0

Vòng đời của bug

I. Thế nào là Bug/Defect? Định nghĩa Wikipedia đơn giản về Bug là: "Một máy tính lỗi, sai sót trong một chương trình máy tính ngăn không cho nó chạy đúng hoặc gây ra kết quả không chính xác. Bugs phát sinh từ sai sót và sai sót do người tạo ra trong mã nguồn của chương trình hoặc thiết kế của nó." Một số định nghĩa khác là: - Đó là điều không mong muốn của một chương trình hoặc của một phần của phần cứng. - Một lỗi trong một chương trình, làm cho chương trình không thực hiện đúng như mong đợi hoặc không lường trước. - Cuối cùng, định nghĩa về lỗi là: Không phù hợp với thông số kĩ thuật. - Nếu bạn muốn phát hiện và giải quyết các bugs sớm trong giai đoạn phát triền, thì việc Test và Develop nên thực hiện đồng thời. II. Vòng đời của bug 1. Log new defect - Khi Tester log bất kì lỗi mới nào thì cần có các trường bắt buộc là: Build version, Submit On, Product, Module, Mức độ, mô tả và cách tái hiện bug. - Ngoài ra, nếu bạn thực hiện cách log bug theo cách thủ công thì bạn có thể thêm một số trường: browsers, hệ điều hành, ảnh màn hình or file đính kèm. 2. The following Bug life cycle Khi log bug thành công, thì bug này sẽ được review bởi development or Test manager. Test manager có quyền set trạng thái của bug, mức độ ưu tiên và assign cho developer tương ứng. - Khi bug được assigned cho Dev, Dev có thể bắt đầu làm việc trên nó. Dev có thể set các trạng thái tương ứng: won’t fix, Couldn’t reproduce, Need more information hoặc ‘Fixed’. - Nếu bug do Dev đặt là ‘Need more info’ or Fixed thì Tester sẽ trả lời cụ thể. Nếu bug đã được giải quyết thì Tester sẽ thực hiện kiểm tra lại lỗi và đặt trạng thái tương ứng là Close hoặc Reopen. 3. Mô tả trạng thái bugs:

  • Đây là những giai đoạn của bug. Các trạng thái có thể khác nhau tùy thuộc vào hệ thống quản lí bug mà bạn đang sử dụng
    1. New: Khi Tester tạo bug mới
    2. Deferred: Nếu lỗi không liên quan đến bản phát triển hiện tại hoặc không thể fix hoặc không nghiêm trọng thì project manager có thể set trạng thái là Deferred
    3. Assigned: Được assigned bởi leader dự án, hoặc assigned cho developer.
    4. Resolved/Fixed: Khi developer thực hiện fixed bug thì sẽ đặt trạng thái là Resolved/Fixed và bug này được thông qua team test kiểm tra.
    5. Reopen: Khi lỗi vẫn còn xuất hiện sau khi đã được fixed thì trạng thái bug sẽ là Reopen và chuyển lại cho developer.
    6. Need more information: Nếu như developer không hiểu rõ được issue thì sẽ chuyển trạng thái thành Need more information và Tester có trách nhiệm phải ghi chi tiết mô tả để dev có thể hiểu được.
    7. Close: Khi bug đã được fixed thì sẽ được chuyển trạng thái thành Close
    8. Rejected/Invalid: Đôi khi, developer hoặc team leader có thể đặt trạng thái là Rejected/Invalid nếu như vấn đề vẫn đang thực hiện đúng như mong đợi.

Bài tham khảo:


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí