+55

Bài 16: Sử dụng axios để gọi Laravel API trong VueJS

Chào mừng các bạn quay trở lại với series học VueJS với Laravel của mình, ở bài trước mình đã hướng dẫn các bạn cách sử dụng Scoped CSS trong VueJS, ở bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về cách gọi API từ backend là Laravel sử dụng axios nhé. 😉

SETUP

Sau khi khởi tạo project Laravel xong, ở phiên bản >=6.0, chúng ta cần chạy thêm command sau để khởi tạo phần frontend VueJS nữa nhé:

composer require laravel/ui --dev
php artisan ui vue
npm install

Đầu tiên chúng ta vào resources/js/components tạo một component Vue mới đặt tên là ApiCalling.vue với nội dung như sau:

<template>
    <div class="api-calling">
        API CALLING
    </div>
</template>

<script>
    export default {

    }
</script>

Sau đó các bạn khai báo component này trong app.js như sau:

Vue.component('api-calling', require('./components/ApiCalling.vue').default);

Cuối cùng là thêm nó vào file welcome.blade.php:

<!DOCTYPE html>
<html lang="{{ str_replace('_', '-', app()->getLocale()) }}">
    <head>
        <meta charset="utf-8">
        <meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1">

        <title>Laravel</title>
        </style>

        <link rel="stylesheet" href="/css/app.css">
    </head>
    <body>
        <div id="app">
            <api-calling></api-calling>
        </div>
        <script src="/js/app.js"></script>
    </body>
</html>

Tiếp theo chúng ta sẽ setup backend Larave nhé.

Đầu tiên các bạn tạo một database vue_laravel, sau đó chỉnh sửa thông tin db trong file .env cho chính xác nhé.

Ở bài này chúng ta sẽ dùng axios để gọi API thêm, sửa, xoá, get danh sách sản phẩm từ backend. Để làm điều đó đầu tiên ta tạo một model Product trong laravel bằng command sau:

php artisan make:model Product -m

(option -m để tạo luôn 1 migration cho model Product)

Sau đó chúng ta vào database/migrations/create_products_table.php và sửa lại hàm up() như sau:

public function up()
{
    Schema::create('products', function (Blueprint $table) {
        $table->increments('id');
        $table->text('name');
        $table->double('price');
        $table->timestamps();
    });
}

Các bạn có thể thấy ta sẽ tạo ra một bảng tên là products, với các trường như mã sản phẩm (id), tên sản phẩm (name), giá (price), và biến thời gian biểu thị cho ngày tạo/chỉnh sửa sản phẩm.

Tiếp theo chúng ta vào App/Models/Product.php và sửa lại như sau:

<?php

namespace App\Models;

use Illuminate\Database\Eloquent\Factories\HasFactory;
use Illuminate\Database\Eloquent\Model;

class Product extends Model
{
    use HasFactory;
    
    protected $fillable = [
    	'name', 'price'
    ];
}

Nhân tiện đây mình cũng muốn giải thích cho các bạn một số điều như sau:

  • Mặc định trong Laravel sẽ mapping model Product với bảng products (thêm 's' ở cuối), nếu các bạn sử dụng tên bảng khác thì ta phải khai báo thêm như sau:
protected $table = '<table_name>';
  • Nếu ở migration mà các bạn không có timestamps() thì bên model Product ta khai báo như sau:
public $timestamps = false;
  • Với các field mà chúng ta muốn kiểm soát khi thay đổi giá trị (ví dụ như các giá trị này được post từ form html về chẳng hạn), thì ta cứ bỏ vào biến array $fillable để báo cho Laravel biết là cá field này có thể thay đổi giá trị bởi người dùng.
  • Ngược lại với $fillable là biến array $guarded, biến này sẽ chứa các field mà người dùng không được phép thay đổi. Ở đây các bạn thấy giá trị của field ‘id’ sẽ tự động tăng khi insert một record mới (MySQL tự động làm việc này).
  • Trong một số trường hợp, khi chúng ta lấy tất cả các field của các record, và trong đó, chúng ta không muốn hiển thị một số field nào đó, ví dụ ở đây mình muốn là không hiển thị 2 field là passwordremember_token, khi đó tui sẽ đặt 2 field này vào trong biến array $hidden. Điều này có nghĩa là tui báo với Laravel rằng tui sẽ lấy hết các field trừ 2 field passwordremember_token.

Ok thế là ổn rùi đó nhỉ, tiếp theo chúng ta chạy command:

php artisan migrate

Chú ý nếu ở bước này các bạn gặp lỗi error:...key too long. Thì ta mở file App/Providers/AppServiceProvider và sửa lại như sau (sau đó migrate lại là được nhé):

use Illuminate\Support\Facades\Schema;
//
public function boot()
{
    Schema::defaultStringLength(191);
}

Ở bài này ta làm các thao tác đơn giản như thêm, sửa, xoá, get,...ta sử dụng Route::resource cho tiện nhé.

Tiếp theo ta tạo ProductController bằng cách:

php artisan make:controller ProductController --resource

Sau đó các bạn mở file routes/web.php và thêm vào như sau:

use App\Http\Controllers\ProductController;
...

Route::resource('products', ProductController::class);

Sau đó ta mở file ProductController.php lên, ở đó ta thấy đã có sẵn một số phương thức cho việc CRUD.

Gọi API

Thêm mới

Bây giờ chúng ta quay trở lại component ApiCalling.vue và tạo một form tạo sản phẩm mới như sau:

<template>
    <div class="api-calling container mt-5">
        <h1>Create Product</h1>
        <div class="form-group">
            <label>Name</label>
            <input v-model="product.name" type="text" class="form-control" placeholder="Name...">
        </div>
        <div class="form-group">
            <label>Price</label>
            <input v-model="product.price" type="text" class="form-control" placeholder="Price...">
        </div>
        <button class="btn btn-primary" @click="createProduct">Create</button>
    </div>
</template>

<script>
    export default {
        data() {
            return {
                product: {
                    name: '',
                    price: 0
                }
            }
        },
        methods: {
            async createProduct() {
                try {
                    const response = await axios.post('/products', {
                      name: this.product.name,
                      price: this.product.pric
                    })
                    console.log(response.data.product)
                } catch (error) {
                    console.log(error)
                }
            }
        }
    }
</script>

Sau đó các bạn quay trở lại trình duyệt bấm F5 và ta sẽ thấy như sau:

Ở đây phần code HTML chắc các bạn có thể hiểu được(có gì thắc mắc comment bên dưới cho mình nhé). Mình sẽ giải thích phần code trong script. Ở đó ta có một phương thức là createProduct. Phương thức này sẽ sử dụng axios để tạo một post request đến route /products với 2 tham số là nameprice. Có thể các bạn sẽ thắc mắc:

  • axios ở đâu ra ??? nói mãi mà không thấy chỉ cách cài đặt hay import nó, cứ thế phang vào sử dụng hay sao? 😃. Thì hiện tại khi setup mới project Laravel ở trong file resources/js/bootstrap.js đã có sẵn:
window.axios = require('axios');

Tức là ta có thể sử dụng axios global trên toàn ứng dụng Vue để gọi API rồi nhé (nếu vì lí do nào đó chưa có các bạn tự thêm vào nhé).

  • Điều tiếp theo có thể các bạn tự hỏi là tự dưng tạo sản phẩm sao biết route /products với method là post mà gọi? Thì các bạn xem hình bên dưới nhé (mình lấy ở trang chủ Laravel): Ở đây khi tạo sản phẩm ta cần gọi tới phương thức store trong ProductController, không phải phương thức create nhé, cái đó dành cho việc show form tạo sản phẩm thôi (điều này ta tự làm bên Vue được).

Ok khá ổn rồi đó nhỉ, giờ ta vào ProductController.php để lấy dữ liệu từ Vue và insert vào DB nhé. Ta sửa lại hàm store như sau (nhớ use App\Product; nhé):

use App\Product;
...
public function store(Request $request)
{

    $this->validate($request, [
        'name' => 'required|min:5',
        'price' => 'required|numeric|gt:0',
    ]);
    $product = Product::create([
        'name'     => $request->input('name'),
        'price'    => $request->input('price'),
    ]);
    return response([
        'product' => $product
    ], 200);
}

Ở trên các bạn có thể thấy mình validate request với một vài điều kiện trước khi thêm nó vào trong DB, nếu thành công thì sẽ trả về mã 200 và sản phẩm vừa lưu cho frontend nhé.

Bởi vì mình có validate, nên bên Vue ta sửa lại chút để in ra lỗi nếu có nhé:

ApiCalling.vue

<template>
   <div class="api-calling container mt-5">
       <h1>Create Product</h1>
       <div class="alert alert-danger alert-dismissible" role="alert" v-if="error">
           <b>{{ error.message }}</b>
           <ul>
               <li v-for="(errorName, index) in error.errors" :key="index">
                   {{ errorName[0] }}
               </li>
           </ul>
           <button type="button" class="close" @click="error = null">
               <span aria-hidden="true">&times;</span>
           </button>
       </div>
       <div class="form-group">
           <label>Name</label>
           <input v-model="product.name" type="text" class="form-control" placeholder="Name...">
       </div>
       <div class="form-group">
           <label>Price</label>
           <input v-model="product.price" type="text" class="form-control" placeholder="Price...">
       </div>
       <button class="btn btn-primary" @click="createProduct">Create</button>
   </div>
</template>

<script>
   export default {
       data() {
           return {
               product: {
                   name: '',
                   price: 0
               },
               error: null
           }
       },
       methods: {
           async createProduct() {
               try {
                   this.error = null
                   const response = await axios.post('/products', {
                       name: this.product.name,
                       price: this.product.price
                   })
                   console.log(response.data.product)
               } catch (error) {
                   this.error = error.response.data
               }
           }
       }
   }
</script>

Sau đó các bạn thử load lại trang và xem kết quả nhé (thử nhập tên sản phẩm ít hơn 5 kí tự xem sao 😉).

Lấy danh sách sản phẩm

Để lấy danh sách sản phẩm từ DB ra ta sửa lại hàm index trong ProductController như sau:

public function index()
{
   return Product::orderBy('created_at', 'desc')->get();
}

Ở trên ta đơn giản là lấy ra tất cả các sản phẩm và order (sắp xếp) theo thứ tự sản phẩm mới nhất đặt lên trước.

Sau đó ở bên Vue ta sửa lại một chút như sau để load ra danh sách sản phẩm nhé:

<template>
   <div class="api-calling container mt-5">
       <h1>Create Product</h1>
       <div class="alert alert-danger alert-dismissible" role="alert" v-if="error">
           <b>{{ error.message }}</b>
           <ul>
               <li v-for="(errorName, index) in error.errors" :key="index">
                   {{ errorName[0] }}
               </li>
           </ul>
           <button type="button" class="close" @click="error = null">
               <span aria-hidden="true">&times;</span>
           </button>
       </div>
       <div class="form-group">
           <label>Name</label>
           <input v-model="product.name" type="text" class="form-control" placeholder="Name...">
       </div>
       <div class="form-group">
           <label>Price</label>
           <input v-model="product.price" type="text" class="form-control" placeholder="Price...">
       </div>
       <button class="btn btn-primary" @click="createProduct">Create</button>

       <hr>
       <h1>List Products</h1>
       <table class="table">
           <thead>
               <tr>
                   <th scope="col">ID</th>
                   <th scope="col">Name</th>
                   <th scope="col">Price</th>
               </tr>
           </thead>
           <tbody>
               <tr v-for="product in listProducts" :key="product.id">
                   <th scope="row">{{ product.id }}</th>
                   <td>{{ product.name }}</td>
                   <td>{{ product.price }}</td>
               </tr>
           </tbody>
       </table>
   </div>
</template>

<script>
   export default {
       data() {
           return {
               product: {
                   name: '',
                   price: 0
               },
               listProducts: [],
               error: null
           }
       },
       created() {
           this.getListProducts()
       },
       methods: {
           async createProduct() {
               try {
                   this.error = null
                   const response = await axios.post('/products', {
                       name: this.product.name,
                       price: this.product.price
                   })
                   console.log(response.data.product)
               } catch (error) {
                   this.error = error.response.data
               }
           },
           async getListProducts() {
               try {
                   const response = await axios.get('/products')
                   this.listProducts = response.data
               } catch (error) {
                   this.error = error.response.data
               }
              
          }
       }
   }
</script>

Ở đây ta tạo hàm getListProducts trong đó sử dụng axios gọi đến route /products với phương thức get, route này sẽ gọi đến hàm index và trả về danh sách sản phẩm, sau đó ta chỉ việc load danh sách này ra khi component created bằng cách sử dụng v-for. Nhớ thêm thuộc tính key với v-for nhé 😄

Các bạn thử load lại trang và xem kết quả nhé (nhớ insert trước một vài sản phẩm nha).

