+6

Getting Started with Flutter - Part2

Như ở phần 1, mình đã giới thiệu về Flutter , cách xây dựng một ứng dụng Flutter và sử dụng VS Code để viết môt ứng dụng như thế nào .

Trong hướng dẫn này, bạn sẽ xây dựng một ứng dụng Flutter truy vấn API GitHub cho các thành viên trong tổ chức GitHub và hiển thị thông tin của thành viên nhóm trong một danh sách có thể cuộn được:

Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về :

  • Importing files và packages
  • Tạo mới và sử dụng widgets
  • Thực hiện API call (HTTP)
  • Hiển thị các mục trong một danh sách
  • Cập nhập Theme app

Importing a File

Thay vì giữ tất cả các Dart code trong tập tin main.dart , bạn sẽ muốn có thể nhập mã từ các class khác bạn tạo ra. Bạn sẽ thấy một ví dụ bây giờ để nhập strings, việc này sẽ giúp đỡ khi bạn cần localize các strings người dùng của mình.

Bạn tạo file có tên strings.dart trong thư mục lib bằng cách click chuột phải vào thư mục lib và chọn New file

Thêm class Strings vào trong file mới này

class Strings {
  static String appTitle = "GITHUB members";
}

Ở đây bạn định nghĩa static String appTilte. Để sử dụng bạn cần import bằng câu lệnh sau, thêm vào vị trí trên cùng của file main.dart

import 'strings.dart';

Cập nhật app title như sau, sử dụng appTitle bạn đã định nghĩa trong class Strings

return new MaterialApp(
  title: Strings.appTitle,

Bạn có thể cập nhật code trong class GHFlutterApp như sau :

class GHFlutterApp extends StatelessWidget {
  
  Widget build(BuildContext context) {
    return new MaterialApp(
      title: Strings.appTitle,
      home: new Scaffold(
        appBar: new AppBar(
          title: new Text(Strings.appTitle),
        ),
        body: new Center(
          child: new Text(Strings.appTitle),
        ),
      ),
    );
  }
}

Kiểm tra thay đổi bằng cách Build and Run với phím F5. Ok vậy là bạn đã nắm được cách import file trong Flutter rồi đó.

Widgets

Hầu như mọi yếu tố trong ứng dụng Flutter là một widget. Widget được thiết kế để không thay đổi, vì việc sử dụng các widget bất biến giúp giữ cho UI của ứng dụng nhẹ.

Có 2 loại widget cơ bản được sử dụng:

  • Statekess: chỉ phụ thuộc vào thông tin cấu hình của chúng, chẳng hạn như hình ảnh tĩnh trong một imageview
  • Stateful: cần duy trì thông tin động và làm như vậy bằng cách tương tác với một đối tượng State.

Cả StatekessStateful widgets đều vẽ lại trong Flutter app, sự khác biệt là Stateful widget uỷ quyền cấu hình cho đối tượng State

Để hiểu việc tạo ra các widgets riêng cho bạn, bạn tạo nới 1 class GHFlutter vào cuối file main.dart

class GHFlutter extends StatefulWidget {
  
  createState() => new GHFlutterState();
}

Bạn đã thực hiện một lớp con StatefulWidget và bạn đang ghi đè phương thức createState () để tạo đối tượng state của nó. Bây giờ thêm một class GHFlutterState trên GHFlutter:

class GHFlutterState extends State<GHFlutter> {
}

GHFlutterState là 1 extend State với tham số là GHFlutter

Nhiệm vụ chính của bạn cần làm khi tạo một widget mới là ghi đè lên phương thức build () được gọi khi widget được hiển thị trên màn hình.

Thêm phương thức build() vào bên trong class GHFlutterState


Widget build(BuildContext context) {
  return new Scaffold (
    appBar: new AppBar(
      title: new Text(Strings.appTitle),
    ),
    body: new Text(Strings.appTitle),
  );
}

Một Scaffold là một container cho material design widgets. Nó hoạt động như là gốc rễ của một phân cấp widget. Trong ví dụ, chúng ta đã thêm một AppBar và một body và trong Scaffold, mỗi phần đều chứa một widget Text.

