+18

Authentication Với NestJS và Passport (Phần 2)

I. Giới thiệu

Trong phần một của bài viết (link phần một mình đã chia sẻ cách cài đặt passport và cách sử dụng một Strategy trong ứng dụng NestJS, đó là local-strategy thường được sử dụng khi viết Login API. Trong phần này mình sẽ chia sẻ thêm một Strategy khá là phổ biết tiếp theo của passport đó là jwt-strategy, cùng xem cách chúng ta sử dụng với NestJS nhé. Các bước cài đặt và khởi tạo source code mình đã giới thiệu ở phần trước nên phần này mình sẽ không đề cập lại nữa nhé.

II. Xây dựng chức năng xác thực với passport-jwt

Trong phần trước chúng ta đã xây dựng một module đảm nhận các chức năng về xác thực (Auth Module). Cùng nhìn lại một chút code của module này một chút nhé.

// auth.module.ts
import { Module } from '@nestjs/common';
import { PassportModule } from '@nestjs/passport';
import { AuthController } from './auth.controller';
import { AuthService } from './auth.service';
import { LocalStrategy } from './strategies/local.strategy';

@Module({
  imports: [PassportModule],
  controllers: [AuthController],
  providers: [AuthService, LocalStrategy],
})
export class AuthModule {}

Để xây dựng tính năng xác thực với emailpassword qua một POST API trong phần trước, chúng ta đã cài đặt PassportModule và sử dụng một Strategy giúp đảm nhiệm phần logic. Như mình đã nói ở phần trước, passport cung cấp một luồng xác thực nhất quán, với mỗi phương pháp xác thực khác nhau, chúng ta sử dụng một strategy riêng biệt.
Phương pháp xác thực tiếp theo mà chúng ta xây dựng đó là sử dụng jsonwebtoken hay thường được gọi là jwt. Như mình có nói ở phần trước, LocalStrategy chỉ phù hợp cho chức năng SignIn, chúng ta cần một phương pháp xác thực linh hoạt và đơn giản hơn cho các API khác của project. Sử dụng JWT chắc hẳn đã khá quen thuộc với chúng ta rồi, mình sẽ không giải thích lại nữa, chúng ta hãy cùng xem sơ đồ sau:

Đầu tiên, chúng ta tiến hành cài đặt các thư viện cần thiết cho chức năng xác thực với JWT, chúng ta đã cài đặt sẵn passport, passport-jwt@types/passport-jwt ở phần trước, lần này chúng ta cần cài đặt thêm một viện nữa:

yarn add @nestjs/jwt

@nestjs/jwt là một tiện ích của nestjs giúp chúng ta thao tác với JWT ( khởi tạo, xác thực token). Sau đó chúng ta thêm tiện ích này vào trong Auth Module như sau:

// auth.module.ts
import { Module } from '@nestjs/common';
import { PassportModule } from '@nestjs/passport';
import { AuthController } from './auth.controller';
import { AuthService } from './auth.service';
import { LocalStrategy } from './strategies/local.strategy';
// jwt module
import { JwtModule } from '@nestjs/jwt';


@Module({
  imports: [
      PassportModule,
      JwtModule.register({
            secret: 'jwtsecretkey',
            signOptions: {
              expiresIn: '1 hour',
            },
      })
  ],
  controllers: [AuthController],
  providers: [AuthService, LocalStrategy],
})
export class AuthModule {}

Chúng ta khởi tạo một JWT Module với kèm thiết lập mã bí mật khi tạo và xác thực token và thời hạn của token sẽ được tạo ra. Sau khi khởi tạo và import vào trong Auth Module, chúng ta có thể sử dụng các tiện ích của module này.
Trở lại với Auth Service, chúng ta sẽ khởi tạo token khi xác thực user thành công với email/password:

// auth.controller.ts
import { Controller, Post, Req, UseGuards } from '@nestjs/common';
import { AuthService } from './auth.service';
import { Request } from 'express';
import { AuthGuard } from '@nestjs/passport';
import { JwtService } from '@nestjs/jwt';

@Controller('auth')
export class AuthController {
  constructor(
    private authService: AuthService,
    private jwtService: JwtService,
  ) {}

  @Post('signin')
  @UseGuards(AuthGuard('local'))
  signin(@Req() req: Request) {
    const user = req.user;
    const accessToken = this.jwtService.sign(user);
    return { accessToken };
  }
}

Ở đây mình đã thực hiện khởi tạo một token tương ứng với thông tin được xác thực thành công khi Client thực hiện Signin, sử dụng phương thức sign của jwtService. Token này được sinh ra dựa trên mã bí mật mà chúng ta thiết lập ở trên. Token này sẽ được gửi về cho Client và được Client lưu lại để xác thực khi thực hiện những request tiếp theo (cookies, session...).

Sau khi đã khởi tạo token và gửi về client, chúng ta sẽ sử dụng passport-jwt để tạo một Strategy cho chức năng xác thực với jwt. Hiểu nôm na như sau, mỗi khi Client gửi lên một Request, chúng ta yêu cầu Client gửi kèm mã token đã nhận được ở bước Sign In ở trên, thường là gửi vào trong headers, JWT Strategy sẽ thực hiện phần việc như một người bảo vệ, mỗi khi Request được gửi, nó sẽ đọc header của Request, lấy ra mã token và thực hiện xác thực, nếu kết quả xác thực thành công, nó sẽ lưu thông tin User đã xác thực vào trong Request và cho phép thực thi tiếp, nếu không, nó sẽ trả về Client một Exception. Tương tự như LocalStrategy đã tạo, chúng ta có như sau:

// jwt.strategy.ts
import { ExtractJwt, Strategy } from 'passport-jwt';
import { PassportStrategy } from '@nestjs/passport';
import { Injectable } from '@nestjs/common';

@Injectable()
export class JwtStrategy extends PassportStrategy(Strategy) {
  constructor() {
    super({
      jwtFromRequest: ExtractJwt.fromAuthHeaderAsBearerToken(),
      ignoreExpiration: false,
      secretOrKey: 'jwtsecretkey',
    });
  }

  async validate(user) {
    return user;
  }
}

Ở hàm contructor, chúng ta cần thiết lập cho JwtStrategy biết phương thức mà nó sẽ đọc token, ở đây mình thiết lập phương pháp yêu cầu Client cần gửi lên token theo trường Authorization trong headers của Request, và Token sẽ gửi lên ở dạng Bearer Token. ignoreExpiration là lựa chọn bỏ qua việc kiểm tra token đã hết hạn hay chưa và secretOrKey phải đúng với thiết lập khi chúng ta tạo ra mã token. Như mình nói, phần lớn logic đã được thực hiện bởi passport-jwt, chúng ta chỉ cần thêm một chút cài đặt vậy thôi 😄.
Ở đây khi xác thực thành công, mình sẽ trả về nguyên dữ liệu user mà chúng ta đã dùng để tạo ra token.
Tương tự như LocalStrategy, chúng ta cần truyền Strategy vừa tạo vào trong Auth Module.

// auth.module.ts
import { Module } from '@nestjs/common';
import { JwtModule } from '@nestjs/jwt';
import { PassportModule } from '@nestjs/passport';
import { AuthController } from './auth.controller';
import { AuthService } from './auth.service';
import { JwtStrategy } from './strategies/jwt.strategy';
import { LocalStrategy } from './strategies/local.strategy';

@Module({
  imports: [
      PassportModule,
            JwtModule.register({
            secret: 'jwtsecretkey',
            signOptions: {
              expiresIn: '1 hour',
            },
      })
  ],
  controllers: [AuthController],
  providers: [AuthService, LocalStrategy, JwtStrategy],
})
export class AuthModule {}

Chúng ta đã viết xong phương thức xác thực với jwt, giờ mình sẽ áp dụng nó vào một Request mới bằng cách sử dụng Guard của nestjs mà chúng ta đã tìm hiểu ở phần trước.

// auth.controller.ts
import { Controller, Post, Req, UseGuards, Get } from '@nestjs/common';
import { AuthService } from './auth.service';
import { Request } from 'express';
import { AuthGuard } from '@nestjs/passport';
import { JwtService } from '@nestjs/jwt';

@Controller('auth')
export class AuthController {
  constructor(
    private authService: AuthService,
    private jwtService: JwtService,
  ) {}

  @Post('signin')
  @UseGuards(AuthGuard('local'))
  signin(@Req() req: Request) {
    const user = req.user;
    const accessToken = this.jwtService.sign(user);
    return { accessToken };
  }
  
  @Get('test')
  @UseGuards(AuthGuard('jwt'))
  testApi(@Req() req: Request) {
       // const user = req.user
  }
}

Bằng việc sử dụng passport, testApi không cần phải đảm đương vai trò xác thực thông tin người dùng nữa, mà sẽ tập trung vào chức năng mà nó được tạo ra.

III. Tạo một Decorator lấy thông tin User

Đây chỉ là một phần nhỏ khác hữu ích mà mình muốn bổ sung khi chúng ta viết xong phương thức xác thực với JWT, có một vấn đề nhỏ là mỗi lần chúng ta lấy ra thông tin user, chúng ta đều cần sử dụng decorator Req rồi khai báo biến để lấy thông tin User. Nếu để ý thì bạn sẽ thấy Nestjs cung cấp nhiều decorator được viết sẵn giúp chúng ta lấy ra một số giá trị nhất định trong Request như Body, Params... NestJS cung cấp phương thức giúp chúng ta tạo ra một decorator để lấy ra một param nhất định trong Request. Trong trường hợp này, mình sẽ tạo ra một decorator có tên là GetUser như sau:

// get-user.decorator.ts
import { createParamDecorator, ExecutionContext } from '@nestjs/common';
import { Request } from 'express';

export const GetUser = createParamDecorator(
  (data: unknown, context: ExecutionContext) => {
    const req: Request = context.switchToHttp().getRequest();
    return req.user;
  },
);

Sau đó ta sẽ có thể lấy ra thông tin user một cách ngắn gọn và nhìn xịn hơn trước khá nhiều như sau 😄

// auth.controller.ts
...
import {GetUser} from './get-user.decorator.ts'

  @Get('test')
  @UseGuards(AuthGuard('jwt'))
  testApi(@GetUser() user) {
       return user
  }
...

IV. Kết bài

Mình đã hoàn thành phần giới thiệu cách sử dụng passport để viết phương thức xác thực trong một ứng dụng NestJS API. Đối với passport, chúng ta rất dễ dàng mở rộng thêm nhiều phương thức xác thực trong ứng dụng bằng cách thêm vào các Strategy. NestJS đã hỗ trợ kết hợp với passport một cách hoàn chỉnh, nên các bước thực thi rất ngắn gọn và dễ dàng. Bạn có thể thử thêm vào các phương thức xác thực khác để hiểu thêm về phần này nhé.


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí