0

5 mẹo đơn giản để việc kiểm thử của bạn trở lên đơn giản

Tôi không có ý định nghe như một chuyên gia về việc làm cho mọi thứ đơn giản hơn. Nhưng tôi muốn cách tiếp cận của tôi để quản lý các dự án kiểm thử xuất phát từ kinh nghiệm và khi bắt tay vào làm việc thì nó đơn giản nhất có thể.

Về cơ bản, tôi tuân theo một số nguyên tắc nhỏ để giúp tôi tổ chức công việc của nhóm của mình. Dưới đây là 5 mẹ đơn giản của tôi để giúp bạn giữ cho việc kiểm thử của mình trở nên đơn giản:

Chia nhỏ và chinh phục

Hầu như không có nhiệm vụ nào thực sự phức tạp, miễn là bạn sẵn sàng tìm cách phân chia những nhiệm vụ đó thành các nhiệm vụ nhỏ hơn và đơn giản hơn.

Nhiều lần tôi gặp những người quản lý nhóm QA, họ giải thích cho tôi cách họ quản lý công việc bằng cách sử dụng rất nhiều sheet excel. Khi tôi hỏi tại sao họ làm việc theo cách này, họ giải thích với tôi rằng họ bắt đầu với những tài liệu nhỏ và sau đó nó cứ dài dần theo thời gian…

Một trong những lời khuyên đầu tiên mà tôi dành cho những nhà quản lý là hãy phân chia và chinh phục. Bằng cách chia nhỏ quy trình kiểm thử rất dài và phức tạp thành các trường hợp kiểm thử module nhỏ hơn và nhỏ hơn, nhờ đó mà sẽ có tính linh hoạt và đạt được phạm vi bao phủ chính xác hơn.

Lời khuyên này không chỉ tốt đối với khối lượng test case nhiều. Nếu bạn xem xét tất cả những nhiệm vụ kiểm thử nào và chia nó thành các nhiệm vụ kiểm thử nhỏ hơn thì bạn sẽ quản lý nhóm của mình hiệu quả hơn.

Hãy để tôi đưa ra một ví dụ đặc biệt khó mà moi người luôn sử dụng để giải thích tại sao một số nhiệm vụ không thể chạy dưới dạng hoạt động module - Kiểm thử chịu tải.

Nếu thay vì lên lịch cho tất cả các hoạt động kiểm thử chịu tải vào cuối cùng của kế hoạch kiểm thử (dựa trên tiền đề rằng bạn chỉ nên kiểm thử khi bạn đã hoàn thành test hiệu suất của hệ thống và thời gian phản hồi), bạn lập kế hoạch chia nhỏ các phiên kiểm tra và tập trung hơn vào các component cụ thể trong quá trình phát triển, bạn sẽ có thể tìm thấy các vấn đề nhanh hơn và không cần phải chạy lại các tình huống chịu tải phức tạp và thậm chí cả các hoạt động phân tích phức tạp hơn để tìm ra điểm nghẽn thực tế.

Kinh nghiệm của tôi cho thấy rằng bằng cách chạy tập trung các phiên tải, bạn sẽ dành ít thời gian hơn để kiểm tra tổng thể và đạt được kết quả tốt hơn so với làm việc dựa trên kịch bản truyền thống - khi tất cả đã sẵn sàng.

Điều tương tự cũng xảy ra với bất kỳ hoạt động kiểm thử nào, hãy chia các hoạt động kiểm thử phức tạp của bạn thành các task nhỏ hơn và cố gắng chạy chúng càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp bạn tìm ra các vấn đề nhanh chóng và giúp các nhà phát triển của bạn giải quyết chúng nhanh hơn.

Luôn luôn để ý đến những nhiệm vụ quan trọng

Quản lý bất kỳ tổ chức dịch vụ nào cũng luôn xoay quanh các nhiệm vụ. Bạn có nhiều việc cần phải hoàn thành mà nguồn nhân lực thì giới hạn. Cho dù bạn có cố gắng bao nhiêu đi chăng nữa, bạn sẽ không thể làm tất cả mọi thứ, đặc biệt là không thể làm nó cùng một lúc và không bao giờ đạt được mức độ bao phủ/kỹ lưỡng/chú ý mà bạn dự định như ban đầu.

Một khi bạn đã hiểu điều này, mọi thứ sẽ trở nên đơn giản hơn khi vào bất kì thời điểm nào bạn chỉ có thể tập trung sự chú ý của mình vào một số nhiệm vụ. Vì vậy, tốt hơn hết là bạn nên xác định rõ đâu là nhiệm vụ quan trọng mà bạn muốn tập trung và đảm bảo rằng tất cả nhóm của bạn đều cùng đang tập trung vào nó.

Một ý tưởng thực tế là đảm bảo rằng trong cuộc họp nhóm QA hàng tuần của bạn, bạn hãy viết ra những nhiệm vụ quan trọng hoặc những mục tiêu cần đạt được. Hãy để nhóm của bạn có cơ hội nhận xét về những nhiệm vụ này (hoặc đề xuất bất cứ những nhiệm vụ nào mà họ nghĩ là quan trọng) và đảm bảo rằng bạn không bỏ lỡ điều gì quan trọng mà họ biết và bạn thì không. Và để danh sách này ở nơi mà mọi người có thể nhìn thấy nó.

Bạn thậm chí có thể bắt đầu công việc của mỗi tuần bằng cách xem qua danh sách từ tuần trước và cập nhật các hoạt động đã xảy ra xung quanh các nhiệm vụ này.

Cũng giống như việc “tung hứng bóng”, một phần quan trọng của nó là nhận ra rằng bạn sẽ không thể giữ tất cả các quả bóng trong không khí. Lúc này hay lúc khác, bạn sẽ đạt đến giới hạn của mình và một số quả bóng khác sẽ bị nảy ra,... Đó là một thực tế của cuộc sống và của việc quản lý kiểm thử.

Phân loại nhiệm vụ dựa trên “Tầm quan trọng, độ phức tạp và ngày bắt đầu gần nhất”

Liên quan trực tiếp đến quan điểm phía trên, đó là chúng ta cần thiết phải phân loại và ưu tiên các nhiệm vụ của mình. Đây là cách tốt nhất để biết điều gì là quan trọng và những nhiệm vụ nào sẽ được thực hiện.

Qua quá trình làm việc, dựa trên kinh nghiệm của bản thân. Tôi biết sử dụng một phương pháp đơn giản trong đó mỗi nhiệm vụ của tôi (tôi đang muốn nói đến các task kiểm thử nhỏ không phải các task lớn của người quản lý) có 3 yếu tố riêng lẻ và không liên quan đến nhau: Tầm quan trọng: Tầm quan trọng của doanh nghiệp hoặc ưu tiên mà công ty của bạn dành cho nhiệm vụ này là gì? Sẽ rất rủi ro nếu bạn không chạy kiểm thử này? Hãy đánh giá nó theo tiêu chí Thấp/Trung bình/Cao Độ phức tạp của kiểm thử: Mức độ phức tạp của kiểm thử sẽ được chạy là gì? Kiểm thử này có thể được thực hiện bởi bất kỳ Tester nào hay chỉ được thực hiện bởi người kiểm thử có kinh nghiệm. Ngày bắt đầu kiểm thử gần nhất: Yếu tố này sẽ phản ánh thời điểm gần nhất bạn có thể chạy kiểm thử và nó vẫn sẽ phù hợp với dự án của bạn. 3 yếu tố này sẽ cung cấp cho bạn một chỉ số tính toán hoặc bất kỳ cách nào để giúp bạn sắp xếp và lọc công việc tồn đọng của mình và đảm bảo rằng bạn luôn biết phải tập trung vào việc gì tại thời điểm nào.

Học cách nói “Không”

Ôi, đây là một task khó! Có lẽ là khó nhất trong danh sách. Bạn cần phải học cách nói Không, và cả khi nào nên thông báo cho khách hàng của bạn rằng bạn không thể làm điều gì đó mà trước đây bạn đã nói rằng sẽ làm.

Như tôi đã nói ở trước, thực tế của các dự án phần mềm là chúng luôn thay đổi. Và vì vậy bạn sẽ cần phải linh hoạt và cũng cần phải thông báo cho khách hàng biết rằng đây là thực tế của trò chơi.

Phép toán rất đơn giản: Nếu bạn kéo chăn ở một bên giường thì ai đó sẽ bị bỏ rơi ở bên kia…

Ngừng cam kết với những nhiệm vụ mà bạn biết trước rằng là bạn không thể thực hiện được. Thông tin kịp thời là chìa khóa để đưa ra quyết định chính xác và thỏa hiệp.

Cung cấp đầy đủ thông tin về công việc của bạn

Đi đôi với ưu tiên và nói KHÔNG đi kèm với việc cung cấp đầy đủ thông tin về công việc, nhiệm vụ của bạn, cũng như mức độ ưu tiên và những thay đổi ảnh hưởng đến công việc của bạn.

Bằng cách làm việc hoàn toàn minh bạch với khách hàng và đồng nghiệp, bạn sẽ cho thấy công việc của mình thực sự chuyên nghiệp như thế nào. Bạn cũng sẽ yêu cầu họ cung cấp các thông tin, kế hoạch của dự án để giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn cho nhóm của mình và cho sự thành công của dự án và công ty của bạn

Nguồn: https://qablog.practitest.com/5-simple-tips-to-keep-testing-simple/


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí