7 kỹ năng kiểm thử phần mềm hiệu quả bạn cần biết
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 4 năm
Học nhiều kỹ năng kiểm thử phần mềm không khó như bạn nghĩ. Hôm nay chúng tôi tổng hợp danh sách 7 kỹ năng cần thiết nhất để giúp bạn cải thiện bản thân và đạt được hiệu quả trong công việc hoặc có thể tiến xa hơn trong sự nghiệp của bạn. 7 kỹ năng này sẽ được chia thành 2 loại: Kỹ năng về kỹ thuật và kỹ năng mềm, những kỹ năng mà nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm ở các ứng viên tiềm năng của họ. Lưu ý rằng trong phần mô tả công việc khi tuyển dụng kiểm thử phần mềm thường bao gồm ưu tiên bằng cấp và kinh nghiệm làm việc, thành thạo cơ sở dữ liệu và các kỹ năng về kỹ thuật khác. Kỹ năng mềm thường xuất hiện ở cuối hoặc dưới mục kỹ năng bổ sung.
Kỹ năng về kỹ thuật
Vòng đời phát triển hệ thống
Vòng đời phát triển hệ thống (SDLC) mô tả các giai đoạn để phát triển phần mềm với chất lượng tốt nhất và thiết kế tối ưu hoá, từ nghiên cứu khả thi ban đầu đến bảo trì ứng dụng đã hoàn thiện. Nó xác định tất cả các nhiệm vụ liên quan đến việc lập kế hoạch, tạo, thử nghiệm và triển khai một sản phẩm phần mềm (hoặc có thể là phần cứng). Người kiểm thử phần mềm cần biết SDLC. Nó không chỉ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về quy trình phát triển phần mềm mà còn giúp dự đoán những phức tạp thường gặp, có thể dẫn đến thời gian khó khăn trong quá trình kiểm thử. Scrum, Agile,... là một số công nghệ phổ biến nhất mà các công ty sử dụng. Bằng cách học hỏi chúng, bạn có thể thực hiện tốt hơn trong công việc của mình.
Quá trình kiểm thử
Quá trình kiểm thử phần mềm liên quan đến việc đánh giá phần mềm để xác định lỗi. Quá trình này sẽ được thực hiện trước khi phần mềm chạy để đảm bảo mọi lỗi có thể được khắc phục kịp thời. Hai cách để tiến hành quá trình kiểm thử phần mềm là kiểm thử thủ công và kiểm thử tự động. Tuy nhiên, nó phụ thuộc vào yêu cầu của dự án, ngân sách và chuyên môn của nhóm kiểm thử.
- Kiểm thử thủ công: Trong quá trình này, người kiểm thử sử dụng phần mềm giống như người dùng cuối sẽ sử dụng và tìm ra lỗi. Trách nhiệm của họ là chỉ thực hiện tất cả các trường hợp kiểm thử theo cách thủ công mà không làm việc với các công cụ kiểm thử tự động.
- Kiểm thử tự động: Cái tên nói lên tất cả. Bạn sẽ sử dụng một công cụ kiểm thử tự động để thực hiện quá trình kiểm thử. Điều này giúp làm giảm thời gian kiểm thử thủ công và thời gian của toàn bộ quá trình kiểm thử phần mềm. Ngoài ra, kiểm thử tự động rất hữu ích để nâng cao hiệu quả và hiệu lực của quá trình kiểm thử. Không dễ để hiểu quá trình kiểm thử phần mềm nếu bạn là người mới vào nghề. Do đó, lời khuyên tốt nhất là bạn nên tham gia khoá học kiểm thử phần mềm sớm và tìm một người hướng dẫn cho mình.
Công cụ và công nghệ kiểm thử
Người kiểm thử phần mềm phải có kiến thức về các công cụ và công nghệ kiểm thử. Nếu không có điều đó, bạn khó có thể hoàn thành công việc, đặc biệt nếu trước đó bạn đã từng làm một công việc khác. Ngày nay, có rất nhiều công cụ kiểm thử phần mềm có sẵn. Bạn không cần phải biết tất cả nhưng nên biết những công cụ được sử dụng rộng rãi nhất:
- Các công cụ kiểm thử tự động như: Selenium, Watir và Ranorex sử dụng để kiểm tra các chức năng của phần mềm, giúp thực hiện kiểm thử trong thời gian ngắn một cách hiệu quả.
- Các công cụ kiểm tra nhanh như JIRA và SoapUI. Bạn cần biết chúng nếu bạn làm việc cho một công ty áp dụng quy trình phát triển Scrum.
- Các công cụ kiểm thử chịu tải như Apache Jmeter và Tsung được sử dụng để thực hiện kiểm thử Stress test
- Các công cụ quản lý kiểm thử như Zephyr, QMetry và TestRail. Bạn sử dụng để quản lý các dự án của mình, nguồn nhân lực kiểm thử, kết quả kiểm thử và tạo báo cáo. Bên cạnh các công cụ kiểm thử, bạn cũng cần hiểu rõ các công nghệ và cập nhật các xu hướng công nghệ mới nhất, đang nổi lên. Bằng cách đó, bạn nhận thức được những thách thức sắp tới và nhanh chóng thích ứng với những thay đổi. Dưới đây là một số cách để theo kịp công nghệ:
- Theo dõi các blog về công nghệ, trang web tin tức về công nghệ hoặc ấn phẩm CNTT. Tìm kiếm các xu hướng công nghệ trên Google sẽ giúp bạn có một khởi đầu thuận lợi.
- Theo dõi các nhà lãnh đạo trong ngành trên các nền tảng xã hội như LinkedIn và Twitter.
- Tham gia các cộng đồng công nghệ… những cộng đồng đó cũng cung cấp các cuộc thảo luận nhóm mà bạn có thể tham gia để học hỏi và chia sẻ ý tưởng.
Tài liệu
Là một người kiểm thử phần mềm, công việc của bạn là ngồi hàng giờ để phân tích phần mềm và tìm lỗi. Sau khi làm điều đó, bạn sẽ tạo báo cáo và tài liệu với các bên liên quan để trình bày những gì bạn đã tìm thấy và suy nghĩ của bạn về các chức năng phần mềm. Đó là lý do tại sao kỹ năng lập tài liệu và báo cáo tốt sẽ có lợi cho bạn rất nhiều. Không ai quan tâm đến việc bạn đã chạy bao nhiêu trường hợp kiểm thử trong một ngày. Điều họ thực sự muốn biết là kết quả cuối cùng. Báo cáo của bạn phải được tổng hợp và ngắn gọn nhất có thể.
Kỹ năng mềm
Đọc qua mô tả công việc dành cho kiểm thử phần mềm và bạn sẽ thấy một danh sách dài các yêu cầu về kỹ thuật và kinh nghiệm mong muốn. Có vẻ kĩ năng mềm sẽ bị thu hẹp ngắn lại, nhưng chúng cũng quan trọng không kém. Thời điểm bạn tham gia phỏng vấn, bạn sẽ được đánh giá về cả kĩ năng mềm, cho dù bạn đang ứng tuyển vào vị trí trưởng nhóm kiểm thử phần mềm thủ công hay kiểm thử tự động. Phần tiếp theo của bài viết này sẽ hướng dẫn bạn các kỹ năng mềm cần thiết cho một người kiểm thử phần mềm.
Giao tiếp
Người kiểm thử phải giao tiếp với các thành viên trong nhóm, nhà phát triển và các bên liên quan khác. Các dự án khác nhau có nghĩa là những người khác nhau với các kiểu tính cách, quan điểm và yêu cầu khác nhau. Bất kể họ là ai, bạn cần có kỹ năng giao tiếp tuyệt vời và kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân để thể hiện quan điểm của mình một cách hiệu quả và xử lý các tình huống khó khăn. Hãy ghi nhớ những kỹ năng giao tiếp sau:
- Kỹ năng đặt câu hỏi: Đặt câu hỏi đúng và biết khi nào nên nêu câu hỏi hoặc khi nào nên giữ im lặng. Khi nghi ngờ, hãy luôn hỏi.
- Kỹ năng lắng nghe: Lắng nghe tích cực để khám phá các tình huống mà bạn có thể bỏ lỡ. Luôn có chỗ để cải thiện.
- Kỹ năng thuyết phục: Phát triển chúng để trình bày rõ ràng những khiếm khuyết với khách hàng và nhà phát triển phần mềm. Đảm bảo các lỗi sẽ được phát hiện và sửa chữa kịp thời để giảm thiểu rủi ro.
Tư duy phản biện
Tư duy phản biện giúp bạn cải thiện tư duy của mình trong quá trình đánh giá ý tưởng và quyết định những gì cần kiểm tra. Trong bất kỳ hoạt động kiểm thử nào, hãy tự hỏi mình câu hỏi nào để thúc đẩy chiến lược đánh giá của bạn: Bạn có đang kiểm thử trong phạm vi không? Bạn không kiểm thử cái gì? Bạn cần tập trung hơn vào điều gì?
Sự khác biệt giữa người kiểm thử bình thường và người kiểm thử giỏi là cách họ nghĩ: Tại sao bạn chọn chiến lược kiểm thử đó? Làm thế nào để bạn giải thích suy nghĩ của bạn một cách rõ ràng và ngắn gọn? Nếu bạn muốn trở thành một người kiểm thử xuất sắc, hãy học cách suy nghĩ về mọi vấn đề.
Kỹ năng tổ chức
Là một người kiểm thử, bạn phải thuyết phục người khác rằng có một lỗi trong code, theo dõi ứng dụng và xác định các vấn đề đang gặp phải.Mặc dù bạn đã lập một kế hoạch làm việc tổng thể và cố gắng quản lý thời gian của mình một cách hiệu quả, nhưng mỗi ngày đều mang đến những thách thức mới. Các vấn đề trong quá trình phát triển, lỗi mới hoặc code mới từ nhóm phát triển, một ngày của bạn có thể không diễn ra theo cách bạn mong đợi.
Với những điều đó, bạn nên trau dồi kỹ năng tổ chức của mình. Học cách sắp xếp thứ tự ưu tiên cho nhiệm vụ của bạn, nói không với những gì không quan trọng và kiểm soát cảm xúc của bạn. Bạn cũng nên đánh giá từng nhu cầu mới liên quan đến tính cấp thiết, tác động doanh thu và các yếu tố chính khác.
Luôn có kế hoạch, tổ chức hợp lý có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian trong suốt vòng đời của một dự án. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều sách về chủ đề này. Nếu bạn đang gặp khó khăn, hãy chọn một cái.
Kết luận Bây giờ, bạn đã học được 7 kỹ năng cần thiết của người kiểm thử phần mềm để có thể thúc đẩy sự nghiệp của bạn. Hãy nhớ rằng kiểm thử phần mềm không chỉ là đảm bảo phần mềm hoạt động mà hãy làm cho nó vượt trội. Cải thiện kỹ năng và không ngừng học hỏi sẽ giúp bạn đóng góp vào chất lượng của sản phẩm, kiếm được mức lương cao hơn và vươn lên cấp quản lý.
Nguồn: https://www.designveloper.com/blog/effective-software-tester-skills/
All rights reserved