Tìm hiểu và sử dụng React Portal
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 5 năm
Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ về Portal trong Reactjs, đây là một API nghe có vẻ khá xa lạ và ít được sử dụng, tuy nhiên mình dám chắc là trong quá trình phát triển ứng dụng web với React bạn đã sử dụng nó rồi, mà chưa để ý thôi.
Vậy Portal là gì, theo document của React, Portal cho phép chúng ta render một phần HTML đôc lập với commponent tree, để mình giải thích chút nhé:
Bình thường trong project reactjs ta có file index.html
<html>
<head></head>
<body>
<div id="root"></div>
</body>
</html>
Và tại app.js ta có:
ReactDOM.render(<App />, document.getElementById('root'))
Toàn bộ ứng dụng sẽ được nằm trong thẻ div với id là root.
Tiếp theo giả sử ta có như sau, bên trong App:
function App() {
return (
<div className="app-wrapper">
<HomePage />
<Footer />
</div>
)
}
Nếu các component đều sử dụng phương thức render thì nội dung trong các child-component là HomePage và Footer sẽ nằm trong thẻ div với class là app-wrapper, tương tự với các level tiếp theo.
Việc render nội dung như vậy nhìn chung rất bình thường, tuy nhiên một số trường hợp ta muốn tạo ra một component, có style không bị ảnh hưởng bởi thành phần parent của nó bất kể level mà nó được render, ví dụ như Modal, hay Tooltip chẳng hạn, đối với các component này, thay vì sử dụng phương thức render như thường lệ như sau:
import React from 'react'
function Modal({ children }) {
return (
<div>
{children}
</div>
)
}
export default Modal
Ta nên sử dụng React Portal như sau:
import React from 'react'
import ReactDOM from 'react-dom'
function Modal({ children }) {
return ReactDOM.createPortal(
<div id="modal-wrapper">
{children}
</div>,
document.querySelector('body'),
)
}
export default Modal
Nội dung render khi sử dụng Portal sẽ như sau:
<html>
<head></head>
<body>
<div id="root"></div>
<div id="modal-wrapper"></div>
</body>
</html>
Vì vậy phần style của modal-wrapper sẽ không bị ảnh hưởng bởi level mà Modal được render bên trong component tree của project, mà chỉ ảnh hưởng bởi global style.
Lưu ý rằng, mặc dù Portal được sinh ra cùng với với thẻ div root trên DOM, có style không bị ảnh hưởng bởi component tree, tuy nhiên về event lại thể hiện như một phần tử bên trong component tree. Như ví dụ sau:
import React from 'react'
import ReactDOM from 'react-dom'
function Modal({ children }) {
return ReactDOM.createPortal(
<div id="modal-wrapper">
{children}
</div>,
document.querySelector('body'),
)
}
function Wrapper({ handleClick }) {
return (
<div className="wrapper" onClick={handleClick}>
<Modal />
</div>
)
}
Ở ví dụ trên, mặc dù ở DOM thẻ div id="modal-wrapper" sẽ nằm ngoài div root, tuy nhiên handleClick vẫn sẽ được gọi khi event được thực hiện trên Modal, dựa theo component tree. Vì vậy việc kiểm soát những event như vậy sẽ phức tạp hơn. Vì vậy chỉ nên dùng Portal khi thật sự cần thiết.
Trên đây mình đã giới thiệu về React Portal - một API hay gặp nhưng ít được để ý khi phát triển ứng dụng React. Bài viết có tham khảo từ document chính thức của React, hi vọng bài viết sẽ hữu ích.
All rights reserved
Bình luận
Dễ hiểu lắm ạ.
cám ơn bạn, đọc lại thấy văn vẻ lủng củng vãi :v
bạn tôi viết bài hay quá :v
Đúng cái e đang cần! Thanks
tks