Lăng xăng về nghề QA - kiểm thử phần mềm.
This post hasn't been updated for 7 years
Trước khi viết bài thì tôi xin giải thích luôn là tôi chưa có ý định muốn chuyển sang học hỏi nghề kiểm thử phần mềm đâu. Chỉ là xoay quanh mình có nhiều công việc nhiều chức vụ, ít ra mình cũng nên tìm hiểu xem đồng nghiệp mình làm công việc gì thôi. Nghĩ đến đây là tôi lập tức nghĩ đến nghề QA (Quality Assurance), thế là tôi search What is fundamental test process in software testing? và dưới đây là bài dịch về quy trình kiểm thử cơ bản trong kiểm thử phần mềm hay còn được cho là kiến thức cơ bản của người mới vào nghề. Mong là các bạn sẽ có ấn tượng tốt về nghề QA sau khi đọc bài dịch của tôi.
Quy trình kiểm thử cơ bản trong kiểm thử phần mềm là gì
Kiểm thử là một quy trình chứ không phải là một hoạt động đơn lẻ. Quy trình này bắt đầu từ việc lên kếy hoạch kiểm thử sau đó thiết kế các trường hợp kiểm thử, chuẩn bị cho việc thực hiện và đánh giá trạng thái cho đến khi kết thúc kiểm thử. Vì vậy, chúng ta có thể phân chia các hoạt động trong quy trình kiểm thử cơ bản thành các bước cơ bản sau:
- Lên kế hoạch và kiếm soát
- Phân tích và thiết kế
- Thực thi và thực hiện
- Đánh giá tiêu chuẩn và báo cáo
- Các hoạt động kết thúc kiểm thử
1) Lên kế hoạch và kiểm soát
Kế hoạch kiểm thử có những nhiệm vụ chính sau: Để xác định phạm vi và rủi ro và xác định mục tiêu kiểm thử. Để xác định cách tiếp cận kiểm thử. Để thực thi chính sách kiểm thử và / hoặc chiến lược kiểm thử. (Chiến lược kiểm thử là một phác thảo mô tả một phần kiểm thử của quy trình phát triển phần mềm. Nó được tạo ra để thông báo cho PM, các kiểm thử viên và các nhà phát triển về một số vấn đề chính của quy trình kiểm thử. Nó bao gồm các mục tiêu kiểm thử, phương pháp kiểm thử, tổng thời gian và các nguồn nhân lực cần thiết cho dự án và môi trường kiểm thử). Để xác định các tài nguyên kiểm thử cần thiết như con người, môi trường kiểm thử, máy tính, … Để lập kế hoạch phân tích kiểm thử và các nhiệm vụ thiết kế, thực thi kiểm thử, thực hiện và đánh giá. Để xác định tiêu chí chuẩn chúng ta cần phải đặt các tiêu chí như tiêu chí bao phủ. (Tiêu chí bao phủ là tỷ lệ phần trăm của các báo cáo trong phần mềm được thực hiện trong suốt quy trình thử nghiệm) Điều này sẽ giúp chúng ta theo dõi liệu chúng ta có đang thực các hoạt động kiểm thử chính xác hay không. Chúng sẽ cho chúng ta biết các nhiệm vụ và kiểm thử nào chúng ta cần phải hoàn thành cho một mức độ kiểm thử cụ thể trước khi có thể nói rằng kiểm thử đã kết thúc.)
Kiểm soát thử nghiệm có những nhiệm vụ chính sau đây: Để đo lường và phân tích kết quả của đánh giá và kiểm thử. Để theo dõi và lập tài liệu tiến độ, kiểm thử phạm vi và tiêu chí chuẩn. Để cung cấp thông tin về kiểm thử. Để mở đầu các hành động khắc phục. Để đưa ra quyết định.
2) Phân tích và thiết kế
Phân tích kiểm thử và thiết kế kiểm thử có các nhiệm vụ chính sau: Để xem lại cơ sở kiểm thử. (Cơ sở kiểm thử là thông tin chúng ta cần để bắt đầu phân tích kiểm thử và tự tạo ra các trường hợp kiểm thử cho riêng mình. Về cơ bản, nó là tài liệu mà các trường hợp kiểm thử được dựa trên nó, như những yêu cầu, thiết kế chi tiết, phân tích rủi ro sản phẩm, kiến trúc và giao diện. Có thể sử dụng các tài liệu cơ sở kiểm thử để hiểu hệ thống cần làm gì khi được xây dựng.) Để xác định các điều kiện kiểm thử. Để thiết kế các kiểm thử. Để đánh giá khả năng kiểm thử của các yêu cầu và hệ thống. Để thiết kế môi trường kiểm thử thiết lập và xác định, yêu cầu cơ sở hạ tầng và các công cụ.
3) Thực thi và thực hiện
Trong quá trình thực thi và thực hiện kiểm thử, chúng ta đưa các điều kiện kiểm thử vào trong các trường hợp, các thủ tục kiểm thử và các phần mềm kiểm thử khác như các kịch bản cho tự động hóa, môi trường kiểm thử và các cơ sở kiểm thử khác. (Các trường hợp kiểm thử là một tập hợp các điều kiện theo đó kiểm thử viên sẽ xác định xem một ứng dụng có đang hoạt động chính xác hay không). Thực thi kiểm thử có nhiệm vụ chính sau đây: Để phát triển và ưu tiên các trường hợp kiểm thử của chúng ta bằng cách sử dụng các kỹ thuật và tạo ra các dữ liệu kiểm thử cho các thử nghiệm đó. (Để kiểm tra một ứng dụng phần mềm, bạn cần phải nhập một vài dữ liệu để kiểm tra hầu hết các tính năng. Bất kỳ dữ liệu được xác định cụ thể nào được sử dụng trong các thử nghiệm đều được gọi là dữ liệu kiểm thử.) Chúng ta cũng viết một số hướng dẫn để thực hiện các kiểm thử được gọi là thủ tục kiểm thử. Chúng ta cũng cần phải tự động hóa một số kiểm thử bằng cách sử dụng kiểm thử khai thác và các kịch bản kiểm thử tự động. Để tạo các bộ kiểm thử từ các trường hợp kiểm thử để thực hiện kiểm thử hiệu quả. (Bộ kiểm thử là một tập các trường hợp kiểm thử được sử dụng để kiểm thử một phần mềm. Một bộ kiểm thử thường có các hướng dẫn chi tiết và thông tin cho mỗi tập các trường hợp kiểm thử trên cấu hình hệ thống sẽ được sử dụng trong quá trình kiểm thử. Các bộ kiểm thử được sử dụng để nhóm các trường hợp kiểm thử tương tự với nhau.) Để thực thi và xác minh môi trường.
Thực hiện kiểm thử có nhiệm vụ chính sau đây: Để thực hiện các bộ kiểm thử và các trường hợp kiểm thử riêng lẻ theo các quy trình kiểm thử. Để thực hiện lại các kiểm thử mà trước đó không thành công để xác nhận một sửa lỗi. Đây được gọi là kiểm thử xác nhận hoặc kiểm thử lại. Để ghi lại kết quả thực hiện kiểm thử và ghi lại tình trạng và phiên bản của phần mềm theo các kiểm thử. Nhật ký kiểm thử được sử dụng cho thử nghiệm kiểm toán. (Các trường hợp kiểm thử mà chúng ta thực hiện, theo thứ tự thực hiện, những người thực hiện các trường hợp kiểm thử và trạng thái của các trường hợp kiểm thử (fail / pass). Những mô tả này được ghi lại và được gọi là bản ghi kiểm thử.) Để so sánh kết quả thực tế với kết quả mong đợi. Trường hợp có sự khác biệt giữa kết quả thực tế và kết quả mong đợi, nó sẽ được báo cáo những khác biệt này như là những sự cố.
4) Đánh giá tiêu chuẩn và báo cáo
Dựa trên mức độ rủi ro của dự án, chúng ta sẽ đưa ra tiêu chí cho mỗi mức độ kiểm thử mà chúng ta định nghĩa là "kiểm thử đủ". Các tiêu chí này khác nhau từ dự án này sang dự án khác và được gọi là các tiêu chí chuẩn:
- Các trường hợp kiểm thử tối đa được thực hiện với tỷ lệ thành công nhất định.
- Tỷ lệ lỗi giảm xuống dưới mức nhất định.
- Khi đạt được đúng thời hạn.
Đánh giá tiêu chí chuẩn có những nhiệm vụ chính sau: Để kiểm tra các thử nghiệm đối với các tiêu chí chuẩn được chỉ định trong kế hoạch kiểm thử. Để đánh giá liệu có cần kiểm thử nhiều hơn hay nếu các tiêu chí chuẩn được chỉ định phải được thay đổi. Để viết báo cáo tóm tắt kiểm thử cho các bên liên quan.
5) Các hoạt động kết thúc kiểm thử
Các hoạt động kết thúc kiểm thử được thực hiện khi phần mềm được giao. Kiểm thử có thể được kết vì những lý do khác nhau như:
Khi tất cả các thông tin đã được thu thập mà cần thiết cho kiểm thử. Khi dự án bị hủy. Khi một số mục tiêu đạt được. Khi một phiên bản bảo trì hoặc cập nhật được thực hiện. Các hoạt động kết thúc thử nghiệm có những nhiệm vụ chính sau: Để kiểm tra các kế hoạch bàn giao được phân phối và để đảm bảo rằng tất cả các báo cáo sự cố đã được giải quyết hoàn toàn. Để hoàn thiện và lưu trữ phần mềm kiểm thử như các kịch bản, các môi trường kiểm thử, … để sử dụng lại sau này. Để bàn giao phần mềm kiểm thử cho bộ phận bảo trì. Họ sẽ hỗ trợ cho phần mềm. Để đánh giá việc kiểm thử như thế nào và rút ra bài học cho những lần xuất bản trong tương lai và các dự án.
Cảm ơn các bạn đã đọc đến cuối bài dịch. Các bạn có ấn tượng như thế nào về những khái niệm cơ bản trên ? Cá nhân tôi thì thấy nghề nào cũng vậy, để mà viết ra giấy định nghĩa, quy trình rồi quá trình thì bao nhiêu trang giấy cho đủ. Quan trọng nhất là bản thân mình làm chủ được công việc của mình nhỉ. Xin hết !
All Rights Reserved