+11

Sử dụng component trong Vuejs

1, Components là gì.

Component là một trong những tính năng quan trọng nhất trong VueJS. Nó giúp chúng ta có thể kế thừa các phần tử HTML , có thể tái sử dụng code, giúp code chúng ta nhìn ngắn gọn, sạch sẽ hơn. Những đoạn code chúng ta có thể khai báo trong một component sẽ là HTML, CSS hay là cả Javascript, chúng được gói gọn vào trong một component rồi sau đó chúng ta có thể gọi tới component và tái sử dụng chúng.

2, Khai báo một Component

Có rất nhiều cách để có thể khai báo một component, mình xin giới thiệu cho bạn một vài cách như sau:

Cách 1: Đây là một cách để khai báo một component, cách này thường được gọi là string template. Các đoạn code html sẽ được khai báo trong template: ' ... '

<div id="app">
  <hello-world></hello-world>
</div>
// js
Vue.component('hello-world', {
	data: function() {
  	return {
   		name: 'Quang Phu',
    }
  },
  
  template: '<h1>Hello {{ name }}</h1>',
}),

new Vue({
	el: "#app",
});

Kết quả

Hello Quang Phu

Bạn có thể tái sử dụng component bằng cách khai báo nhiều hello-world.

<div id="app">
  <hello-world></hello-world>
  <hello-world></hello-world>
  <hello-world></hello-world>
</div>

Đối với các đoạn code phức tạp hơn, dài dòng hơn mà bạn muốn viết chúng trong template thì hãy sử dụng template literals, chúng cho phép bạn viết code trên nhiều dòng và sẽ dễ đọc hơn ví dụ :

template: `
    <div class="blog-post">
      <h3>Hello</h3>
      <div>Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của mình, tặng mình một upvote nehs</div>
    </div>
    `

Cách 2: Đây là cách có lẽ phổ biến nhất mà mình nghĩ sẽ nhiều người áp dụng hơn cả đó là single-file component. Khi chúng ta có một hệ thống lớn kết hợp nhiều files với nhau thì mỗi component sẽ được tách tách một file .vue, điều này sẽ giúp chúng ta dễ dàng kiểm soát code hơn cũng như là bảo trì hay sạch sẽ code.

Cách đặt tên cho các files component nên được đặt dưới dạng PascalCase(in hoa mỗi chữ cái đầu) hoặc là kebab-case (chữ thường toàn bộ và có có gạch nối - giữa các từ)`. Ví dụ

DefaultAvatar.vue
or
default-avatar.vue

Một file components sẽ có 3 phần là HTML, CSS, javascript được viết riêng biệt từng phần giả sử như sau:

<template>
  <div id="binding-data">
    {{msg}}
  </div>
</template>

<script>
export default {
  name: 'HelloWorld',
  data () {
    return {
      msg: 'Welcome to Your Vue.js App'
    }
  }
}
</script>

<style scoped>
h1, h2 {
  font-weight: normal;
}
ul {
  list-style-type: none;
  padding: 0;
}
li {
  display: inline-block;
  margin: 0 10px;
}
a {
  color: #42b983;
}
</style>

Cách 3: Sử dụng Inline Templates, với cách này thì bạn sẽ định nghĩa template sau khi đăng ký một component bằng cách sử dụng thêm thuộc tính inline-template.

<div id="app">
  <my-template inline-template>
    <p>Hello {{ name }}</p>
  </my-template>
</div>
Vue.component('my-template', {
  data() {
    return {
   		name: 'Phu',
    }
  },
});

new Vue({
	el: "#app",
});

Ngoài ra chúng ta còn có thêm một vài cách khác để khai báo như sử dụng x-templates, render function hay JSX. Các bạn có thể tìm hiểu thêm ở trang chủ của Vue.

3, Sử dụng phương thức data

data trong component có hai kiểu là chia sẻ dữ liệu chungkhông chia sẻ dữ liệu chung. Để dễ hiểu hơn mình sẽ đi vào ví dụ luôn. Đầu tiên là với trường hợp chia sẻ dữ liệu chung.

<div id="app">
  <hello-world></hello-world>
  <hello-world></hello-world>
  <hello-world></hello-world>
</div>
var data = {
	name: 'Quang Phu'
}

Vue.component('hello-world', {
	data() {
  	return data
  },
  
  template: '<h1>Hello {{ name }}<br><button @click="change">Change</button></h1>',
  
  methods: {
  	change() {
    	this.name = 'Torres'
    }
  }
}),

new Vue({
	el: "#app",
});

Kết quả giao diện sẽ là :

Giải thích một chút là tại sao mình lại xây dựng như thế này, là vì để biết được cái data trong component có được chia sẻ chung dữ liệu hay không thì khi chúng ta click vào một nút change bất kì để thay đổi giá trị của name, mà ở tất cả các component khác đều bị ảnh hưởng thay đổi dữ liệu thì chúng ta có thể hiểu rằng data này đang bị chia sẻ chung dữ liệu và dữ liệu này được dùng ở tất cả các component. Khi các bạn chạy thử đoạn code trên ắt hẳn các bạn sẽ thấy đồng loạt giá trị của name ở các component đều bị thay đổi. Như đoạn gif phía dưới

Như ở trên thì chúng ta trả về dữ liệu được khai báo ở ngoài rồi trả về kết quả đó trong data. Bây giờ nếu muốn là khi bạn click vào 1 button nào đó thì chỉ dữ liệu ở component đó bị thay đổi thì bạn hãy trả về luôn 1 đối tượng trong data như sau:

Vue.component('hello-world', {
	data() {
  	return {
        name: 'Quang Phu',
    }
  },
  
  template: '<h1>Hello {{ name }}<br><button @click="change">Change</button></h1>',
  
  methods: {
  	change() {
    	this.name = 'Torres'
    }
  }
}),

new Vue({
	el: "#app",
});

Kết quả :

Các bạn đã thấy là khi chúng ta click vào button của component nào thì chỉ dữ liệu ở component đó thay đổi, đây được tạm gọi là kiểu không chia sẻ dữ liệu chung.

Các bạn chú ý : Ở ví dụ chia sẻ dữ liệu chung thì ở trong method change thì có this.name, this này chính là cái biến data được khai báo ở ngoài. Còn trong trường hợp dữ liệu không được chia sẻ chung thì trong this.name thì this chính là cái component mà bạn đang thực hiện một hành động lên component đó nên nó biết là dữ liệu ở component nào bị thay đổi.

Chú ý data trong component phải là một function và trả về một đối tượng. Đây chính là cách mà component kiểm soát được dữ liệu của chính component đó, để dữ liệu không bị chia sẻ chung.

Nếu như bạn cố tình khai báo data không phải là một function như :

data : {
    name: 'Quang Phu',
  },

thì lập tức bạn sẽ nhận được ngay thông báo lỗi là data property in component must be a function. Trong style guide của Vue thì khuyến khích các bạn khai báo như sau

Vue.component('some-comp', {
  data: function () {
    return {
      foo: 'bar'
    }
  }
})

//hoặc là
// In a .vue file
export default {
  data () {
    return {
      foo: 'bar'
    }
  }
}

4, Vùng hoạt động của components.

Có hai kiểu hoạt động của componentsgloballocal.

Global Component:

Đối với global component thì chúng ta có thể sử dụng ở bất cứ đâu trong một Vue instance nào đó. Lấy lại ví dụ ở trên ta có:

<div id="app">
  <hello-world></hello-world>
  <hello-world></hello-world>
  <hello-world></hello-world>
</div>

<div id="app2">
  <hello-world></hello-world>
  <hello-world></hello-world>
  <hello-world></hello-world>
</div>
Vue.component('hello-world', {
	data() {
  	return {
    	name: 'Quang Phu',
    }
  },
  
  template: '<h1>Hello {{ name }}</h1>',
  }
}),

new Vue({
	el: "#app",
});

new Vue({
	el: "#app2",
});

Kết quả in ra các bạn có thể thấy ở trong #app2 cũng có thể sử dụng component mà chúng ta khai báo mà không gặp bất cứ một vấn đề nào cả.

Local Component:

Nếu bây giờ bạn không muốn component của bạn dùng được ở tất cả các Vue instance mà chỉ dùng được ở trong một Vue instance nào đó thôi thì làm cách nào, đây là lúc chúng ta sử dụng đến local component.

Khác với ở trên thì chúng ta sẽ không đăng ký trực tiếp component bằng cách khai báo Vue.component nữa, thay vào đó chúng ta định nghĩa một component như là một object như sau:

var componentdefinded = {
	data() {
  	return {
    	name: 'Quang Phu',
    }
  },
  
  template: '<h1>Hello {{ name }}</h1>',
  }
}),

Sau đó để sử dụng được component này trong Vue instance chúng ta cần phải khai báo như sau:

new Vue({
	el: "#app",
    
    components: {
        hello-world: componentdefinded, // đăng ký sử dụng component dưới tên component là hello-world.
    }
});

rồi gọi đến như bình thường.

<div id="app">
  <hello-world></hello-world>
  <hello-world></hello-world>
  <hello-world></hello-world>
</div>

nếu cố tình khai báo component trong một Vue instance mà không đăng ký sử dụng component đó thì chúng ta sẽ không nhận được kết quả nào đâu =)).

5, Giao tiếp giữa các components

Đã bảo giờ bạn đặt câu hỏi, có cách nào để 2 components lại có thể tương tác được với nhau không, nếu có hoặc không thì cũng hãy đều đọc tiếp phần này của mình nhé =)). Chắc hẳn nếu ai đã tiếp xúc với Vue cũng sẽ đôi lần sử dụng component này trong component khác nhỉ. Đây được gọi là subcomponent và thường thường người ta sẽ nói nó theo một cách dễ hiểu là đây là mối quan hệ cha-con.

Hình ảnh trên mô tả cách mà components giao tiếp với nhau, nhìn rất dễ hiểu. Khi mà bạn muốn truyền dữ liệu từ component cha xuống cho component con thì bạn sẽ sử dụng props. Còn nếu bạn muốn truyền dữ liệu từ component con lên component cha thì sử dụng events.

Đầu tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách truyền dữ liệu từ component cha xuống component con.

Giả sử chúng ta có 2 components như sau:

Dashboard.vue (Component cha)

<template>
  <div id="app">
    <img alt="Vue logo" src="./assets/logo.png">
    <HelloWorld :message="message"/>
  </div>
</template>

<script>
import HelloWorld from './components/HelloWorld.vue'

export default {
  components: {
    HelloWorld
  },
  data() {
    return {
      message: 'Xin chao tat ca moi nguoi',
    }
  }
}
</script>

HelloWorld.vue (Component con)

<template>
  <div class="hello">
    <h1>{{ message }}</h1>
  </div>
</template>

<script>
export default {
  props: {
    message: {
      type: String,
    }
  }
}
</script>

Ở trên trong component cha là Dashboard mình muốn truyền một biến xuống cho component con là HelloWorld rồi in ra giá trị của message. Chúng ta sẽ có hai cách để truyền dữ liệu, 1 là static props 2 là dynamic props. Nếu đối với static props bạn chỉ cần truyền trực tiếp giá trị của biến xuống component con và giá trị đó sẽ không đổi chúng ta sẽ làm như sau:

<HelloWorld message="Xin chào tất cả các bạn"/>

Còn nếu muốn truyền theo kiểu dynamic props thì hãy làm như mình ở trên đó là

<HelloWorld :message="message"/>

với message đã được định nghĩa trong script, với kiểu truyền này thì sẽ năng động hơn, tức là khi giá trị messagecomponent cha được thay đổi thì đồng nghĩa giá trị đó ở component con cũng sẽ được cập nhật theo.

Ngoài ra bạn có thể truyền dữ liệu theo nhiều kiểu dữ liệu khác nhau như string, object, array, number, boolean hay thậm chí là cả properties của object. Ở đây mình chỉ làm ví dụ đơn giản dễ hiểu để cho những ai vừa học có thể dễ dàng hiểu được luôn.

Tiếp theo là để nhận được dữ liệu của component cha xuống component con, chúng ta sử dụng props để nhận. Nếu chúng ta đơn giản không muốn định nghĩa kĩ càng kiểu dữ liệu hay giá tri mà component cha truyền xuống chúng ta chỉ cần.

props: ['message']

nếu chúng ta muốn kiểu dữ liệu của props nhận là string thi chúng ta làm như sau:

props: {
    message: {
      type: String,
    }
  }

thậm chí chúng ta có thể validate được dữ liệu truyền xuống nữa, để tìm hiểu kĩ hơn các bạn có thể vào document của Vue để đọc.

Truyền dữ liệu từ component con lên component cha

Vào luôn ví dụ cho dễ hiểu nhé, giả sử ta có 2 component như sau. Giả sử thì chúng ta có một trang profile khi click vào button sẽ thay đổi username.

AccountInfo.vue (component con)

<template>
 <div id='account-info'>
   <button @click='changeUsername()'>Change Username</button>
   {{username}}
 </div>
</template>
 
<script>
export default {
 props: {
   username: String
 },
 methods: {
   changeUsername() {
     this.$emit('changeUsername')
   }
 }
}
</script>

Đầu tiền khi click vào button để thay đổi username, nó sẽ gọi đến hàm changeUsername(), ở method này chúng ta sẽ sử dụng $emit để phát sự kiện với tên sự kiện được dùng ở đây là changeUsername.

Tiếp tục thì ở component cha sẽ tiếp nhận sự kiệncomponent con truyền đi bằng cú pháp kiểu @<Tên sự kiện của con gửi lên>=<Hàm xử lý ở cha>.

Account.vue (Component cha)

<template>
 <div>
   <account-info :username="user.username" @changeUsername="user.username = 'new name'"/>
 </div>
</template>

Ở đây từ mình vì là ví dụ đơn giản thay đổi tên thôi nên mình xử lý trực tiếp luôn trong đoạn gọi tới component con

<account-info :username="user.username" @changeUsername="user.username = 'new name'"/>

Nếu đoạn xử lí bên trong hơi rắc rối bạn nên cho nó vào một methods rồi xử lí, ví dụ :

<account-info :username="user.username" @changeUsername="changeName"/>

rồi trong script bạn xử lý như sau:

methods: {
    changeName() {
        this.name.username = 'Quang Phu'
    }
}

Kết luận

Đây là những gì mà mình muốn chia sẻ với các bạn trong bài viết lần này, nếu có gì sai xót hay góp ý cũng như đặt câu hỏi các bạn có thể bình luận xuống phía dưới để chúng ta cùng trao đổi nhé =))


All Rights Reserved

Viblo
Let's register a Viblo Account to get more interesting posts.