Các bác cho mình hỏi làm sao yêu cầu 1 contract transfer token qua một địa chỉ contract khác
bạn follow theo bài viết này nhé
LÀM SAO LẤY DỮ LIỆU TỪ WEBSITE CÓ SỬ DỤNG AJAX BẰNG NODEJS
với Nodejs thì bạn tham khảo thử thằng này nhé https://github.com/puppeteer/puppeteer
Kiểm tra tất cả giá trị trong arr1 có tồn tại trong arr2 hay không
bạn thử như này xem
arr1.every(e => arr2.includes(e.id))
Hỏi về cách xóa tin nhắn từ database của firebase
e lên console xóa trực tiếp thôi
- vào https://console.firebase.google.com/u/0/
- chọn project
- chọn database
- chọn db mà e đang dùng, vào & xóa cái gì cần xóa thôi
HỎI VỀ CÁCH XÂY DỰNG 1 TRANG WEB CHO NGƯỜI DÙNG ĐĂNG NHẬP BẰNG GOOGLE
dùng google firebase cho tiện e nhé
https://firebase.google.com/docs/auth/web/google-signin
nếu muốn đỡ tiện, code bằng tay thì dùng passport.js nhé
Vuejs: vấn đề bất đồng bộ
khi e khai báo async getReports()
thì kết quả trả về là một promise
, nên khi e gọi this.getReports();
trong created
thì nó vẫn chỉ là một promise
thôi chứ chưa trả về kết quả.
e thử thay như này xem chạy được ko ?
async created() {
await this.getReports();
console.log(this.subjects)
},
Xin góp ý cách xử lý dữ liệu từ 2 mảng
thay vì chỉ trả về một mảng chỉ các phần tử có tồn tại thì bạn trả về kết quả của tất cả 100 phần tử, cái nào ko có thì kết quả là null
thôi, đỡ phải check.
Có bạn nào nhận viết Chrome extention không ạ?
có hai bạn này giỏi lắm, bạn pm thử xem @thangtd90 @euclid
MongoDB mất hết data, có cách nào cứu không các bác?
ngày xưa mình thấy trong phim có cách này, ko biết bạn đã thử chưa ?
Lỗi khi kết nối tới webservice liên tục
Một vài note:
- bạn bị chặn để người ta phòng tránh bị DDOS.
- scraping dữ liệu vốn là một môn công phu thuộc trường phái 'black art', nên không có phương án nào cho tất cả, tuỳ vào bài toán & cấu trúc dữ liệu mà bạn sẽ cần thiết lập phương án khác nhau.
Trong trường hợp của bạn thì có thể là API giới hạn 100 lần gọi API/h, có 2 thứ bạn có thể thử:
- sử dụng proxy, các thư viện scraping hiện đại đều cung cấp middleware kiểu này, ví dụ scrapy
- viết cronjob 1h chạy 1 lần
em làm về recommender, user-based. lỗi vậy mình sữa lại như thế nào ạ
trong getScore chưa làm gì bạn đã return
rồi thì biến data_use chưa được tạo ra,
nên dòng lệnh 46 ko tồn tại biến data_use -> xảy ra lỗi.
bạn có thể đổi return xuống dưới cùng, hoặc define data_use sao cho hợp lý.
Hỏi về thuật toán so sánh 2 tấm ảnh trả về phần trăm.
Có rất nhiều phương án để bạn có thể lựa chọn, tùy vào mục đích và công sức bỏ ra:
- một cách trực diện và cơ bản nhất, bạn có thể so sánh pixel-by-pixel hai tấm ảnh với nhau. Về cơ bản một tấm ảnh cũng chỉ là các điểm ảnh, mỗi điểm ảnh là một mảng màu RGB [0-255, 0-255, 0-255] mà thôi. Giống bao nhiêu thì quy ra % từng đó.
- nâng cao thêm chút thì bạn có thể điều chỉnh tăng-giảm các yếu tố RBG trong trường hợp 2 ảnh không cùng độ sáng, hoặc convert về gray-scale để so sánh, hoặc dịch chuyển toàn bộ pixel của một bức ảnh lên trên - xuống dưới - qua trái - qua phải trong trường hợp 2 ảnh lệch nhau về góc nhìn.
- nâng cao thêm chút nữa thì bạn có thể dùng các mô hình deep learning để đánh giá độ giống nhau giữa các hình ảnh, ví dụ https://medium.com/@akarshzingade/image-similarity-using-deep-ranking-c1bd83855978
keyword: image diff, image similarity, image similarity deep learning, image similarity metrics
cần giúp.mình đang thử Xây dựng Recommender System đơn giản với Python mà bị lỗi như vậy, mọi người ai biết chỉ giúp mình với
Bạn đang sai ở đoạn cosine(data.ix[:, i], data.ix[:, j])
Hàm cosine nhận đầu vào là mảng dạng số. Mảng của bạn hiện tại là dạng string nên xảy ra lỗi. Giải quyết bằng cách convert data sang dạng số trước khi tính toán cosine.
Để convert data trước khi đưa vào tính toán, bạn có thể tham khảo bài viết này: https://viblo.asia/p/ap-dung-machine-learning-xay-dung-ung-dung-chatbot-cua-rieng-ban-3P0lPk38Zox
Xamarin hay React Native
Mấy thư viện cross platform như Xamarin hay React Native thì nó chỉ phục vụ cho việc phát triển sản phẩm nhanh chóng hơn mà thôi, đổi lại hiệu năng và một vài chức năng chỉ có trên một trong hai hệ điều hành sẽ khó custom & fix bug.
Còn nếu nói về ưu nhược điểm & cơ hội của 2 cái trên thì:
- Xamarin: C#, ko quá phổ biến. Nếu quen có thể ko chỉ làm Android/iOS mà còn có thể làm game với Unity. Cơ hội việc làm thì ko nhiều lắm, vì các dự án mobile hiện tại ít dùng Xamarin.
- React Native: JS, phổ biến. Nếu quen có thể làm thêm web & rất nhiều thứ nữa. Cơ hội việc làm rất nhiều. Nhược điểm: JS quá rộng, thường xuyên thay đổi.
e là sv thì định hướng sẽ còn thay đổi khá nhiều, nên tốt nhất học cái gì có thể ứng dụng được ở nhiều chỗ, dễ chuyển hướng sang mảng khác. React & JS sẽ là lựa chọn tốt hơn. Còn nếu học mobile thì tốt nhất là nên học Native (Java-Kotlin với Android & Swift với iOS) để hiểu cách hoạt động & sâu hơn về mobile.
Cho mình hỏi về tạo hiệu ứng khi chuyển scene.
https://www.youtube.com/watch?v=JaLSfoX1Rz4
https://github.com/prime31/TransitionKit
package khá cũ, tuy nhiên có thể là thứ bạn cần
{ } và [ ] trong json có gì khác, cách sử dụng ra sao?
{} là dạng object (giống như dictionary) , lưu trữ các data dạng key-value như { "fname": "Xuan Dat", "age": "18", "Email": "xuandat@gmail.com" }
[] là dạng array, lưu trữ các data dạng value như ["Xuan Dat", "Xuan Dung", "Xuan Dieu"]
Xin hỏi Tên phương pháp, cách thức của dòng code này (Xem hình sẽ rõ hơn)
Đây là Attribute trong C#, dùng để thêm thông tin cho đối tượng. Bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây
Giải quyết bài toán quy hoạch động.
bạn có thể sử dụng quy hoạch động như sau:
- Sử dụng một mảng
counts[0..sum(arr)+1]
, trong đó counts[i] là số cách phân tích số i ra tổng của các số trong list - đặt counts[0] = 1, các phẩn tử khác là 0
- duyệt qua một lượt các phần tử trong list, với mỗi arr[i], ta cập nhật lại mảng counts với các phần tử >= arr[i]:
counts[j] = counts[j] + counts[j - arr[i]]
- Kết quả là tổng các phần tử của counts bắt đầu từ 64 trở lên
Sample Code:
arr = [3, 3, 6,6,16,11,11,11,16,4,4,4]
s = sum(arr)
n = len(arr)
counts = [0]*(s+1)
counts[0] = 1
for i in range(n):
for j in range(s, arr[i]-1, -1):
counts[j] += counts[j - arr[i]]
#print counts
print sum(counts[64:])
Độ phức tạp O(sum*n). Nếu yêu cầu bài toán không tính lặp thì sẽ phải xử lý phức tạp hơn chút, và số lượng sẽ giảm đi do lặp các số giống nhau.
Hỏi về khai báo định danh (identifier) trong Python kiểu _a __a hay __a__
Đầu tiên:
Nó có phải gần giống Access Modifier trong Java/C# không ? Không
Về các dấu gạch dưới:
- _something: được sử dụng với mục đích chính là weak "internal use". Nghĩa là khi bạn viết một class C có method _m() thì khi gọi
from A import *
sẽ không import module _m() này vào. Mục đích phụ: để đại diện cho những thứ vứt đi, ví dụ bạn chỉ muốn lấy 2 phần tử đầu và cuối của 1 mảng:head, *_, tail = array
, thì khi này _ sẽ là phần ở giữa, chả dùng để làm gì cả, nên chả cần cái tên nào cả. Ngoài ra còn mục đích nữa là để lưu trữ giá trị cuối cùng trong Python, cái này ít dùng, bạn có thể tự tìm hiểu thêm. - __something: nó đơn thuần là một convention, đại diện cho một attribute của class. Trong class C có __something thì nó sẽ được thay thế bởi _C__something khi chạy bởi trình thông dịch.
- __ something__: python built-in method