Truyền nội dung thông qua Slots
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 4 năm
1. Giới thiệu
Tiếp tục với series Học VueJS này của mình thì trong bài viết lần này mình xin giới thiệu với các bạn một phần khá hay ở trong Vue
đó chính là slots
. Nếu ai đã từng làm việc với component
trong Vue
thì chắc hẳn đã dùng đến mối quan hệ cha-con của component
(gọi component con trong component cha). Có bao giờ các bạn khai báo component con trong component cha rồi thử viết bất cứ một thứ gì đó vào trong thẻ khai báo component con
xem điều gì xảy ra chưa. Để dễ hình dung hơn với người đọc mình sẽ tạo 2 components
với Info.vue
là component cha và InfoDetail.vue
là component con như dưới đây.
Info.vue
<template>
<div id="app">
<div class="container">
<div class="row">
<InfoDetail card-name="Quang Phu">
</InfoDetail>
</div>
</div>
</div>
</template>
<script>
import InfoDetail from './components/InfoDetail.vue';
export default {
components: {
InfoDetail,
}
}
</script>
InfoDetail.vue
<template>
<div class="children">
<h2>{{ userName }}</h2>
<p>This is my profile</p>
</div>
</template>
<script>
export default {
props: ['userName']
}
</script>
<style scoped>
div {
border: 1px solid #ccc;
box-shadow: 1px 1px 2px rgba(0, 0, 0, .6);
padding: 30px;
margin: 20px auto;
text-align: center;
}
</style>
Kết quả sương sương sẽ như thế này :
2. Đi vào tìm hiểu.
OK, dựng cái ví dụ lên cho dễ hiểu giờ chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu xem vậy slots là gì và dùng khi nào.
Theo như ở ví dụ phía trên thì chúng ta có khai báo component InfoDetail
bên trong component Info
.
<InfoDetail card-name="Quang Phu">
</InfoDetail>
Vậy điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta viết thêm vào bên trong đoạn gọi component này một đoạn nào đó giả sử như.
<InfoDetail card-name="Quang Phu">
<p>Đây là nội dung được thêm vào trong component</p>
</InfoDetail>
Các bạn thử chạy lên sẽ không thấy có điều gì xảy ra =)) đoạn text chúng ta vừa thêm vào KHÔNG được hiển thị. Điều đó có nghĩa là chúng ta không thể viết thêm bất cứ các phần tử nào vào trong component con được gọi bên trong component cha. Đôi khi chúng ta muốn thêm các phần tử vào trong component con thì ngoài việc chúng ta phải vào hẳn file khai báo component con để sửa ra thì còn cách nào nữa không, thì đây chính là lúc mà chúng ta cần sử dụng đến Slots.
Việc dùng Slots này có nghĩa là chúng ta sẽ tạo ra một khoảng trống bên trong component con, để khi nào mà chúng ta muốn thêm code mới thì các đoạn code này sẽ nhảy vào đoạn trống chúng ta khai báo để "đứng".
2.1. Default slot :
Để sử dụng được slots bạn chỉ cần ghi nhớ cặp thẻ <slot></slot> để sử dụng (tạo ra khoảng trống để code được thêm vào sẽ tự động thêm vào slot).
Tiếp tục sử dụng lại ví dụ trên thì trong file component con InfoDetail.vue
. Chúng ta viết thêm như sau:
<template>
<div class="children">
<h2>{{ userName }}</h2>
<p>This is my profile</p>
<slot></slot> <!-- khai báo một khoảng trống, code được thêm sẽ thêm vào ở đây. -->
</div>
</template>
rồi thêm bất cứ đoạn code nào đó trong component cha Info.vue
.
<template>
<div id="app">
<div class="container">
<div class="row">
<InfoDetail card-name="Quang Phu">
<p>Đây là phần tử được thêm mới</p> <!-- thêm mới phần tử -->
</InfoDetail>
</div>
</div>
</div>
</template>
Rồi mở trình duyệt lên các bạn sẽ thầy đoạn code mới thêm vào được hiển thị.
Nội dung sau khi được render
sẽ như sau:
<div id="app">
<div class="container">
<div class="row">
<div class="children">
<h2>{{ userName }}</h2>
<p>This is my profile</p>
<p>Đây là phần tử được thêm mới</p>
</div>
</div>
</div>
</div>
Chúng ta có thể đặt <slot></slot> ở bất cứ đâu, khi nào có đoạn code nào được thêm mới nó sẽ tự động nhảy vào vị trí đó.
Vậy là chúng ta đã hình dung sơ sơ được việc sử dụng slots rồi đó.
2.2. Style CSS với Slot.
Phần này thì rất đơn giản, với việc bạn khai báo <slot></slot> thì bạn có thể viết css cho các phần tử được thêm mới ngay cả tại file component con, vì với việc khai báo <slot></slot> thì các phần tử được thêm vào cũng được coi như là các phần tử được khai báo tại component con. Hay chúng ta cũng có thể style cho nó ngay tại file component cha.
Ví dụ :
Info.vue
<template>
<div id="app">
<div class="container">
<div class="row">
<InfoDetail card-name="Quang Phu">
<p class="them">Đây là phần tử được thêm mới</p> <!-- thêm mới phần tử -->
</InfoDetail>
</div>
</div>
</div>
</template>
InfoDetail.vue
<template>
<div class="children">
<slot></slot>
</div>
</template>
<style>
.them {
color: red;
}
</style>
Kết quả :
2.3. Named Slots
Làm việc với slot rồi thì đôi khi chúng ta sẽ cần dùng đến nhiều slots trong component, để giải quyết vấn đề này thì Vue
cho phép chúng ta đặt tên định dang cho mỗi slot với thuộc tính name.
Tại sao phải đặt tên cho slot, đơn giản để chúng ta nhận biết được vị trí "trống" nào mà chúng muốn được thêm vào thì chúng sẽ thêm vào ở đó. Giả sử nếu chúng ta không khai báo tên cho mỗi slot mà nó sẽ in ra như sau, ví dụ :
Info.vue
(component cha)
<template>
<div id="app">
<div class="container">
<div class="row">
<InfoDetail userName="Quang Phu">
<p>Đây là header</p> <!-- muuốn thay thế slot trong class header -->
<p>Đây là body</p> <!-- muốn thay thế slot trong class body -->
</InfoDetail>
</div>
</div>
</div>
</template>
DetailInfo.vue
(component con)
<template>
<div class="children">
<div class="header">
<slot></slot>
</div>
<div class="body">
<slot></slot>
</div>
</div>
</template>
Nếu chúng ta chỉ khai báo slot mà không đặt tên thì kết quả sẽ bị như thế này
Kết quả ra không mong muốn khi chúng ta muốn thẻ <p></p>
thứ nhất vào trong class header
của component con, thẻ <p></p>
thứ 2 thì vào class body
. Nếu muốn riêng rẽ từng đoạn code như vậy chúng ta cần phải đặt tên slot như sau:
<template>
<div class="children">
<div class="header">
<slot name="header"></slot>
</div>
<div class="body">
<slot name="body"></slot>
</div>
</div>
</template>
Trong component cha khai báo lại như sau:
<template>
<div id="app">
<div class="container">
<div class="row">
<InfoDetail userName="Quang Phu">
<p slot="header">Đây là header</p> <!-- muuốn thay thế slot trong class header -->
<p slot="body">Đây là body</p> <!-- muốn thay thế slot trong class body -->
</InfoDetail>
</div>
</div>
</div>
</template>
Chạy lại kết quả các bạn sẽ thấy kết quả như ý. Vậy là đã tìm hiểu xong cách dùng thuộc tính name trong slot.
2.4. Scoped Slots
Việc sử dụng scoped slots này cho phép bạn có thể truyền dữ liệu từ component con lên component cha thông qua slots, nó cũng hơi tương tự props thui . Ví dụ đơn giản như sau:
Trong file InfoDetail.vue
<template>
<div class="children">
<slot :user="user"></slot>
</div>
</div>
</template>
<script>
export default {
data() {
return {
user: {
firstName: 'Phu',
lastName: 'Quang',
}
}
}
}
</script>
<style scoped>
div {
border: 1px solid #ccc;
box-shadow: 1px 1px 2px rgba(0, 0, 0, .6);
padding: 30px;
margin: 20px auto;
text-align: center;
}
</style>
Info.vue
<template>
<div id="app">
<div class="container">
<div class="row">
<appCard v-slot:default="slotProps">
<p>{{ slotProps.user.firstName }}</p>
</appCard>
</div>
</div>
</div>
</template>
Để truyền data
từ component con sang component cha chúng ta chỉ cần bind
dữ liệu rồi sử dụng v-slot
để nhận dữ liệu chúng ta truyền sang.
Cú pháp trong ES6.
Chúng ta cũng có thể nhận dữ liệu truyền sang bằng cú pháp này nhanh gọn hơn rất nhiều.
<template>
<div id="app">
<div class="container">
<div class="row">
<appCard v-slot:default="{ user }">
<p>{{ user.firstName }}</p>
</appCard>
</div>
</div>
</div>
</template>
2.5. Cách gọi named slot khác.
Ở ví dụ trên ở phần 2.2
mình có gọi name slot bằng cách sử dụng name="ten-slot" như thế này
<template>
<div id="app">
<div class="container">
<div class="row">
<InfoDetail userName="Quang Phu">
<p slot="header">Đây là header</p> <!-- muuốn thay thế slot trong class header -->
<p slot="body">Đây là body</p> <!-- muốn thay thế slot trong class body -->
</InfoDetail>
</div>
</div>
</div>
</template>
Chúng ta có thêm 1 cách gọi nữa là sử dụng v-slot:ten-slot
. Nhưng mà lưu ý là v-slot chỉ được gọi trong thẻ template. Chúng ta sẽ viết lại đoạn code trên như sau
<InfoDetail userName="Quang Phu">
<template v-slot:header><p>Đây là header</p></template> <!-- muuốn thay thế slot trong class header -->
<template v-slot:body><p>Đây là body</p></template> <!-- muốn thay thế slot trong class body -->
</InfoDetail>
Lưu ý : Default slot là loại slot không được đặt tên chỉ được khai báo như <slot> </slot>. Bất cứ đoạn code nào được viết thêm mà không được khai báo slot thì nó sẽ tự động nhảy vào default slot này.
Đối với default slot chúng ta có hai cách gọi tới như sau.
Cách 1:
<template v-slot><p>Đây là header</p></template>
Cách 2:
<template v-slot:default><p>Đây là header</p></template>
Cú pháp ngắn gọn hơn.
Cũng giống như v-on
hay v-bind
, thì v-slot
cũng có cú pháp viết ngắn gọn bằng việc sử dụng ký tự #. Viết lại đoạn code trên ta có như sau:
<InfoDetail userName="Quang Phu">
<template #header><p>Đây là header</p></template> <!-- muuốn thay thế slot trong class header -->
<template #body><p>Đây là body</p></template> <!-- muốn thay thế slot trong class body -->
</InfoDetail>
Kết luận
Vậy là trong bài này thì chúng ta đã tìm hiểu thêm được một khái niệm nữa là slot. Đây là những kiến thức mà mình tìm hiểu được, nếu có gì sai xót mong các bạn góp ý.
Thanks for reading~
All rights reserved