Ở đây có một chỗ chưa hợp lý, đó là khi ta thêm sản phẩm mới thì danh sách hiển thị sản phẩm chưa được cập nhật lại, vì nó chỉ được làm mới một lần duy nhất mỗi khi component created. Nhưng ta cũng không nên gọi hàm getListProducts liên tục mỗi khi insert thành công một bản ghi, vì điều đó sẽ làm cho ứng dụng của chúng ta trở nên chậm hơn do mất thời gian query lại toàn bộ danh sách sản phẩm từ database. Do đó để hiển thị sản phẩm ngay lập tức khi ta vừa insert vào DB thành công, ta làm như sau. Sửa lại một chút ở hàm createProduct:

async createProduct() {
    try {
        this.error = null
        const response = await axios.post('/products', {
            name: this.product.name,
            price: this.product.price
        })
        this.listProducts.unshift(response.data.product)

        // reset giá trị form về ban đầu
        this.product = {
            name: '',
            price: 0
        }
    } catch (error) {
        this.error = error.response.data
    }
}

Ở đây mỗi khi thêm sản phẩm thành công (hoàn tất insert vào DB), ta sẽ thêm ngay 1 bản ghi vào mảng listProducts với giá trị product được trả về từ server. Ở trên ta dùng hàm unshift để thêm phần tử vào vị trí đầu tiên của Array (khác với push là thêm vào cuối của array nhé)

Sau đó các bạn thử load lại trang và thử insert một bản ghi và có thể thấy danh sách đã được cập nhật ngay lập tức.

Sửa thông tin sản phẩm

Tiếp theo để sửa thông tin sản phẩm, đầu tiên ta sửa lại hàm update trong ProductController như sau:

public function update(Request $request, $id)
{
    $this->validate($request, [
        'name' => 'required|min:5',
        'price' => 'required|numeric|gt:0',
    ]);

    $product = Product::find($id);

    $product->name = $request->input('name');
    $product->price = $request->input('price');
    
    $product->save();

    return response([
        'product' => $product
    ], 200);
}

Bên Vue ta sửa lại như sau:

<template>
    <div class="api-calling container mt-5">
        <h1>Create Product</h1>
        <div class="alert alert-danger" role="alert" v-if="error">
            <b>{{ error.message }}</b>
            <ul>
                <li v-for="(errorName, index) in error.errors" :key="index">
                    {{ errorName[0] }}
                </li>
            </ul>
        </div>
        <div class="form-group">
            <label>Name</label>
            <input v-model="product.name" type="text" class="form-control" placeholder="Name...">
        </div>
        <div class="form-group">
            <label>Price</label>
            <input v-model="product.price" type="text" class="form-control" placeholder="Price...">
        </div>
        <button class="btn btn-primary" @click="createProduct">Create</button>

        <hr>
        <h1>List Products</h1>
        <table class="table">
            <thead>
                <tr>
                    <th scope="col">ID</th>
                    <th scope="col">Name</th>
                    <th scope="col">Price</th>
                    <th scope="col">Actions</th>
                </tr>
            </thead>
            <tbody>
                <tr v-for="(product, index) in listProducts" :key="product.id">
                    <th scope="row">{{ product.id }}</th>
                    <td v-if="!product.isEdit">
                        {{ product.name }}
                    </td>
                    <td v-else>
                        <input type="text" v-model="selectedProduct.name" class="form-control">
                    </td>
                    <td v-if="!product.isEdit">
                        {{ product.price }}
                    </td>
                    <td v-else>
                        <input type="text" v-model="selectedProduct.price" class="form-control">
                    </td>
                    <td v-if="!product.isEdit">
                        <button class="btn btn-primary" @click="selecteProduct(product)">Edit</button>
                    </td>
                    <td v-else>
                        <button class="btn btn-primary" @click="updateProduct(index)">Save</button>
                        <button class="btn btn-danger" @click="product.isEdit = false">Cancel</button>
                    </td>
                </tr>
            </tbody>
        </table>
    </div>
</template>

<script>
    export default {
        data() {
            return {
                product: {
                    name: '',
                    price: 0
                },
                listProducts: [],
                error: null,
                selectedProduct: null
            }
        },
        created() {
            this.getListProducts()
        },
        methods: {
            async createProduct() {
                try {
                    this.error = null
                    const response = await axios.post('/products', {
                        name: this.product.name,
                        price: this.product.price
                    })
                    this.listProducts.unshift({
                        ...response.data.product,
                        isEdit: false
                    })

                    // reset giá trị form về ban đầu
                    this.product = {
                        name: '',
                        price: 0
                    }
                } catch (error) {
                    this.error = error.response.data
                }
            },
            async getListProducts() {
                try {
                    const response = await axios.get('/products')
                    this.listProducts = response.data
                    this.listProducts.forEach(item => {
                        Vue.set(item, 'isEdit', false)
                    })
                } catch (error) {
                    this.error = error.response.data
                }
           },
           selecteProduct (product) {
                product.isEdit = true
				this.selectedProduct = { ...product }
			},
			async updateProduct(index) {
                try {
                    const response = await axios.put('/products/' + this.selectedProduct.id, {
                        name: this.selectedProduct.name,
                        price: this.selectedProduct.price
                    })
                  
                    this.listProducts[index].name = response.data.product.name
                    this.listProducts[index].price = response.data.product.price
                    this.listProducts[index].isEdit = false
                } catch (error) {
                    this.error = error.response.data
                }
			},
        }
    }
</script>

Một số sự thay đổi mình mới thêm vào như sau:

  • Ta thêm vào 1 biến selectedProductdata, mỗi khi ta click edit 1 sản phẩm thì copy giá trị của sản phẩm đó cho selectedProduct. Tại sao không làm trực tiếp, lý do là nếu ta bind trực tiếp giá trị của 1 sản phẩm vào, lát nữa khi user chỉnh sửa, họ có thể thay đổi các thông tin, nhưng sau đó lại bấm Cancel không muốn sửa nữa, khi đó thì giá trị của sản phẩm đã bị thay đổi, ta không thể hiển thị lại giá trị cũ.
  • Thêm vào method selecteProduct để gán giá trị cho selectedProduct và set isEdit = true (mục đích để hiển thị form edit)
  • Chúng ta thêm vào hàm updateProduct để update thông tin của sản phẩm, sử dụng route put
  • Một điều cần chút ý là các bạn có thể thấy mình sửa lại thêm một thuộc tính là isEdit cho tất các bản ghi trong danh sách sản phẩm. Hàm getListProducts khi lấy được danh sách mình set thêm cho nó thuộc tính isEdit, ở đây ta dùng Vue.set để thêm vì như thế thì thuộc tính isEdit mới là reactive data, tức là sau này nó thay đổi thì DOM sẽ được re-render, còn không là ta click button Edit hoài mà không thấy gì xảy ra đâu nhé 😃
  • Tương tự ở hàm createProduct ta cũng thêm isEdit khi unshift vào listProducts (mình dùng toán tử ... để lấy toàn bộ giá trị bên trong object và gán thêm 1 thuộc tính mới là isEdit, khi code mình dùng rất nhiều ... vì nó rất tiện 😉)
  • Ở hàm updateProduct, tham số nhận vào là chỉ số của product trong mảng, khi thêm thành công ở backend thì mình sửa lại giá trị của product trong mảng (thay bằng giá trị của selectedProduct).
  • Ở hàm createProduct đoạn unshift product vào danh sách sản phẩm ta cũng phải thêm cho nó luôn 1 thuộc tính isEdit = false

Khá ổn rồi đó, các bạn load lại trang và thử edit một sản phẩm bất kì xem kết quả thế nào nhé 😉

Xoá sản phẩm

Để xoá một sản phẩm đầu tiên ta cần sửa lại hàm destroy trong ProductController như sau:

public function destroy($id)
{
    $product = Product::find($id);
    $product->delete();
    return response([
        'result' => 'success'
    ], 200);
}

Sau đó ở bên Vue ta sửa lại như sau:

<template>
    ...
    <td v-if="!product.isEdit">
         <button class="btn btn-primary" @click="selecteProduct(product)">Edit</button>
         <button class="btn btn-danger" @click="deleteProduct(product, index)">Delete</button>
    </td>
</template>

<script>
    ...methods: {
            ........
            async deleteProduct(product, index) {
                try {
                    await axios.delete('/products/' + product.id)
                    this.listProducts.splice(index, 1)
                } catch (error) {
                    this.error = error.response.data
                }
            }
    }
</script>

Ở phần này mình thêm một số chỗ như sau:

  • Bên dưới một chút ta thêm button Delete (cạnh button Edit), với sự kiện click vào sẽ gọi đến hàm deleteProduct
  • Ta có hàm deleteProduct nhận 2 tham số là productindex là vị trí của product trong mảng listProducts. Trong hàm này ta đơn giản là gọi đến route delete để gọi đến hàm destroy trong ProductController. Sau khi delete xong ta cần phải hiển thị lại danh sách sản phẩm cho chính xác. Nhưng ta sẽ không gọi hàm getListProducts vì như thế sẽ tốn thời gian query lại vào DB, mà ta đơn giản sử dụng hàm của JS là splice. Vì listProductsreactive data (tất cả những gì khai báo trong data đều reactive), nên mỗi khi nó thay đổi thì Vue sẽ re-render lại DOM và ta có thể thấy danh sách đã được thay đổi ngay lập tức

Bonus

Phần này chúng ta sẽ làm thêm chút animation để khi thêm mới, sửa, xoá hoặc show error message trông cho nó mượt dùng transition của Vue nhé.

Transition là 1 feature cực kì hữu ích trong việc làm Animation/Transition mà Vue mang lại cho chúng ta đó 😉

Cùng với đó ta sẽ làm thêm tính năng pagination nữa nhé.

Tạo transition cho thông báo lỗi

Đầu tiên ta thấy là mỗi lần thêm sản phẩm, xảy ra lỗi thì sẽ show ra error message, nhưng cái error đó giờ trông không mượt tí nào, show đánh cái "bụp" phát giật cả mình, ứ thích 🤣🤣, ta làm cho nó mượt chút nhé.

Đầu tiên các bạn thêm vào cuối file ApiCalling.vue

<style lang="scss" scoped>
.fade-enter-active, .fade-leave-active {
  transition: opacity .5s;
}
.fade-enter, .fade-leave-to {
  opacity: 0;
}
</style>

Sau đó ở trên phần template đoạn xử lý error message ta lồng nó vào cặp thẻ transition là được:

<transition name="fade">
    <div class="alert alert-danger alert-dismissible" role="alert" v-if="error">
        <b>{{ error.message }}</b>
        <ul>
            <li v-for="(errorName, index) in error.errors" :key="index">
                {{ errorName[0] }}
            </li>
        </ul>
        <button type="button" class="close" @click="error = null">
            <span aria-hidden="true">&times;</span>
        </button>
    </div>
</transition>

Các bạn chú ý rằng ở trên ta đặt tên cho transition là fade do vậy ở đoạn xử lý CSS, các class dành cho việc transition ta đều phải dùng tiền tố fade nhé.

Ở phần xử lý CSS ta sẽ phải thao tác với các phase (giai đoạn) của 1 transition (enter/leave, active/inactive). Các bạn nên xem thêm về transition của VueJS để hiểu hơn nhé. Sau mình sẽ viết bài kĩ hơn về nó.

Sau đó các bạn quay trở lại trình duyệt thử thêm mới sản phẩm để xảy ra lỗi và xem thành quả nhé 😉

Hiện tại (01/2021) React chưa chính thức support transition, còn Angular thì để viết được 1 cái transition phức tạp vãi cả chưởng, chỉ có Vue là ngay từ những ngày đầu đã support nó 1 cách cực cực kì đơn giản 😍😍😍

Transition cho các thao tác CRUD sản phẩm

Ta để ý thấy rằng hiện tại mỗi khi thêm/xoá sản phẩm nó cứ hiện đánh cái "bụp" hoặc xoá cái "bụp" nhát, trông rất là kém sang 😆😆, thay vào đó có 1 chút transition nhẹ thì app của chúng ta trông sẽ mượt hơn nhiều.

