Tìm hiểu redux-toolkit phần 2
Trong phần đầu tiên tìm hiểu và sử dụng redux-toolkit (link phần 1), mình đã giới thiệu và chia sẻ cách sử dụng một số api cơ bản của redux-toolkit giúp chúng ta tạo ra một redux flow hoàn chỉnh thay thế các hàm mặc định của redux, trong phần này mình sẽ giới thiệu thêm một số api nâng cao của redux-toolkit.
Tạo một module hoàn chỉnh với createSlice
đầu tiên để hiểu thế nào là khái niệm "module hoàn chỉnh", chúng cùng xem lại ví dụ khởi tạo store từ phần trước.
// store.js
import { configureStore, createAction, createReducer } from '@reduxjs/toolkit';
// actions
const increasement = createAction('increasement')
const decreasement = createAction('decreasement')
const initialState = { count: 0 }
function rootReducer = createReducer(initialState, {
[increasement]: state => ({ count: state.count + 1 })
[decreasement]: state => ({ count: state.count - 1 })
})
const store = configureStore({
reducer: rootReducer
})
export default store
Trong ví dụ đơn giản này chúng ta có một rootReducer, thực tế trong dự án thì reducer không mấy khi nhỏ bé như thế này, nguyên tắc của redux là chỉ có 1 single source of truth, tức là toàn bộ state của app sẽ đặt trong một reducer duy nhất, redux cho phép chúng ta chia nhỏ reducer thành các reducer nhỏ hơn, sau đó dùng hàm combineReducers để gộp lại thành reducer chung của ứng dụng, thường thì sub-reducer độc lập về logic và đi theo các screen hay feature của ứng dụng, mỗi sub-reducer thường sẽ lắng nghe các action riêng biệt, có các middleware tương ứng. Đâu đó chúng ta sẽ thấy thư mục store trong ứng dụng được cấu trúc như sau:
store
--> module1
--> reducer.js
--> actions.js
--> actionTypes.js
--> module2
--> reducer.js
--> actions.js
--> actionTypes.js
...
OK, giả sử chúng ta đều hiểu về khái niệm module rồi nhé, sẽ không vấn đề với cách chia theo thư mục như trên cả, tuy nhiên không có gì đảm bảo là reducer và actions trong module kia liên quan đến nhau, mình thường tạo ra một số convention trong dự án như là đặt tên module theo chức năng, type của action phải có tiền tố theo module ở đầu để phân biệt và tránh trùng lặp tên actions, ví dụ:
// module1 -> actionTypes.js
const context = 'module1'
// action name must contains module prefix
const 'ACTION_01' = `${context}_ACTION_01`
const 'ACTION_01' = `${context}_ACTION_01`
...
như đã giới thiệu ở phần trước, redux-toolkit sẽ tạo ra một chuẩn hoá để chúng ta viết code redux một cách thống nhất và ngắn gọn hơn, chúng ta sẽ giải quyết bài toán module này với hàm createSlice, trước hết cùng xem qua demo nhé.
// module counter --> index.js
import { createSlice } from '@reduxjs/toolkit';
const counterSlice = createSlice({
name: 'counter',
initialState: { count: 0 },
reducers: {
increment: state => state.count += 1,
decrement: state => state.count -= 1
}
})
export const { increment, decrement } = counterSlice.actions
export default counterSlice.reducer
createSlice giúp chúng ta giải quyết các vấn đề khi tạo redux module mình đề cập ở trên, reducer và action được nhóm lại trong một object, và chúng ta chỉ cần export ra để sử dụng trong ứng dụng, đồng thời action types cũng được sinh ra với tiền tố mặc định là trường name khi tạo slice.
Đến đây thì hẳn là bạn sẽ thấy khá là tiện lợi phải không nào, createSlice thật sự đã tạo ra một cú pháp hoàn chỉnh, nhất quán và ngắn gọn cho việc quản lý state của ứng dụng với redux. Ở đây có điểm nữa cần chú ý, trong ví dụ trên, các action sẽ tự động sinh ra tương ứng là các thuộc tính trong trường reducers, vậy nếu trường hợp reducer của slice muốn lắng nghe các action khác thì sao, giả sử như lắng nghe một action chung nào đó của ứng dụng ?
Trong trường hợp này, chúng ta cần sử dụng một option khác khi tạo slice, tên là extraReducers, và có hai cách viết khác nhau.
extraReducers builder callback
đây cách thứ nhất, được document redux-toolkit được khuyên dùng, cùng xem demo nhé:
// module counter --> index.js
import { createSlice, createAction } from '@reduxjs/toolkit';
const otherAction = createAction('updateCounterByValue')
const counterSlice = createSlice({
name: 'counter',
initialState: { count: 0 },
reducers: {
increment: state => state.count += 1,
decrement: state => state.count -= 1
},
extraReducers: (builder) => {
build.addCase(otherAction, (state, action) => {
state.count += action.payload
})
.addDefaultCase((state, action) => {})
}
})
export const { increment, decrement } = counterSlice.actions
export default counterSlice.reducer
Mỗi action cần lắng nghe, builder sẽ gọi một hàm addCase với tham số truyền vào là action type (action được tạo bởi hàm createAction của redux hoặc được export từ createSlice thì chỉ cần truyền vào action đó, còn action tạo bằng function thường hoặc thư viện khác thì cần truyền đúng giá trị type của action), đối với trường hợp default thì chỉ cần gọi hàm addDefaultCase, ở đây vẫn cho phép mutate trực tiếp state nhé.
Lưu ý thêm là hàm createReducer cũng cho phép sử dụng hàm builder này nhé, cú pháp tương tự như sau.
const reducer = createReducer((builder) => {
....
})
extraReducers với map object
cách thứ hai này sử dụng object với key là action type và value là hàm xử lý state.
// module counter --> index.js
import { createSlice, createAction } from '@reduxjs/toolkit';
const otherAction = createAction('updateCounterByValue')
const counterSlice = createSlice({
name: 'counter',
initialState: { count: 0 },
reducers: {
increment: state => state.count += 1,
decrement: state => state.count -= 1
},
extraReducers: {
// có thể viết là [otherAction] hoặc otherAction.type
[otherAction]: (state, action) => {
state.count += action.payload
}
}
})
export const { increment, decrement } = counterSlice.actions
export default counterSlice.reducer
Cách thứ hai này cú pháp gọn gàng và dễ đọc hiểu hơn, tuy nhiên bên redux-toolkit khuyên dùng cách thứ nhất trong trường hợp ứng dụng của chúng ta được viết bằng typescript, có thể xem thêm ở đây.
reducer lắng nghe nhiều action có cùng logic
Trong các ví dụ mình giới thiệu qua hai phần thì chúng ta xử lý trường hợp reducer lần lượt xử lý từng action, mỗi action type được lắng nghe và xử lý bởi một function, thực tế thì đôi khi có một số trường hợp mà chúng ta muốn xử lý các action type ở cùng một hàm để giảm thiểu lặp code, ví dụ trường hợp sau:
function reducer(state = initState, action) {
switch (action.type) {
case 'FETCH_DATA_FAIL':
case 'UPDATE_DATA_FAIL':
case: 'DELETE_DATA_FAIL:
return {
...state,
errors: action.payload.errors,
loading: false
};
default:
return state;
}
}
Vấn đề này thực tế gặp không nhiều, vì nếu nhiều action có cách xử lý giống nhau thì chúng ta nên dispatch chung một action mà thôi . Tuy nhiên nếu bạn buộc lòng phải làm như trên, trong reducer ta sẽ sử dụng builder callback với hàm addMatcher, cụ thể như sau:
const isErrorAction = (action) => {
return action.type.endsWith('FAIL')
}
const reducer = createReducer(initState, (builder) => {
build
.addMatcher(isErrorAction, (state, action) => {
state.errors = action.payload
})
.addDefaultCase((state, action) => {})
})
Khác một chút với builder.addCase và builder.addDefaultCase, tham số đầu tiên của hàm addMatcher là một function với tham số là action được dispatch và trả về giá trị boolean, tất cả các action được dispatch đều sẽ được kiểm tra và cho biết reducer cần lắng nghe action nào. Bạn có thể xem chi tiết hơn về addMatcher tại đây.
Trong phần hai bài viết tìm hiểu về redux-toolkit này, mình tập trung giới thiệu về createSlice, một hàm cho phép chúng ta viết redux theo kiểu tất cả trong một, mình thấy hàm này quá là hay và tiện lợi luôn, nếu bạn cảm thấy không quen hay khó hiểu thì vẫn có thể dùng createReducer hay createAction nhưng mình khuyên là nếu ứng dụng redux-toolkit thì hãy sử dụng luôn createSlice vì nó xịn thật sự đấy, mình tạm kết phần hai ở đây, phần 3 tới đây mình sẽ giới thiệu nốt về cách xử lý các action bất đồng bộ.
All rights reserved