React - Vòng đời của một Component có gì hay
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 3 năm
Sơ bộ về component lifecycle
Trong cuộc sống thường thường, mọi thứ đều sẽ hoạt động theo một chu kì nào đó ví dụ như con người lúc thức dậy thì cần mở mắt sau đó mới làm đến những việc khác. Thì tương tự trong React Component cũng sẽ hoạt động theo một chu kì nào đó mà nhờ đó chúng ta có thể theo dõi và thao tác, xử lý dữ liệu trên các chu kì đó.
Mà cụ thể ở đây các chu kì sẽ là :
- initialization
- mounting
- updating
- unmounting
Component lifecycle
Trước tiên để có cái nhìn tổng quát nhất về component lifecycle
thì những người anh em hãy nhìn ảnh này để thấy được thứ tự các phương thức sẽ được gọi trong một chu kì.
Các giai đoạn ở các phiên bản trước
Các giai đoạn ở phiên bản bây giờ (v17)
Sự khác biệt giữa ngày ấy và bây giờ
Nhìn vào hai ảnh trên thì các bạn cũng thấy rõ sự thay đổi.
Đã có 3 method lifecycle bị loại bỏ
- componentWillMount
- componentWillReceiveProps
- componentWillUpdate
Những method này trong phiên bản hiện tại được đánh dấu là unsafe rồi, tên gọi của chúng được thay thế bằng
UNSAFE_methodName
// Ví dụ
UNSAFE_componentWillMount
Thêm vào đó là sự xuất hiện của 2 method mới là
- static getDerivedStateFromProps
- getSnapshotBeforeUpdate
Note: Ở bài này mình sẽ giới thiệu cả những method cũ luôn để các bạn thấy được sự khác biệt.
Why
Muốn biết tại sao người ta lại có những thay đổi những method này thì các bạn hãy đọc bài viết này, uy tín luôn https://viblo.asia/p/react-lifecycle-methods-are-changing-in-v170-bJzKmMokK9N.
Chú ý: Component Lifecycle này chỉ áp dụng đối với các class component. Nếu sử dụng functional component chúng ta sẽ không thể truy cập tới từ khóa this cũng như các method lifecycle.
Theo như mình được biết thì ở phiên bản hiện tại thì nếu muốn sử dụng các method lifecycle này thì sẽ dùng đến method useEffect() trong React hook. Cái này khi nào mình tìm hiểu mình sẽ viết bài chia sẻ sau.
Common React Lifecycle Methods
render()
Trước tiên phải nói đến một method được sử dụng nhiều nhất trong class component đơn giản vì đây là method bắt buộc ở trong class component, được dùng để render
component.
Như ảnh trên thì render() sẽ được gọi lại ở các chu kì là mouting và updating.
Lưu ý: Không được gọi setState() trong hàm này, bởi khi gọi setState() thì hàm render sẽ được gọi => gây ra lặp vô hạn.
class App extends Component{
render(){
return <div>Hello world</div>
}
}
Không linh tinh luyên thuyên nữa, đi vào tìm hiểu từng quá trình xảy ra trong một component thôi.
1. Initialization
constructor
Phương thức constructor() là phương thức được gọi đầu tiên trong class component của bạn. Nhớ là cái này không áp dụng đối với function component.
Thường thường React sẽ khởi tạo các state, props ở trong constructor().
class App extends React.Component {
constructor(props) {
super(props);
this.state = {
name: 'Quang Phú'
};
}
}
2. Mouting
Đây là quá trình sẽ được gọi sau khi initialization hoàn thành. Nó sẽ thực hiện việc chuyển virtual DOM trong React thành DOM và hiển thị trên trình duyệt. Component sẽ mount trong lần render đầu tiên.
Sẽ có 3 methods sẽ lần lượt được gọi ở quá trình này là:
- UNSAFE_componentWillMount
- getDerivedStateFromProps
- render
- componentDidMount
UNSAFE_componentWillMount
Chú ý: Đây là method ở các phiên bản cũ
Phương thức này sẽ được gọi tới trước khi một component chuẩn bị được mount
, trước khi phương thức render() được gọi. Sau phương thức này thì component sẽ được mounted
.
Ở trong phương thức này thì chúng ta có thể gọi tới API cũng như truy cập đến state hay props rồi, nhưng có một lưu ý là khi gọi API response ở đây rồi dùng setState để cập nhật dữ liệu, vì thời gian chuẩn bị mount -> mount rất ngắn nên đôi khi kết quả lúc render component
có thể không như mong muốn.
class App extends Component {
constructor(props) {
super(props);
this.state = {
name: 'Quang Phu',
}
};
UNSAFE_componentWillMount() {
console.log('component will mount');
console.log(this.state.name);
};
...
}
Bạn thử reload lại trình duyệt xem, sẽ thấy hàm componentWillMount
được gọi.
getDerivedStateFromProps
static getDerivedStateFromProps(nextProps, prevState) {
// code
}
Phương thức getDerivedStateFromProps()
được gọi ngay trước khi render component.
Đây là static method nên do đó chúng ta không thể thao tác với this trong method này. Phương thức này được dùng để thiết lập lại state dựa trên props ban đầu.
static getDerivedStateFromProps(nextProps, prevState) {
if (nextProps.data == prevState.data) {
return null;
}
return { data: nextProps.data };
}
Method này sẽ nhận 2 tham số truyền vào là giá trị mới của props và giá trị cũ của state trước khi được update. Nếu không có cập nhật state mới chúng ta chỉ cần return null. Nếu có cập nhật thì trả về 1 object chứa giá trị thay đổi cho state là được.
componentDidMount
Sau khi 2 phương thức componentWillMount và render thì componentDidMount là method được gọi cuối cuối trong quá trình này.
Nghĩa là sau khi render component xong. Nếu ứng dụng của bạn cần gọi đến các web API khác, sử dụng AJAX để fetch dữ liệu, hay cập nhật dữ liệu thì đây là nơi hợp lý nhất để gọi tới các API khác.
Đến tới hàm này thì các phần tử đã được sinh ra, và chúng ta có thể tương tác với DOM bằng JS trong hàm này.
class App extends Component {
constructor(props) {
super(props);
this.state = {
name: 'Quang Phu',
}
};
UNSAFE_componentWillMount() {
console.log('component will mount');
};
componentDidMount() {
console.log('component did mount');
}
render() {
console.log('render call');
return (
<div className="container">
<p>{this.state.name}</p>
</div>
)
}
}
Thử chạy chương trình lên chúng ta sẽ thấy lần lượt các phương thức được gọi.
3. Updating
Đây là quá trình thứ 3 được gọi quá trình initialization
và render đầu tiên
(mount). Quá trình này sẽ được gọi khi chúng ta render component lần thứ 2 trở lên.
Trong giai đoạn này props và state sẽ được cập nhật khi bạn tác một một sự kiện để cập nhật trạng thái của props và state, điều này dẫn đến việc re-render lại component.
Khi một instance trong component được cập nhật nó sẽ lần lượt gọi đến các methods.
- componentWillReceiveProps (đối với props)
- getDerivedStateFromProps
- shouldComponentUpdate
- UNSAFE_componentWillUpdate
- render
- getSnapshotBeforeUpdate
- componentDidUpdate
UNSAFE_componentWillReceiveProps
Chú ý: Đây là method ở các phiên bản cũ Phương thức này sẽ được gọi khi props được truyền đi được cập nhật. Mình có 1 ví dụ này khá dễ hiểu.
class App extends Component {
constructor(props) {
super(props);
this.state = {
data: 0,
}
};
UNSAFE_componentWillMount() {
console.log('component will mount');
};
componentDidMount() {
console.log('component did mount');
};
increament() {
this.setState({data: this.state.data +1});
}
render() {
console.log('render call')
return (
<div className="container">
<button onClick={() =>this.increament()}>Increament</button>
<Result myNumber={this.state.data} />
</div>
)
}
}
class Result extends React.Component {
UNSAFE_componentWillReceiveProps(newProps) {
console.log('new props called');
console.log(newProps);
};
render() {
return (
<div>
<h3>{this.props.myNumber}</h3>
</div>
)
}
}
Kết quả
Lưu ý : componentWillReceiveProps nhận tham số truyền vào là giá trị mới của props sau khi được thay đổi.
getDerivedStateFromProps
Cái này dùng cho quả quá trình mouting
lẫn updating
, mình đã nói ở trên rồi.
shouldComponentUpdate
Phương thức này sẽ chạy trước khi hàm render() được gọi. Phương thức này sẽ kiểm tra xem component có được render
lại hay không.
Giá trị trả về của hàm này là true
hoặc false
. Mặc định sẽ là true
, nếu trả về false
component của bạn sẽ không được render
lại.
Hàm này sẽ nhận hai tham số truyền vào là nextProps
và nextState
tương ứng với giá trị mới của props
và state
.
UNSAFE_componentWillUpdate
Chú ý: Đây là method ở các phiên bản cũ
Hàm này được gọi ngay sau phương thức shouldComponentUpdate(nếu trả về true
), ngay trước khi giá trị mới của props và state được nhận. Hàm này cũng sẽ nhận 2 tham số truyền vào là nextProps
và nextState
.
Chú ý : Nếu muốn lấy giá trị props và state cũ ở trong hai phương thức componentWillUpdate và shouldComponentUpdate thì chỉ cần sử dụng this.props hoặc this.state để lấy giá trị cũ.
Chúng ta không thể gọi this.setState() trong hàm này được, vì việc gọi this.setState() cũng trigger
tới componentWillUpdate khiến xảy ra một vòng lặp vô hạn.
getSnapshotBeforeUpdate
getSnapshotBeforeUpdate(prevProps, prevState) {
// code
}
Hàm này được sử dụng để thay thế choa componentWillUpdate, được gọi ngay trước khi DOM update.
Có một đặc biệt là hàm này sẽ trả về một giá trị, mà gía trị này sẽ được sử dụng trong componentDidUpdate nên trong componentDidUpdate sẽ có thêm 1 tham số thứ 3 tương ứng với giá trị mà hàm này trả về.
getSnapshotBeforeUpdate(prevProps, prevState) {
console.log(prevProps);
console.log(prevState);
return 999;
}
componentDidUpdate(prevProps, prevState, snapshot) {
console.log(snapshot); // 999
}
componentDidUpdate
Phương thức này được gọi khi component đã re-render xong. Khác với componentWillUpdate và shouldComponentUpdate thì componentDidUpdate nhận tham số truyền vào là prevProps
và prevState
tương ứng với gía trị cũ của props
và state
.
Trong phương thức này chúng ta cũng có thể thao tác với DOM trong JS rùi.
class App extends Component {
constructor(props) {
super(props);
this.state = {
data: 0,
}
};
UNSAFE_componentWillMount() {
console.log('component will mount');
};
componentDidMount() {
console.log('component did mount');
};
increament() {
this.setState({data: this.state.data +1});
}
render() {
console.log('render call')
return (
<div className="container">
<button onClick={() =>this.increament()}>Increament</button>
<Result myNumber={this.state.data} />
</div>
)
}
}
class Result extends React.Component {
UNSAFE_componentWillReceiveProps(newProps) {
console.log('new props called');
console.log(newProps);
};
static getDerivedStateFromProps(nextProps, prevState) {
console.log('getDerivedStateFromProps called');
if (nextProps.data == prevState.data) {
return null;
}
return { data: nextProps.data };
}
shouldComponentUpdate(nextProps, nextState) {
console.log('shouldComponentUpdate called');
return true;
};
UNSAFE_componentWillUpdate(nextProps, nextState) {
console.log('componentWillUpdate called');
};
getSnapshotBeforeUpdate(prevProps, prevState) {
console.log("getSnapshotBeforeUpdate called");
return 999;
}
componentDidUpdate(prevProps, prevState) {
console.log('componentDidUpdate called');
}
render() {
return (
<div>
<h3>{this.props.myNumber}</h3>
</div>
)
}
}
export default App
4. Unmounting
Đây là giai đoạn cuối cùng trong component, quá trình này xảy ra khi component bị loại bỏ ra khỏi DOM.
Trong giai đoạn này chỉ có mỗi một phương thức là componentWillUnmount(). Trong hàm này người ta thường sẽ dùng để hủy các timer, cancel các request...
class App extends React.Component {
...
componentWillUnmount() {
console.log('component will unmount')
}
...
}
Lưu ý: Không thể gọi setState trong này vì component sẽ không thể
render
lại.
setState() trong lifecycle method
Qua những giới thiệu trên mình sẽ tổng kết lại một chút để xem chúng ta nên sử dụng setState và không được sử dụng trong các phương thức nào trong các giai đoạn diễn ra tại một component.
Phương thức | Yes/No |
---|---|
constructor() | Không, vì đây là nơi chúng ta khởi tạo giá trị của state |
UNSAFE_componentWillMount() | Không, vì đây là quá trình diễn ra trước khi render component, nên việc dùng setState trong này không làm thay đổi giá trị |
getDerivedStateFromProps | Không |
componentDidMount() | Có, nhưng sẽ gây ra việc re-render ngay sau render được thực thi |
render() | Không, sẽ dẫn tới vòng lặp vô hạn đơn vì setState gọi tới render() |
UNSAFE_componentWillReceiveProps | Có |
shouldComponentUpdate | Không |
UNSAFE_componentWillUpdate | Không, vì sẽ dẫn tới infinite loop |
getSnapshotBeforeUpdate | Không |
componentDidUpdate | Có, nhưng phải bọc trong câu lệnh điều kiện nếu không sẽ xảy ra infinite loop |
componentWillUnmount | Không |
Kết luận
Trên đây là những tìm hiểu được của mình về vòng đời trong một component trong một ứng dụng React.
Bài viết nếu có sai xót các bạn hãy comment ở dưới, nếu không hãy tặng mình 1 upvote cho hứng khởi.
Bài viết này bởi Nguyen Quang Phu được cấp phép theo CC BY-NC-ND 4.0