Bởi vì ta có 1 list danh sách các sản phẩm, mỗi sản phẩm lại là 1 element HTML, do đó để animate cái list sản phẩm này thì ta cần dùng tới transition-group - dùng để tạo transition cho 1 group (nhóm) các phần tử HTML.

Đầu tiên các bạn thêm vào đoạn css sau:

<style lang="scss" scoped>
.fade-enter-active, .fade-leave-active {
  transition: opacity .5s;
}
.fade-enter, .fade-leave-to {
  opacity: 0;
}

// ------ THÊM VÀO ĐOẠN BÊN DƯỚI
.slide-fade-enter-active {
  transition: all .3s ease;
}
.slide-fade-leave-active {
  transition: all .8s cubic-bezier(1.0, 0.5, 0.8, 1.0);
}
.slide-fade-enter, .slide-fade-leave-to {
  transform: translateX(10px);
  opacity: 0;
}
</style>

Sau đó quay trở lại template, ở đoạn table, các bạn tìm tới thẻ tbody, thay thế nó bằng thẻ transition-group , nội dung nom sẽ như sau:

<transition-group name="slide-fade" tag="tbody">
    <tr v-for="(product, index) in listProducts" :key="product.id">
        <th scope="row">{{ product.id }}</th>
        <td v-if="!product.isEdit">
            {{ product.name }}
        </td>
        <td v-else>
            <input type="text" v-model="selectedProduct.name" class="form-control">
        </td>
        <td v-if="!product.isEdit">
            {{ product.price }}
        </td>
        <td v-else>
            <input type="text" v-model="selectedProduct.price" class="form-control">
        </td>
        <td v-if="!product.isEdit">
            <button class="btn btn-primary" @click="selecteProduct(product)">Edit</button>
            <button class="btn btn-danger" @click="deleteProduct(product, index)">Delete</button>
        </td>
        <td v-else>
            <button class="btn btn-primary" @click="updateProduct(index)">Save</button>
            <button class="btn btn-danger" @click="product.isEdit = false">Cancel</button>
        </td>
    </tr>
</transition-group>

Ở trên ta có transition-group bao bọc thẻ tr (mỗi thẻ tr này tương ứng với 1 sản phẩm được hiển thị), và khi Vue animate là sẽ animate các thẻ tr này, ta có thuộc tính tag=tbody ý bảo Vue lúc render sẽ thay thế transition-group = tbody, vì mặc định thì transition-group khi render sẽ ra thẻ span nên nó sẽ làm cho layout của chúng ta bị vỡ.

Ổn rồi đó các bạn quay trở lại trình duyệt F5 và tận hưởng thành quả nhé 😉. Thử thêm/xoá sản phẩm xem sao nhé.

Transition trong Vue làm quá đơn giản phải ko nào 😄

Thêm Pagination

Khi làm thật thì danh sách sản phẩm của chúng ta thường sẽ nhiều và đương nhiên ta không muốn load 1 lần ra hết tất cả data vì sẽ rất nặng và lâu, trong khi đó đâu phải lúc nào ta cũng cần xem hết cả danh sách sản phẩm, do vậy thường ta sẽ thêm pagination cho data để mỗi lần load ta chỉ load 1 trang sản phẩm, dữ liệu trả về sẽ nhẹ và nhanh hơn nhiều.

Đầu tiền ở phía backend các bạn mở lại ProductController hàm index ta sửa lại như sau:

    public function index()
    {
        return Product::orderBy('created_at', 'desc')->paginate(5);
    }

Ở trên ta phân trang với mỗi trang có 5 phần tử

Sau đó ta quay lại ApiCalling.vue, sửa lại ở data():

...
listProducts: {}, // -> đổi thành Object

Update lại method getListProducts như sau:

async getListProducts(page = 1) {
    try {
        const response = await axios.get('/products?page=' + page)
        this.listProducts = response.data
        this.listProducts.data.forEach(item => {
            Vue.set(item, 'isEdit', false)
        })
    } catch (error) {
        this.error = error.response.data
    }
},

Ở trên các bạn thấy rằng bây giờ ta sẽ load danh sách sản phẩm theo page, mặc định không nói gì thì sẽ lấy từ page=1, và dữ liệu trả về từ Laravel thì danh sách sản phẩm nằm trong trường data nên giờ ta phải dùng this.listProducts.data để truy cập vào danh sách sản phẩm.