Cập nhật lại GHFlutterApp để sử dụng GHFlutter như thuộc tính của home , thay vì xây dựng một khung riêng (scaffold).

class GHFlutterApp extends StatelessWidget {
  
  Widget build(BuildContext context) {
    return new MaterialApp(
      title: Strings.appTitle,
      home: new GHFlutter(),
    );
  }
}

Build và run app, bạn sẽ thấy được kết quả của việc tạo mới widget.

Making Network Calls

Như mình đã hướng dẫn các bạn cách import file strings.dart vào trong project. Bạn cũng có thể import những packages khác nằm trong Flutter framework và Dart.

Bây chúng ta muốn sử dụng một package trong framework để thực hiện một HTTP network call và parse dự liệu trả về theo định dạng JSON vào trong Dart objects. Chúng ta sẽ thêm những import mới sau vào trên đầu file main.dart:

import 'dart:convert';

import 'package:flutter/material.dart';
import 'package:http/http.dart' as http;

import 'strings.dart';

Bạn sẽ thấy một indicator thông báo trên những import hiện chưa được sử dụng Các ứng dụng Dart đều có một luồng, nhưng Dart cung cấp hỗ trợ chạy mã trên các luồng khác cũng như chạy mã không đồng bộ, không chặn luồng UI sử dụng async / await pattern.

Bạn sẽ thực hiện cuộc gọi mạng không đồng bộ để tìm danh sách các thành viên của nhóm GitHub. Thêm danh sách trống dưới dạng thuộc tính ở đầu GHFlutterState và cũng thêm thuộc tính để giữ kiểu văn bản:

var _members = [];

final _biggerFont = const TextStyle(fontSize: 18.0);

Bạn chú ý nhé nếu bạn để dấu gạch dưới đặt ở phần đầu của tên sẽ làm cho thuộc tính này của lớp trở nên private.

Để gọi một HTTP không đồng bộ, chúng ta thêm một phương thức _loadData() vào trong GHFlutterState

_loadData() async {
  String dataURL = "https://api.github.com/orgs/raywenderlich/members";
  http.Response response = await http.get(dataURL);
  setState(() {
    _members = JSON.decode(response.body);
  });
}

Bạn đã thêm từ khóa async lên _loadData () để nói với Dart rằng nó không đồng bộ, và cũng là từ khóa chờ đợi trên cuộc gọi http.get () đang chặn. Bạn đang sử dụng giá trị dataUrl được đặt thành điểm cuối API GitHub lấy ra thành viên cho tổ chức GitHub.

Khi cuộc gọi HTTP hoàn thành, bạn chuyển một callback tới setState () chạy đồng bộ trên UI thread. Trong trường hợp này, bạn cần giải mã JSON trả về và gán nó vào danh sách _members.

Bạn cần override initState() trong GHFlutterState và gọi _loadData () khi state được khởi tạo


void initState() {
  super.initState();

  _loadData();
}

Using a ListView

Lúc này bạn đã có được danh sách member, việc tiếp theo là cần hiển thị nó lên UI dưới dạng danh sách. Dart cung cấp một ListView widget hỗ trợ hiển thị dữ liệu dưới dạng danh sách. LisView giống như RecyclerView trong Android và UITableView trong iOS.

Thêm phương thức _buildRow() trong GHFlutterState:

Widget _buildRow(int i) {
  return new ListTile(
    title: new Text("${_members[i]["login"]}", style: _biggerFont)
  );
}

Phương thức _buildRow trả về ListTitle widge với việc hiển thị giá trị login trong JSON Chúng ta cần cập nhật body của Widget build trong GHFlutterState

body: new ListView.builder(
  itemCount: _members.length * 2,
  itemBuilder: (BuildContext context, int position) {
    if (position.isOdd) return new Divider();

    final index = position ~/ 2;

    return _buildRow(index);
  }),

Với từng item trong ListView, đặt giá trị itemCount và đặt itemBuilder sử dụng _buildRow()

Bấm F5 để build và run lại app.

Parsing to Custom Types

Vừa rồi chúng ta đã hiển thị danh sách member dưới dạng ListView, chúng ta đã phân tích từng member từ JSON trả về, sau đó thêm vào danh sách _members dưới dạng Dart Map . Tuy nhiên chúng ta muốn sử dụng dưới dạng một danh sách do chúng ta định nghĩa thì sẽ cần làm như thế nào. Ví dụ chúng ta muốn thao tác trên một danh sách Member chẳng hạn.

Đầu tiên chúng ta cần tạo mới class Member trong main.dart

class Member {
  final String login;
  final String avatarUrl;

  Member(this.login, this.avatarUrl) {
    if (login == null) {
      throw new ArgumentError("login of Member cannot be null. "
          "Received: '$login'");
    }
    if (avatarUrl == null) {
      throw new ArgumentError("avatarUrl of Member cannot be null. "
          "Received: '$avatarUrl'");
    }
  }
}

Một member có các properties : loginavatarUrl Cập nhật khai báo _members trong GHFlutterState

var _members = <Member>[];

Chúng ta sẽ cần cập nhật quá trình parse JSON trong phương thức _loadData() trong class GHFlutterState

_loadData() async {
    String dataURL = "https://api.github.com/orgs/raywenderlich/members";
    http.Response response = await http.get(dataURL);
    setState(() {
      final membersJSON = JSON.decode(response.body);
      for (var memberJSON in membersJSON) {
        final member =
            new Member(memberJSON["login"], memberJSON["avatar_url"]);
        _members.add(member);
      }
    });
  }

Tiếp đến cập nhật phương thức _buildRow() để sử dụng các properites : loginavatarUrl

Widget _buildRow(int i) {
  return new Padding(
    padding: const EdgeInsets.all(16.0),
    child: new ListTile(
      title: new Text("${_members[i].login}", style: _biggerFont),
      leading: new CircleAvatar(
        backgroundColor: Colors.green,
        backgroundImage: new NetworkImage(_members[i].avatarUrl)
      ),
    )
  );
}

Để hiển thị avatar, sử dụng NetworkImageCircleAvatar

Build và run app với phím F5, bạn sẽ thấy danh sách member với thông tin login và avatar

Cleaning the Code

Hầu hết code của bạn bây giờ nằm trong tệp main.dart. Để làm cho code sạch sẽ hơn, bạn có thể tái cấu trúc lại widget con và các lớp mà bạn đã thêm vào .

Tạo class tên member.dartghflutter.dart trong thư mục lib. Di chuyển class Member vào trong file member.dart và cả hai lớp GHFlutterStateGHFlutter vào trong ghflutter.dart.

Lúc này sẽ không cần bất kỳ câu lệnh imports nào trong member.dart, nhưng trong flutter.dart nên viết như sau:

import 'dart:convert';

import 'package:flutter/material.dart';
import 'package:http/http.dart' as http;

import 'member.dart';
import 'strings.dart'; 

Bạn cũng cần cập nhật lại file main.dart như sau:

import 'package:flutter/material.dart';

import 'ghflutter.dart';
import 'strings.dart';

void main() => runApp(new GHFlutterApp());


class GHFlutterApp extends StatelessWidget {
  
  Widget build(BuildContext context) {
    return new MaterialApp(
      title: Strings.appTitle,
      home: new GHFlutter(),
    );
  }
}  

Build and run và sẽ thấy kết quả không có gì thay đổi nhưng code của bạn trông sạch sẽ hơn chút rồi đó 😃

Adding a Theme

Bạn có thể dễ dàng thêm mới thuộc tính theme vào trong MaterialApp bên trong file main.dart:

class GHFlutterApp extends StatelessWidget {
  
  Widget build(BuildContext context) {
    return new MaterialApp(
      title: Strings.appTitle,
      theme: new ThemeData(primaryColor: Colors.green.shade800), 
      home: new GHFlutter(),
    );
  }
}  

Trong ví dụ, chúng ta sẽ sử dụng mày xanh lục như Material Design color của app.

Hot reload hoặc Build and run (F5)

Ok, vậy là một demo nhỏ về việc lấy data từ một HTTP request và hiển thị lên danh sách đã xong. Hy vọng các bạn đã có nhìn rõ hơn một chút về việc làm sao để làm việc với Flutter và Dart. Mình có link sourcecode demo nếu các bạn cần nhé.

Link tham khảo cho bài viết:


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí