp mình đề xuất.
Hiểu tính cách của những người liên quan : Chỉ bằng cách hiểu được điều gì là thực sự quan trọng đối với những người liên quan trong tranh chấp bạn có thể nhận được đến cốt lõi của lý do tại sao họ đang nắm giữ vị trí của họ rất nhiệt tình.
Tìm điểm chung : Tìm các khu vực có thể hoat thuận để giúp đưa các xung đột vào ngữ cảnh để có thể giải quyết
Đưa ra những giải pháp sáng tạo : Tạo ra một môi trường an toàn nơi nhóm phát triển và các bên liên quan có thể nghĩ về giải pháp mới cho xung đột của họ. Quy tắc động não được áp dụng. Không có ý tưởng nào là ngu ngốc hay ngớ ngẩn. Viết mỗi ý tưởng ra mà không phán xét về nó. Điều này có thể dẫn tới một giải pháp mà làm cho mọi người hạnh phúc và không ai có thể tưởng tượng được trước đó.
Đàm phán một thỏa thuận công bằng : Nếu như không tìm thấy giải pháp làm hài lòng tất cả mọi người, sử dụng kỹ thuật đàm phán để tìm một giải pháp mà tất cả mọi người đều có thể chấp nhận.
**Gọi quyền *Cuối cùng, một người nào đó có phải có thẩm quyền để thực hiện một quyết định. Điều này là cần thiết khi một quyết định nhanh chóng phải được thực hiện hoặc khi được sự đồng thuận hợp lý chỉ là không thể đạt được. Một nhóm agile trưởng thành sẽ tập hợp xung quanh quyết định nếu họ cảm thấy như họ đã được nghe.
Để có thề làm việc với những kỹ thuật được trình bày ở trên, điều quan trọng là tạo ra một trường mà ở đó mọi người cảm thấy an toàn để có thể nói mà không bị coi thường, chú ý, hoặc đe dọa.Đưa vào một người hỗ trợ có thể giúp cuộc nói chuyện hiệu quả hơn mà vẫn giữ được tính trung lập
Kết luận
Xung đột cần phải được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả và công bằng để tránh đưa nhóm sa lầy vào cuộc chiến không bao giờ kết thúc sẽ khiến cho tinh thần giảm sút nhanh chóng và hủy hoại sự gắn kết và hiệu quả làm việc của nhóm.
Tuy nhiên, các cuộc xung đột mới là dấu hiệu của một nhóm agile mạnh khỏe. Nó có nghĩa là vấn đề tiếp tục được đưa ra ánh sáng và nhóm quan tâm tới nó đủ để có thể dành thời gian thảo luận về các mặt của vấn đề. Khi không có ai quan tâm, không có ai làm phiền. Khi nhóm dành thời gian để giải quyết xung đột, họ trở lên thành thạo và có thể chuyển tới thách thức mới.
All rights reserved