0

3 lợi ích của việc sử dụng hệ thống theo dõi bug

Công cụ theo dõi bug có thể giúp bạn test tốt hơn? Tôi không đánh giá cao các Tool chỉ có duy nhất một công dụng. Cho dù công cụ được đề cập đến là gì đi nữa thì bạn luôn muốn nó phục vụ mình theo nhiều cách hơn. Nói cách khác, người ta có xu hướng thích những thứ đa năng, nhiều lợi ích trong một sản phẩm. Lợi ích của công cụ theo dõi bug không chỉ là quản lý bug một cách hiệu quả, chúng còn giúp bạn test tốt hơn và nhiều lợi ích hơn nữa với đội dự án. Hãy cùng khám phá những lợi ích không ngờ của việc sử dụng chúng nhé.

  1. Tại sao nên sử dụng một công cụ theo dõi bug?

Trong trường hợp không có công cụ theo dõi bug, đội dự án thường sử dụng bảng tính Excel để báo cáo, theo dõi bug của họ. Mặc dù đây có thể là một giải pháp tạm thời tốt cho đội dự án và dự án nhỏ nhưng đây không phải là phương pháp bền vững. Bảng tính đặt ra nhiều thách thức nếu như bạn sử dụng chúng là phương pháp chính. Ta cùng liệt kê một số hạn chế khi theo dõi bug bằng bảng tính:

  1. Quá nhiều email với dung lượng lớn: Các trang excel có ảnh đính kèm đôi khi có dung lượng lên tới một vài Mb. Việc gửi và nhận những email như vậy gây mất thời gian và tốn tài nguyên.
  2. Không thể hiển thị thời gian thực mà bug được phát hiện cũng như trạng thái của bug: Chúng ta không biết về sự tồn tại của một bug ngay khi nó được tìm thấy. Vì không có hệ thống thông báo tự động, bug không đòi hỏi sự chú ý của mọi người trừ khi ai đó chủ động tìm kiếm.
  3. Các vấn đề phân chia task: Chúng ta hoàn toàn không biết ai có vấn đề gì và họ đang làm gì. Bạn có thể phải gọi hoặc gửi email để biết điều này.
  4. Thiếu kho dự trữ: Có quá nhiều tài liệu, nếu bạn muốn tìm lại một bug đã được report trong bản release trước, hoặc có thể là bản release trước nữa, đã được commented bởi Developer thì sẽ mất rất nhiều thời gian. Ngay cả khi bạn đã tìm thấy nó thì bạn cũng khó có thể có tất cả những commented về nó và lịch sử của nó.
  5. Tổng hợp và thống kê bug bằng tay: Hãy tưởng tượng việc thu thập dữ liệu bug thô từ các thành viên trong nhóm, nhập vào một bảng tính excel, tổ chức nó một cách khoa học, và cuối cùng vẽ biểu đồ hoặc đồ thị. Quá trình này tốn nhiều thời gian và công sức. Nếu team của bạn muốn xem một loại report mới đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất thêm thời gian và công sức.

Một số vấn đề sẽ được giải quyết bằng cách sử dụng tài liệu được chia sẻ trên mạng như excel online, nhưng không hẳn sẽ khắc phục được hết tất cả những nhược điểm nêu trên. Vì vậy, hầu hết tester sử dụng một công cụ theo dõi bug để xử lý quá trình này một cách hiệu quả. Các công cụ quản lý bug giúp cập nhật thời gian thực, hỗ trợ cộng tác với các thành viên trong đội dự án, theo dõi các bug và tạo ra báo cáo theo thời gian thực.

  1. 3 lợi ích của việc sử dụng hệ thống theo dõi bug

Hiểu xu hướng bug Xu hướng ở đây không nói mật độ bug mà đang nói về việc hiểu sâu hơn về hệ thống đang được test. Giả sử bạn là người mới test một ứng dụng, khi bạn đang trong quá trình tìm hiểu hệ thống, công cụ theo dõi bug cung cấp cho bạn loại bug đã report trước đó, bao gồm những thông tin:

  • Component/module/functional của ứng dụng có nhiều bug được ghi lại từ những người khác
  • Có những vẫn đề liên quan đến sự tương thích nếu có
  • Những suggest của nhóm test để nâng cao chất lượng sản phẩm
  • Những vẫn đề về môi trường test mà chúng ta thấy những bug điển hình của nhóm
  • Tỉ lệ các bug mới, bug đã fix và bug closed
  • "Tuổi" trung bình của bug

Hiểu các tiêu chuẩn report bug Mỗi công ty, mỗi dự án, mỗi team, mỗi cá nhân đều có tiêu chuẩn báo cáo khác nhau. Mặc dù có hướng dẫn chung về cách report bug nhưng không có có gì là chuẩn cho bạn giống như mẫu của chính bạn. Công cụ theo dõi bug đặc biệt có ích trong trường hợp này, nó cung cấp một mấu report bug chuẩn, phù hợp với hầu hết Tester:

  • Trả về thông tin của bug đầy đủ
  • Những bug bị dev từ chối và lý do bị từ chối
  • Những suggestions đã được xem xét
  • Những bug vẫn open

Đối với một bug, nếu dev thay đổi severity, hãy tìm hiểu lý do. Điều này sẽ cho bạn biết điều gì là quan trọng đối với team và điều gì là không.

Ngăn ngừa bug trùng lặp và bug không hợp lệ Một khi bạn đã hiểu về hệ thống của bạn, phong cách làm việc của team, team của bạn làm việc tốt hơn, thì bạn sẽ trở thành tester tốt hơn. Bằng cách sử dụng công cụ theo dõi bug, bạn sẽ biết những bug nào đã được report hoặc những gì đã suggest và bị từ chối dựa vào lịch sử của bug/suggest. Từ đó, bạn có thể tập trung vào việc tìm ra những bug mới. 3. Giới thiệu về công cụ quản lý bug JIRA Có rất nhiều công cụ quản lý bug bạn có thể lựa chọn: Bugzilla, JIRA, Mantis, Zoho bug tracker, ... Trong số đó, JIRA hỗ trợ thành công tất cả những hoạt động được liệt kê ở trên cho các dự án theo phương pháp Agile. JIRA là khởi đầu là một phần mềm được dùng để tracking các issue và quản lý project trong lĩnh vực phần mềm. Nó được phát triển vào năm 2002. Ngày nay, Jira được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Từ các project trong Ngân hàng, Giáo dục, các hãng sản xuất xe hơi,… và đặt biệt trong lĩnh vực công nghệ-phần mềm thật hiếm có người không biết đến Jira. **Các tính năng chính: **

  • Quản lý lỗi, tính năng, công việc, những cải tiến hoặc bất kỳ vấn đề gì
  • Giao diện người sử dụng mạnh mẽ và rõ ràng giúp sử dụng dễ dàng cho cả người dùng là kỹ thuật hay nghiệp vụ
  • Theo dõi các tệp gắn, những thay đổi, các cấu phần và các phiên bản
  • Tìm kiếm toàn văn và công cụ lọc mạnh mẽ (có thể tùy biến, lưu và ký xác nhận)
  • Bảng phân tích đồ họa có thể tùy biến và các số liệu thống kê thời gian thực
  • Dễ dàng mở rộng và tích hợp với các hệ thống khác (như email, RSS, Excel, XML và quản lý nguồn)
  • Có thể chạy trên hầu hết các nền tảng phần cứng, hệ điều hành và cơ sở dữ liệu Hướng dẫn cài đặt và giới thiệu về các thành phần của JIRA được cung cấp đầy đủ trong bài viết: https://viblo.asia/thoabt/posts/mrDkMrLlvzL Mình sẽ hướng dẫn cách tạo một issue trong JIRA trong video dưới đây:
    Giải thích một số thành phần:
  • Project: Một issue phải thuộc một dự án nào đó. Bạn có thể chọn dự án bằng cách click vào drop down và chọn các dự án chứa issue này
  • Issue type: Trường này sẽ hiển thị tất cả các kiểu của issue có thể được tạo và theo dõi thông qua JIRA. Những Issue type có sẵn trong danh sách đã được thiết lập được cài đặt bởi admin
  • Summary: Nơi ghi lại tiêu đề bug của bạn. Summary là 1 câu tóm gọn nêu lên vấn đề đang xảy ra là gì, xảy ra khi nào, và tại đâu
  • Priority: Trường này có thể mang một trong các giá trị Highest, High, Medium, Low, Lowest với mức độ nghiêm trọng giảm dần
  • Component: drop down sẽ hiển thị các thành phần của dự án, bạn chọn một thành phần tương ứng với Reporter
  • Assignee: Bạn có thể điền tên của người để bàn giao issue. Bạn cũng có thể assign issue cho chính mình
  • Description: Đây là một trường text tùy chọn nhằm hỗ trợ bạn nhập nhiều thông tin về issue của bạn. Trong trường hợp của issue là Bug, ta sẽ sử dụng trường này để cung cấp thông tin chi tiết về các bước nhằm tái hiện lại Bug đó
  • Attachtment: Bằng chứng cho issue, có thể là ảnh, video hoặc một file nào khác. Chỉ cần click "Create" thôi là ta đã tạo thành công 1 issue rồi. Lưu ý: Thông báo ID Issue, nó được bắt đầu bằng tiền tố “Key” của dự án. Đó là cách mà JIRA theo dõi/nhóm các issue thuộc về một dự án nào đó rồi đánh số thứ tự tăng dần. Bạn có thể xem các issue được tạo, bằng việc click vào link xuất hiện trong các thông báo trên.

Phần kết Hệ thống quản lý bug khi được sử dụng đúng cách, bạn sẽ hiểu team của mình hơn và nâng cao hiệu quả của team. Do đó, nếu bạn vẫn sử dụng phương pháp bảng tính để theo dõi lỗi thì đây là lúc cần thay đổi. Hy vọng bài viết này có ích với bạn, giúp tăng performance của cá nhân cũng như cả team. Thank for reading ^^ Tài liệu tham khảo: https://www.it4sharing.com/gioi-thieu-ve-jira/ https://viblo.asia/thoabt/posts/mrDkMrLlvzL http://www.softwaretestinghelp.com/benefits-of-bug-tracking-systems/ http://econet.vn/tai-sao-nen-su-dung-jira--_57.html https://www.youtube.com/watch?v=LGoXRNU4I-A


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí