+18

Thao tác với Excel dễ như ăn kẹo trong Laravel

1. Lời mở đầu

Đối với việc quản trị những website ngày nay như quản lý danh sách các sản phẩm, quản lý bộ đề câu hỏi, đề thi... thì việc tối ưu các công việc ví dụ như thêm mới các sản phẩm bằng việc nhập tay từng thông tin một vào form rồi submit sẽ tốn kha khá thời gian và công sức của người quản trị. Để giải quyết được vấn đề này, chúng ta cúần đế những giải pháp có thể giảm tải thời gian cũng như công sức để làm những công việc này thì việc làm việc với Excel sẽ là một sự lựa chọn hợp lý nhất.

Trong bài viết này mình xin giới thiệu với các bạn một thư viện có tên là Maatwebsite để chúng ta có thể thao tác với Excel một cách dễ dàng(import, export).

2. Cài đặt

Yêu cầu

Để sử dụng được thư viện này chúng ta cần có những yêu cầu như :

  • PHP: ^7.0
  • Laravel: ^5.5
  • PhpSpreadsheet: ^1.6
  • Các PHP extension: php_zip, php_xml, php_gd2, php_iconv, php_simplexml, php_xmlreader, php_zlib được bật.

Cài đặt vào project

Chạy lệnh để cài đặt package cũng như PhpSpreadsheet

composer require maatwebsite/excel

Trong quá trình cài đặt package này nếu bạn gặp lỗi này tương tự mình

The requested PHP extension ext-gd * is missing from your system. Install or enable PHP's gd extension.

thì các bạn cài thêm extension gd là được, ở đây mình dùng php version là 7.4, bạn sửa tương tự theo version trên máy bạn.

sudo apt-get install php7.4-gd

các bạn đăng ký ServiceProvider trong config/app.php

'providers' => [
    /*
     * Package Service Providers...
     */
    Maatwebsite\Excel\ExcelServiceProvider::class,
]

chạy thêm lệnh

php artisan vendor:publish --provider="Maatwebsite\Excel\ExcelServiceProvider" --tag=config

để publish config được sinh ra trong config/excel.php.

Như vậy là cài đặt cũng được hòm hòm rồi, giờ chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu các chức năng hữu ích mà package cung cấp.

3. Tìm hiểu chức năng Export

3.1. Export cơ bản

Trước tiên chúng ta cần tạo một class Export được dùng để xử lý các tính năng liên quan đến export

php artisan make:export UsersExport --model=User

Flag --model=User để cho package hiểu là file này chúng ta sẽ thực thi với object nào, trong trường hợp này nó là User, nó sẽ tự động thêm đoạn code liên quan đến User vào trong function collection. Nếu không có flag --model này thì cũng chả sao nhé các anh chị em.

Câu lệnh trên sẽ giúp chúng ta một file là app/Exports/UsersExport.php với nội dung.

<?php

namespace App\Exports;

use App\User;
use Maatwebsite\Excel\Concerns\FromCollection;

class UsersExport implements FromCollection
{
    /**
    * @return \Illuminate\Support\Collection
    */
    public function collection()
    {
        return User::all();
    }
}

Có hàm collection này giúp chúng ta bóc tách cái rows trong file excel ra dưới dạng collection để xử lý dễ dàng với laravel.

Tiếp theo cần phải tạo một function trong controller để xử lý việc download

<?php

namespace App\Http\Controllers;

use App\Exports\UsersExport;
use Maatwebsite\Excel\Facades\Excel;

class UsersController extends Controller 
{
    public function export() 
    {
        return Excel::download(new UsersExport, 'users.xlsx');
    }
}

Ở đây mình export một file excel dưới dạng extension là xlsx, tuy nhiên bạn có thể tùy chỉnh extension theo định dạng file mà bạn mong muốn như csv, tsv, ods, xls...

Cuối cùng là tạo thêm một route để hoàn thành việc download đơn giản một file excel

Route::get('users/export/', 'UsersController@export');

Kết quả

3.2. Thêm tiêu đề cho bảng

Để thêm tiêu đề từng column trong excel chúng ta chỉ cần thêm WithHeadings concern để custom tiêu đề, và các tiêu đề sẽ được trả về dưới dạng array viết trong function headings()

<?php
class UsersExport implements FromCollection, WithHeadings
{
    public function headings(): array {
      return [
        '#',
        'Name',
        'Email',
        'Phone',
        'Birthday'
      ];
    }
}

3.3. Xác định giá trị cho từng cột

Ở phần trên mình có giới thiệu về viết tiêu đề cho bảng. Nếu như viết ở trên thì kết quả trả về từ hàm collections sẽ lần lượt map với từng cột tiêu đề mà chúng ta xác định ở trên.

Để có thể tự xác định riêng giá trị của từng cột chỉ cần implements WithMapping và viết thêm function map vô là được

<?php
class UsersExport implements FromCollection, WithMapping
{
    public function map($user): array
    {
      return [
          $user->name,
          $user->email,
      ];
    }
}

3.4. Căn chỉnh chiều cao chiều rộng

Chắc chắn khi làm việc với dữ liệu lúc export ra excel, sẽ có những giá trị dài ngoằng ngoẵng khiến text bị che mất đi, mà giao diện download về nhìn cũng không đẹp đẽ gì. Để định dạng đẹp đẽ hơn chỉ cần implements ShouldAutoSize, nó sẽ tự động điều chỉnh độ rộng của cột sao cho phù hợp với giá trị tương ứng.

use Maatwebsite\Excel\Concerns\ShouldAutoSize;

class UsersExport implements FromCollection, ShouldAutoSize, WithColumnWidths
{
    ....
}

Hoặc nếu chúng ta muốn tự kiểm soát động rộng của cột thì hãy implements WithColumnWidths và viết thêm hàm columnWidths với giả trị trả về là một mảng các cột và động rộng tương ứng

class UsersExport implements FromCollection, WithColumnWidths
{
    return [
      'A' => 55,
      'B' => 45,            
    ];
}

3.5. Định dạng style

Với việc implements WithStyles sẽ giúp chúng ta dễ dàng định dạng giá trị được hiển thị trong excel

class UsersExport implements WithStyles
{
    public function styles(Worksheet $sheet)
    {
        return [
            // Định dạng toàn bộ hàng đầu tiên với font chữ được in dậm
            1    => ['font' => ['bold' => true]],

            // Định dạng giá trị tại ô B2 có font là in nghiêng
            'B2' => ['font' => ['italic' => true]],

            // Định dạng font-size cho toàn bộ cột C
            'C'  => ['font' => ['size' => 16]],
        ];
    }
}

Ngoài ra về phần Export hỗ trợ chúng ta rất nhiều trong việc thiết kế file excel cũng như xử lý sao cho mượt mà nhất, ở đây mình chỉ giới thiệu vài thứ cơ bản để các bạn có thể đọc qua là hiểu và áp dụng được luôn.

4. Tìm hiểu chức năng Import

4.1. Import cơ bản

Tương tự như chức năng export chúng ta cần tạo một file để xử lý việc import.

php artisan make:import UsersImport --model=User

Sau câu lệnh này sẽ tạo cho chúng ta file UsersImport nằm trong app/Imports với nội dung

<?php

namespace App\Imports;

use App\User;
use Maatwebsite\Excel\Concerns\ToModel;

class UsersImport implements ToModel
{
    /**
    * @param array $row
    *
    * @return \Illuminate\Database\Eloquent\Model|null
    */
    public function model(array $row)
    {
        return new User([
            //
        ]);
    }
}

Muốn lấy dữ liệu để đọc trong file excel theo tiêu đề cột thì phải implements WithHeadingRow để nó hiểu được là chúng ta đang sử dụng tiêu đề là key.

public function model(array $row)
    {
        return new User([
            'name' => $row['name'],
            'email' => $row['email']
            ....
        ]);
    }

Mặc định thì headings key sử dụng helper str_slug để format lại key.

Ví dụ tiêu đề cột của bạn là "Họ và tên", thì khi gọi tới key này sẽ là ho_va_ten. Ngoài ta chúng ta cũng có thể tự động fornat lại định dạng key nếu muốn.

Để import file từ dưới local lên thì bạn thêm vào trong controller xử lí việc import

Excel::import(new UsersImport, request()->file('your_file'));

Ở đây chúng ta sử dụng Excel facadestatic function import truyền vào bên trong 2 tham số vào, tham số thứ nhất là object UsersImport xử lý các thao tác liên quan đến excel, và tham số thứ hai là file mà bạn muốn upload lên server.

Cuối cùng là tạo thêm một route để gọi tới controller xử lý việc import

Route::post('users/import', 'UserController@import');

4.2. Dòng bắt đầu của tiêu đề

Trong một số trường hợp, headings key của chúng ta không nằm ở dòng đầu tiêu, mà nằm ở dòng số 2 chả hạn thì viết thêm hàm headingRow để xử lý vấn đề này

    public function headingRow(): int
    {
        return 2;
    }

4.3. Cập nhật hay tạo mới

Mặc định khi bạn import 1 file lên nó sẽ là việc tạo mới record. Tuy nhiên vấn đề này khá là bất cập khi có những trường đã tồn tại rồi thay vì tạo thêm 1 bản ghi nữa chúng ta chỉ muốn update nó thôi thì implements WithUpserts ngay để giải quyết việc này.

Ví dụ nếu như một email trong CSDL đã tồn tại rồi thì nó sẽ update chứ không phải tạo mới

    public function uniqueBy()
    {
        return 'email';
    }

Khi viết như trên các bạn có thể hiểu là chúng ta đang unique một column trong CSDL, ý là chỉ có thể có một giá trị như này trong một cột thôi.

4.4. Batch inserts

Khi import dữ liệu không tránh khỏi những lúc dữ liệu trả về quá nhiều dẫn đến việc quá tải, để xử lý vấn đề này thì chúng ta có thể nghĩ đến một cách là trong một thời điểm chỉ cho phép tạo bao nhiêu dữ liệu thôi. Nếu như bạn nghĩ đến cách này thì đây là phần viết dành cho bạn =))

Implements WithBatchInserts cho phép bạn giới hạn lượng query được thực hiện

    public function batchSize(): int
    {
        return 1000;
    }

Cũng tương tự với Batch upsert là chúng ta sẽ implements WithUpserts thay vì WithBatchInserts

4.5. Chunk reading

Cũng hơi giống với Batch insert thì chúng ta còn một cách khác để giải quyết việc quá tải khi dữ liệu được import quá lớn đó là implements WithChunkReading và thêm hàm chunkSize để thư viện lấy lần lượt số lượng rows được định nghĩa ra để xử lý chứ không phải lấy tất cả các bản ghi cùng một lúc sẽ dẫn đến việc server bị quá tải

class DataImport implements ToCollection, WithChunkReading {
    public function chunkSize(): int
    {
        return 200;
    }
}

Ở trường hợp này, mỗi lần server sẽ chỉ đọc 200 bản ghi trước để xử lý rồi mới tiếp tục lấy thêm.

Kết luận

Ngoài ra còn rất nhiều các inteface được tạo ra giúp chúng ta thao tác với việc import với excel rất dễ dàng mình không thể viết hết trong một bài viết được mà chỉ liệt kê những tính năng cơ bản và tiêu biểu của package này đem giới thiệu với các bạn.

Nếu hay hãy tặng ngay cho mình 1 upvote nhé.


All Rights Reserved

Viblo
Let's register a Viblo Account to get more interesting posts.