Ở method createProduct, đoạn unshift, ta sửa lại như sau:

this.listProducts.data.unshift({
     ...response.data.product,
    isEdit: false
})

Tương tự ở updateProductdeleteProduct ta phải sửa lại this.listProducts thành this.listProducts.data:

async updateProduct(index) {
    try {
        const response = await axios.put('/products/' + this.selectedProduct.id, {
            name: this.selectedProduct.name,
            price: this.selectedProduct.price
        })
        
        this.listProducts.data[index].name = response.data.product.name
        this.listProducts.data[index].price = response.data.product.price
        this.listProducts.data[index].isEdit = false
    } catch (error) {
        this.error = error.response.data
    }
},
async deleteProduct(product, index) {
    try {
        await axios.delete('/products/' + product.id)
        this.listProducts.data.splice(index, 1)
    } catch (error) {
        this.error = error.response.data
    }
}

Quay trở lên tempate đoạn v-for ta cũng phải update như vậy:

<tr v-for="(product, index) in listProducts.data" :key="product.id">

Cuối cùng phần chính đó là hiển thị thông tin pagination, ở ngay bên dưới table ta thêm vào:

<table>
    ....................
</table>
<div>
    {{ listProducts.from }} - {{ listProducts.to }} of {{ listProducts.total }}
</div>
<ul class="pagination">
    <li
        class="page-item"
        :class="{ 'disabled': listProducts.prev_page_url === null }"
        @click="listProducts.prev_page_url && getListProducts(listProducts.current_page - 1)"
    >
        <a class="page-link" href="#">Previous</a>
    </li>
    <li class="page-item" v-if="listProducts.prev_page_url" @click="getListProducts(listProducts.current_page - 1)">
        <a class="page-link" href="#">{{ listProducts.current_page - 1 }}</a>
    </li>
    <li class="page-item active">
        <a class="page-link" href="#">{{ listProducts.current_page }}</a>
    </li>
    <li class="page-item" v-if="listProducts.next_page_url" @click="getListProducts(listProducts.current_page + 1)">
        <a class="page-link" href="#">{{ listProducts.current_page + 1 }}</a>
    </li>
    <li
        class="page-item"
        :class="{ 'disabled': listProducts.next_page_url === null }"
        @click="listProducts.next_page_url && getListProducts(listProducts.current_page + 1)"
    >
        <a class="page-link" href="#">Next</a>
    </li>
</ul>

Ở trên mình dùng pagination cung cấp sẵn bởi Bootstrap, thêm chút xử lý của Vue để ẩn hiện các page trước sau, thêm event click vào từng page. Bài dài máy giật tưng bừng ko giải thích nhiều phần này cho các bạn được, có gì thắc mắc các bạn để lại comment cho mình nhé 😃

Sau đó F5 lại trình duyệt và xem thành quả thôi nào:

Thêm pagination vào thành ra đoạn transition cho danh sách sản phẩm lại nom hơi bị chuối 🤣🤣

Kết luận

Phù...cuối cùng chúng ta đã kết thúc một bài khá dài, mong rằng các bạn đã xem từ đầu đến cuối và có thể biết được cách gọi API từ Vue sang backend Laravel như thế nào từ đó áp dụng vào thực tế. Toàn bộ code các bạn có thể xem ở đây nhé.

Bài dài nên có thể có chỗ sai sót, hoặc các bạn có thắc mắc gì thì comment bên dưới cho mình nhé. Cám ơn các bạn đã theo dõi. Nếu các bạn có yêu cầu mình làm nội dung về một vấn đề nào đó thì cũng comment bên dưới nhé 😉.

Cám ơn các bạn đã theo dõi ^^!


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí