+16

Một vài Web APIs hay ho mà bạn có thể chưa biết (Phần 1)

Là một Web Developer việc tiếp xúc với các Web APIs của Javascript là thường dễ thấy, thế nhưng có rất nhiều các APIs hay ho mà không phải ai trong chúng ta cũng đã biết và sử dụng.

Một số đặc điểm của các Web APIs này có thể kể đến là:

  • Mở rộng các chức năng với browser
  • Cung cấp số lượng lớn các API giúp thao tác với browser dễ dàng
  • Đơn giản hóa các chức năng tưởng chừng như phức tạp

Trong bài viết lần này mình xin phép giới thiệu đến các bạn một số Web APIs khá hay mà mình có tìm hiểu được

Bắt đầu thoai.

1. Page Visibility API

Bắt đầu với chiếc API đầu tiền đó là Page Visibility API. Đọc đến tên của API này thôi chúng ta cũng có thể đoán được nôm na rằng API làm nhiệm vụ gì, nó cung cấp cho chúng ta một sự kiện theo dõi document(cửa sổ hiện tại) có đang được hiển thị hay không, nói một cách dễ hiểu hơn thì nó phát hiện sự kiện chuyển tab khác hay minimizes trình duyệt đó các cậu.

Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp chúng ta cần sử dụng đến API này ví dụ như để tạm dừng việc một công việc nào đó ở cửa sổ trình duyệt khi mà người dùng không còn làm việc bên cửa sổ đó nữa. Hay là một chức năng khá phổ biến khác như image carousel sẽ không tự động next image tiếp theo cho đến khi mà người dùng quay lại tab đó.

Page Visibility API sử dụng một eventvisibilitychange để phát hiện trạng thái được "ẩn" đi của document hiện tại.

Song song với event này đó chính là việc sử dụng thêm các properties của Document interface

  • Document.hidden: giá trị này sẽ trả về true nếu như document hiện tại của bạn bị ẩn đi hoặc ngược lại.
  • Document.visibilityState: giá trị trả về của thuộc tính này là visible nếu như nội dung hiện tại được hiển thị ít nhất một phần, hidden nếu như nội dung của trang đó không được thấy bởi người dùng, giá trị prerender khi nội dung đã được hiển thị trước nhưng không được thấy bởi người dùng, giá trị cuối cùng là unloadedkhi mà quá trình tải trang đang diễn ra.

Ví dụ :

document.addEventListener('visibilitychange', function () {
  if (document.hidden) {
  	alert('hidden')
  } else {
  	alert('visible')
  }
})

2. HTML Drag and Drop API

APi thứ hai mà mình muốn giới thiệu là một API làm một công việc khá phổ biến hiện nay, ngay cả Viblo cũng đang sử dụng tính năng này đó là tính năng kéo thả. Hiểu đơn giản cho những các bạn mới biết tính năng này thì nó cho phép chúng ta kéo phần tử này ra một vị trí khác (sắp xếp lại vị trí của một danh sách...)

HTML Drag and Drop interfaces cho phép chúng ta sử dụng tính năng kéo thả này trên trình duyệt. Khi làm việc với chức năng này tức là chúng ta đang làm việc với các event(sự kiện), đúng vậy HTML Drag and Drop sẽ sử dụng Event interfaceDragEvent interface.

DragEvent interface cung cấp cho chúng ta một loạt các loại sự kiện để thao tác dễ dàng với chức năng kéo thả.

  • drag: được kích hoạt khi người dùng kéo một phần tử nào đó, sự kiện này được gọi liên tục trong quá trình kéo
  • dragend: được kích hoạt khi kết thúc hành động kéo (xảy ra khi bấm phím esc, hoặc người dùng thả chuột)
  • dragenter: được kích hoạt khi phần tử được kéo vào vị trí được thả hợp lệ
  • dragleave: được kích hoạt khi phần tử được kéo rời khỏi vị trí được thả hợp lệ
  • dragexit: sự kiện này họat động khá giống với dragleave, sự khác biệt duy nhất cho đến hiện tại mình thấy đó là dragexit chỉ hoạt động được trên Firefox.
  • dragover: hoạt động giống như dragenter, nhưng sự kiện này sẽ được kích hoạt liên tục khi phần tử được kéo và con trỏ chuột bên trong vùng thả hợp lệ
  • dragstart: được kích hoạt khi bắt đầu kéo một phần tử
  • drop: được kích hoạt khi người dùng thả chuột.

HTML Drag and Drop bao gồm các interfaces khác như DragEvent, DataTransfer, DataTransferItem and DataTransferItemList. Vì là DragEventDataTransfer được hỗ trợ nhiều hơn trên các trình duyệt nên ở bài giới thiệu này mình cũng chỉ giới thiệu về 2 interfaces này thôi nhé.

Như mình có giới thiệu ở trên thì API kéo thả này sẽ sử dụng DragEvent. DrageEvent cung cấp cho chúng ta một thuộc tính là dataTransfer thuộc DataTransfer object. Thuộc tính này sẽ giúp chúng ta đọc được dữ liệu của phần tử được kéo.

Làm tính năng kéo thả

Đầu tiên để bắt đâu làm được chắc năng kéo thả , trước tiên cần phải xác định được đối tượng mà cho phép chúng ta có thể kéo thả được. Để xác định được đối tượng được phép kéo thả cần thêm thuộc tính draggable=true và sử dụng sự kiện ondragstart để bắt đầu việc kéo thả.

Mình có các file như sau

<p id="dragEl" draggable="true" ondragstart="drag(event)">kéo tôi đi</p>
<div class="box">
</div>
.box {
  width: 200px;
  height: 200px;
  border: 1px solid black;
}

và file js để xử lý

function drag (ev) {
	ev.dataTransfer.setData("text", ev.target.id);
}

Trong hàm drag này mình sử dụng phương thức setData của DataTransfer dùng để lưu trữ thông tin của phần tử đang được kéo, hàm này nhận vào hai tham số

  • tham số thứ nhất là để định dạng format cho tham số thứ hai
  • dữ liệu đang được "chuyển đi"

Ở đây mình sử dụng id là dữ liệu được chuyển đi vì đây là dữ liệu có thể coi là unique trong ứng dụng, tí nữa mình sẽ dùng tới nó sau (tùy từng trường hợp mà các bạn hãy cân nhắc dùng dữ liệu gì để truyền đi nhé).

Sau khi có tính năng kéo rồi, giờ chúng ta cần thêm tính năng thả, tính năng thả thì là lúc chúng ta sử dụng event drop. Các bạn hãy thêm sự kiện ondrop vào nơi cần thả vào, ở trong ví dụ này mình đang dùng là thẻ div

<p id="p1" draggable="true" ondragstart="drag(event)">kéo tôi đi</p>
<div class="box" ondrop="drop(event)">
</div>

Thêm hàm xử lý việc thả

function drag (ev) {
	ev.dataTransfer.setData("text", ev.target.id);
}

function drop (event) {
	const data = event.dataTransfer.getData("text")
  	event.target.appendChild(document.getElementById(data));
}

Giải thích tiếp một chút, khi kéo mình đã sử dụng phương thức setData để lưu trữ dữ liệu của phần tử đang được kéo, giờ để lấy được giá trị đã lưu mình sẽ sử dụng phương thức getData với một tham số truyền vào là định dạng của dữ liệu được lấy.

Sau đó là truy xuất phần tử được kéo đi với id được truyền và thêm vào thẻ div là ok thoai. Chạy trình duyệt lên vào thử thôi nào.

Tuy nhiên: Khi chạy lên các bạn sẽ vẫn chưa thấy nó thả vào thẻ div đúng không 🤣🤣🤣

Lý do là vì đối với những DOM elements thì trình duyệt mặc định đã chặn hành động thả vào, vì vậy để sử dụng được sự kiện này thì sử dụng preventDefault là được, nhưng cho vào đâu ???

Ở trên mình có một sự kiện là dragover được kích hoạt khi phần tử kéo được đi vào bên trong vùng thả hợp lệ, vậy thì chỉ cần xử lý khi phần tử kéo vào nơi được "thả" hợp lệ là được

<p id="p1" draggable="true" ondragstart="drag(event)">kéo tôi đi</p>
<div class="box" ondrop="drop(event)" ondragover="dragover">
</div>
function dragover(event) {
	event.preventDefault();
}

Kết quả

3. Fetch API

Fetch API là một API hỗ trợ việc gửi và nhận các request trong Javascript. API này khá giống XMLHttpRequest nhưng nó mạnh mẽ và linh hoạt hơn, việc sử lý với các response cũng dễ dàng

Fetch API cũng cung cấp cho chúng ta các khái niệm khác liên quan đến request như CORS hay HTTP Origin header. Việc tạo một request với API này khá dễ dàng khi chỉ cần sử dụng phương thức fetch() đã tích hợp sẵn trong rất nhiều các interfaces khác nhau đặc biệt là WindowWorkerGlobalScope, vì vậy có thể sử dụng phương thức này ở hầu hết các trường hợp cần gọi API.

Phương thức fetch() yêu cầu một tham số duy nhất đó là đường dẫn tới nơi mà bạn muốn gọi API tới

fetch(url)

Phương thức fetch() sẽ trả về một Promise, nếu trạng thái của Promiseresolve, đoạn code bên trong phương thức then() sẽ được thực thi, bên trong function này chúng ta thường thực thi các đoạn code để xử lý dữ liệu trả về.

Một response trả về là một thực thể của Response object, để xử lý việc lấy dữ liệu đã có sẵn các phương thức củab Body. Vì Response implement Body, nên chúng ta có thể truy xuất dữ liệu từ response bằng các gọi tới các hàm trong Body.

Khi việc gọi API bằng phương thức fetch() gặp lỗi, lúc này Promise trả về trạng thái là reject, lúc này phương thức catch() sẽ được gọi tới để xử lý các ngoại lệ.

Cấu trúc cơ bản của Fetch API như thế này

fetch(url)
.then(function() {

})
.catch(function() {

});

Mặc định phương thức fetch() sử dụng GET method, còn nếu muốn sử dụng các method khác như POST chúng ta cần truyền thêm một tham số thứ hai là một object, bên trong object này chứa các định nghĩa cho một request được viết dưới dạng key: value, key ở đây có thể là method, body, headers, cache...

Ví dụ

fetch(url, {
    method: POST,
    body: formData,
    headers: new Headers({'Content-Type' : 'image/jpeg', 'X-My-Custom-Header' : 'Zeke are cool'})
}).then(function() {
}).catch(function() {
})

Game là dễ nhỉ

Kết luận

Trên đây là những API mà mình thấy khá phổ biến được xử dụng trong các trang web mà mìn muốn chia sẻ với các bạn. Mặc dù các API này ở các framework hầu như đã có các thư viện để xử lý nhưng mình nghĩ đây vẫn là những thứ nên biết.

Nếu bài viết hay, hãy tặng mình 1 upvote nhé 🤣😘🤣😘


All Rights Reserved

Viblo
Let's register a Viblo Account to get more interesting posts.