+29

Bài 14: Event handling với VueJS

Mình đã cập nhật lại tất cả các bài với các thay đổi ở hiện tại ở năm 2024: Vue 3, Vite, Laravel 11x,...

Cập nhật gần nhất 08/06/2024

Hello các bạn quay trở lại với series học VueJS với Laravel của mình 👋👋

Ở bài trước mình đã hướng dẫn các bạn về cách binding form input, bài này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách xử lý các sự kiện khi người dùng tương tác như click hay bấm các phím trong VueJS nhé.

Để bắt các sự kiện này ta dùng v-on hoặc mình thường dùng kiểu short-hand@ (trong bài này mình dùng cách viết shorthand nhé).

Ở bài này nội dung khá là đơn giản và mình nghĩ nó cũng khá dễ hiểu cho các bạn, nên chúng ta sẽ chủ yếu làm qua các ví dụ để hiểu nha. 🚀🚀

Event Handling cơ bản

Sử Dụng v-on hoặc @

Bạn có thể sử dụng v-on hoặc ký hiệu @ để lắng nghe các sự kiện DOM.

<template>
  <div>
    <button @click="handleClick">Click me</button>
  </div>
</template>

<script setup>
const handleClick = () => {
  alert('Button clicked!');
}
</script>

Truyền tham số

Bạn có thể truyền tham số vào hàm xử lý sự kiện.

<template>
  <div>
    <button @click="handleClick('Hello, Vue!')">Click me</button>
  </div>
</template>

<script setup>
const handleClick = (message) => {
  alert(message);
}
</script>

Event Modifiers

Vue cung cấp một loạt các event modifiers để thay đổi hành vi mặc định của các sự kiện.

.stop

Ngăn chặn sự kiện lan truyền lên phần tử cha.

<template>
  <div @click="handleDivClick">
    <button @click.stop="handleButtonClick">Click me</button>
  </div>
</template>

<script setup>
const handleDivClick = () => {
  alert('Div clicked!');
}

const handleButtonClick = () => {
  alert('Button clicked!');
}
</script>

.prevent

Ngăn chặn hành vi mặc định của event:

<template>
  <form @submit.prevent="handleSubmit">
    <input type="text" v-model="inputValue">
    <button type="submit">Submit</button>
  </form>
</template>

<script setup>
import { ref } from 'vue';

const inputValue = ref('');

const handleSubmit = () => {
  alert(`Form submitted with input: ${inputValue.value}`);
}
</script>

Ở trên sau khi submit và click vào alert thì page sẽ không bị reload

.capture

Lắng nghe sự kiện trong pha capturing thay vì pha bubbling.

<template>
  <div @click.capture="handleClick">
    <button @click="handleButtonClick">Click me</button>
  </div>
</template>

<script setup>
const handleClick = () => {
  alert('Div clicked!');
}

const handleButtonClick = () => {
  alert('Button clicked!');
}
</script>

Ở trên, handler của cha sẽ chạy trước của con, vì phase capturing chạy từ bên ngoài vào trong:

geeks.png

.self

Chỉ lắng nghe sự kiện nếu sự kiện được kích hoạt trên chính phần tử đó.

<template>
  <div @click.self="handleClick">
    <button>Click me</button>
  </div>
</template>

<script setup>
const handleClick = () => {
  alert('Div clicked!');
}
</script>

Ở đây handler sẽ chỉ được kích hoạt nếu ta trigger event trên chính nó (vùng màu đỏ), nếu ta trigger event từ button thì sẽ không có gì xảy ra: ezgif-1-fba54446a8.gif

.once

Lắng nghe sự kiện chỉ một lần duy nhất:

<template>
  <button @click.once="handleClick">Click me once</button>
</template>

<script setup>
const handleClick = () => {
  alert('Button clicked!');
}
</script>

.exact

exact được sử dụng khi ta muốn thực hiện một hành động nào đó chỉ khi người dùng bấm chính xác các nút hay tổ hợp phím/chuột:

<!-- hành động bên dưới được gọi ngay cả khi các nút khác được bấm đồng thời như Alt hay Shift -->
<button @click.ctrl="onClick">A</button>

<!-- chỉ thực hiện khi bấm chính xác tổ hợp click+ctrl -->
<button @click.ctrl.exact="onCtrlClick">A</button>

<!-- Chỉ thực hiện khi click -->
<button @click.exact="onClick">A</button>

Kết hợp nhiều modifiers

Ta có thể kết hợp nhiều modifers cùng lúc tuỳ ý luôn nhé:

<!-- the click event's propagation will be stopped -->
<a @click.stop="doThis"></a>

<!-- the submit event will no longer reload the page -->
<form @submit.prevent="onSubmit"></form>

<!-- modifiers can be chained -->
<a @click.stop.prevent="doThat"></a>

<!-- just the modifier -->
<form @submit.prevent></form>

<!-- only trigger handler if event.target is the element itself -->
<!-- i.e. not from a child element -->
<div @click.self="doThat">...</div>

Key Modifiers ⌨

Lắng nghe các sự kiện bàn phím với key modifiers.

<template>
  <input @keyup.enter="handleEnter" placeholder="Press Enter">
</template>

<script setup>
const handleEnter = () => {
  alert('Enter pressed!');
}
</script>

Ngoài ra Vue còn 1 loạt các modifiers khác như .tab/.delete/.esc....

Event Handling với Inline Handlers

Bạn có thể viết các hàm xử lý sự kiện trực tiếp trong template.

<template>
  <button @click="() => alert('Button clicked!')">Click me</button>
</template>

Mouse Button Modifiers 🖱️

Vue 3 cung cấp một số mouse button modifiers giúp bạn dễ dàng xác định hành động dựa trên nút chuột được nhấn. Dưới đây là một số modifiers phổ biến:

.left

Lắng nghe sự kiện khi nhấn nút chuột trái (mặc định).

<template>
  <button @click.left="handleLeftClick">Left Click me</button>
</template>

<script setup>
const handleLeftClick = () => {
  alert('Left button clicked!');
}
</script>

.right

Lắng nghe sự kiện khi nhấn nút chuột phải.

<template>
  <button @click.right="handleRightClick">Right Click me</button>
</template>

<script setup>
const handleRightClick = (event) => {
  event.preventDefault();  // Ngăn chặn menu ngữ cảnh mặc định của trình duyệt
  alert('Right button clicked!');
}
</script>

.middle

Lắng nghe sự kiện khi nhấn nút chuột giữa (con lăn, chú ý là các bạn phải ấn nó xuống chứ không phải cuộn nha).

<template>
  <button @click.middle="handleMiddleClick">Middle Click me</button>
</template>

<script setup>
const handleMiddleClick = () => {
  alert('Middle button clicked!');
}
</script>

Kết bài

Event handling trong Vue 3 mang lại cho bạn sự linh hoạt và mạnh mẽ để quản lý các tương tác người dùng. Từ việc xử lý các sự kiện DOM cơ bản, sử dụng các event modifiers, key modifiers, đến việc phát triển các custom events trong components, Vue 3 cung cấp mọi thứ bạn cần để xây dựng các ứng dụng phong phú và tương tác.

Vue còn rất nhiều loại modifiers nữa, trong bài mình chỉ nói các loại phổ biến hay dùng thôi. Các bạn có thể xem thêm ở đây nha

Ở bài tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về CSS scoped trong VueJS nhé.

Cám ơn các bạn đã theo dõi series của mình, nếu có gì thắc mắc các bạn để lại dưới comment nhé ^^!


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí