0

Cách để xây dựng và phát triển nhóm QA

Cũng giống như phát triển phần mềm, kiểm thử phần mềm cũng đòi hỏi một số yếu tố quan trọng để phát triển và duy trì mà có thể góp phần liên tục để cải tiến qui trình. Một yếu tố quan trọng như vậy là Team Building. Khi xây dựng một nhóm phù hợp, trọng tâm phải dựa trên các yếu tố chính sau:

1. Vai trò và trách nhiệm

Mỗi tổ chức có một hệ thống phân cấp, vai trò và trách nhiệm khác nhau trong nhóm QA. Tuy nhiên, ở mức độ rộng hơn, có hai cấp vai trò trong nhóm kiểm thử phần mềm. Đầu tiên là test leader hoặc test manager và cấp độ dưới là kỹ sư kiểm thử.

Một test lead có trách nhiệm như phân công công việc, lập kế hoạch kiểm thử, xác định phạm vi của dự án, assign công việc kiểm thử cho các thành viên trong nhóm, theo dõi vòng đời kiểm thử phần mềm, chuẩn bị báo cáo và chia sẻ với quản lý cao hơn và tham gia trao đổi về dự án với khách hàng, …

QA (Tester) là người chủ yếu chịu trách nhiệm phân tích yêu cầu, tạo ra các kịch bản kiểm thử, thực hiện kiểm thử và báo cáo lỗi, thông báo với test lead về tình hình công việc kiểm thử, …

Nhóm kiểm thử phần mềm phải có một cấu trúc phù hợp, trong đó vai trò và trách nhiệm của mỗi thành viên phải được xác định và hiểu rõ ràng.

Điều rất quan trọng đối với các thành viên trong nhóm là phải hiểu họ phải làm gì. Điều này thường không được truyền đạt hoặc thảo luận với nhóm.

Nếu mỗi thành viên trong nhóm nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình, thì sẽ dễ dàng hơn cho toàn đội để đạt được mục tiêu sớm hơn và tốt hơn.

Trước khi bắt đầu một dự án, các thành viên trong nhóm phải được giải thích về các nhiệm vụ cụ thể mà họ sẽ thực hiện hàng ngày cho vai trò tương ứng của họ. Có thể là QA hoặc test lead, đặt ra kỳ vọng và giải thích những gì được mong đợi từ họ sẽ cho kết quả chính xác mà không có sự chậm trễ hoặc lỗi không cần thiết.

Một số điểm sau cần được làm rõ cho nhóm

  • Phạm vi của dự án
  • Vai trò và trách nhiệm mong đợi của từng người
  • Các điểm chính cần tập trung
  • Giải thích về chiến lược và kế hoạch

Tất cả những điều ở trên sẽ là động lực chính để các thành viên cùng thực hiện tốt vai trò của mình.

2. Chia sẻ kiến thức

Điều rất quan trọng đối với QA là cần phải hiểu được domain cũng như chức năng của ứng dụng. Điều này giúp cho họ hiểu kiểm tra được kỹ lưỡng ứng dụng. Để làm được điều đó, nên có một buổi chia sẻ kiến thức lành mạnh trong nhóm, nơi mà mọi người có thể học hỏi và phát triển.

QA nên tham gia vào các cuộc thảo luận ngay từ khi bắt đầu dự án. Trong buổi thảo luận nên gồm những nhóm thành viên của dự án như: nhóm phân tích nghiệp vụ, đội phát triển phần mềm, đội thiết kế cơ sở dữ liệu, đội kiểm thử phần mềm, ... QA tham gia sớm vào giai đoạn phát triển phần mềm sẽ giúp họ có kiến thức và hiểu sâu về ứng dụng, từ đó có thể thực hiện tốt vai trò kiểm thử của mình.

Về việc chia sẻ kiến thức nên bao gồm những nội dung sau:

  • Chuẩn bị: Chọn lựa những người có kiến thức, kinh nghiệm và hiểu rõ về ứng dụng để chia sẻ
  • Hiểu khách hàng: Một người kinh doanh hoặc khách hàng có thể truyền đạt kiến thức này cho bạn.
  • Làm quen với ứng dụng: Điều quan trọng là phải hiểu ứng dụng bạn sẽ kiểm thử. Bạn nên được cung cấp tài liệu thích hợp của ứng dụng.
  • Làm quen với các đội, quy trình và hệ thống: Bạn nên nhận thức về mô hình vòng đời phát triển nào được thực hiện trong dự án (Agile hoặc một số khác), các quy trình kiểm thử và kiểm tra các công cụ quản lý nào đang được sử dụng. Lấy ý tưởng cơ bản về tất cả các công cụ và quy trình được sử dụng trong dự án.
  • Nghiên cứu môi trường ứng dụng - Bạn nên truyền đạt kiến thức về những môi trường này.
  • Cung cấp phản hồi: Sau khi kết thúc, bạn nên cung cấp phản hồi về quy trình phát triển phần mềm. Phản hồi này rất quan trọng để cải thiện quy trình trong tương lai.

3. Có kiến thức về lĩnh vực của ứng dụng

Hiểu về lĩnh vực của ứng dụng (ví dụ: Chăm sóc sức khỏe, Bảo hiểm, Giáo dục, Ngân hàng, v.v.) rất quan trọng và sẽ hữu ích cho những người kiểm thử để xác minh chức năng với các quan điểm khác nhau. Người kiểm thử có thể đóng vai trò của khách hàng cuối cùng cũng như một SME.

Việc xây dựng kiến thức về lĩnh vực của ứng dụng cần có thời gian và chỉ trong khoảng thời gian làm việc trong một lĩnh vực cụ thể. Đôi khi, người kiểm thử sẽ có cơ hội thử nghiệm các ứng dụng khác nhau thuộc về cùng một lĩnh vực, vì vậy việc kiểm thử trở nên dễ dàng hơn và có ý nghĩa hơn nếu anh ta có kiến thức về lĩnh vực tổng thể.

4. Chứng chỉ về kĩ thuật và các lĩnh vực

Có một nhóm kiểm thử tài năng chắc chắn là một tài sản lớn cho dự án. Trọng tâm nên tập huấn cho nhóm và giúp họ được chứng nhận trong các lĩnh vực tương ứng họ làm việc bằng cách đề cử các chứng chỉ nội bộ. Ngoài ra còn có rất nhiều chứng chỉ bên ngoài cũng có thể được lựa chọn và giúp đội ngũ được đào tạo và chứng nhận trong các lĩnh vực đó.

Chứng chỉ chắc chắn sẽ cung cấp cho nhóm một sự hỗ trợ đạo đức và trưởng thành để thực hiện các hoạt động kiểm thử với sự tự tin. Các chứng chỉ về các lĩnh vực cũng sẽ tận dụng lợi ích kiến thức trí tuệ có thể được giới thiệu cho các khách hàng tiềm năng cho các cơ hội kinh doanh mới.

Điều quan trọng là đảm bảo các thành viên trong nhóm kiểm thử cùng có sự kết hợp đúng kiến thức về lĩnh vực và kỹ năng kỹ thuật cần thiết để đạt được các mục tiêu kiểm thử chung của nhóm.

5. Tạo nấc thang trong sự nghiệp

Chúng ta không đủ khả năng để tạo ra một nhóm kiểm thử với tập hợp tất cả các kĩ năng nhưng chúng ta có thể cung cấp cho họ cơ hội để tăng lên trong nấc thang sự nghiệp của họ, đó cũng là điều quan trọng đáng kể. Tạo ra các chương trình xây dựng nghề nghiệp cho họ hoặc cử họ tham gia các chương trình có thể định hình nghề nghiệp cho họ và tạo điều kiện cho họ được thăng tiến trong công việc.

Các cuộc họp nhóm có thể được sử dụng hiệu quả để thảo luận về vai trò và trách nhiệm của họ cho vai trò cao hơn. Đào tạo họ các kỹ năng khác nhau cần thiết để thực hiện trong vai trò tiếp theo của họ sẽ là điều thuận lợi và cũng hỗ trợ trong cải tiến qui trình. Mỗi người quản lý có trách nhiệm giải thích về các nhiệm vụ dự kiến sẽ được thực hiện khi họ được thăng chức. Điều này sẽ đảm bảo rằng không chỉ là một tập hợp các nguồn lực được thúc đẩy, nhưng một cá nhân sẵn sàng làm việc, có trách nhiệm và có kỹ năng hơn khi được thăng tiến.

6. Xây dựng nhóm năng động & tổ chức các buổi dã ngoại

Chúng ta hoàn toàn có thể tạo nên một nhóm năng động và làm việc nhóm hiệu quả, đáp ứng các mục tiêu chung, hoàn thành các mục tiêu đã hoạch định và đạt được mục tiêu đúng thời hạn. Điều quan trọng là làm cho họ hiểu rằng "Dự án" là mục tiêu chung cho tất cả trong dự án và hoàn thành những gì khách hàng muốn là "Ưu tiên". Để thực hiện điều này, mọi người nên làm việc cùng nhau như một “Đội” để lại mọi khác biệt đằng sau và hoàn thành các nhiệm vụ được lên kế hoạch nên là “Chỉ tiêu” duy nhất. Trong các cuộc họp nhóm hàng tuần, các thành viên trong nhóm sẽ nhận được thông tin về Nhiệm vụ, Ưu tiên trong giai đoạn sắp tới và có một sự hiểu biết chung, rõ ràng và lớn về công việc sẽ được thực hiện.

Các bài tập xây dựng nhóm và các chuyến đi chơi nhóm thực sự cần thiết để đốt cháy sự căng thẳng và nạp năng lượng cho nhóm để làm việc nhiều hơn. Điều này cũng sẽ giúp cho một sự hiểu biết tốt hơn giữa các thành viên trong nhóm bên ngoài dự án hoạt động và trong một môi trường hoàn toàn khác. Một dấu hiệu nhỏ của sự đánh giá cao có thể được công bố trong các cuộc họp nhóm để xác định tài năng và khuyến khích và thúc đẩy người khác thực hiện tốt hơn.

Nguồn: https://www.softwaretestinghelp.com/team-building-in-software-testing/


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí