+6

Một vài lưu ý khi sử dụng React-router

React-router là thành phần quan trọng bậc nhất trong hệ sinh thái React, vì hầu như ứng dụng React-Single-Page nào cũng đều cần điều hướng (routing) và tương tác với Browser history cả. React-router thật sự mạnh mẽ và là lựa chọn tốt nhất cho nhiệm vụ này. React-router cũng hoàn toàn dễ để sử dụng và nắm bắt, bạn sẽ chẳng tốn nhiều công sức để áp dụng ngay vào ứng dụng của mình. Bài viết này xin được chia sẻ một vài lưu ý nhỏ khi sử dụng và làm việc với React-router, hi vọng sẽ hữu ích.

React-routerReact-router-dom

Kể từ phiên bản V4, bạn sẽ được hướng dẫn import các API từ module react-router-dom phục vụ cho việc điều hướng trong ứng dụng của mình, tuy nhiên đây chỉ là một bước nâng cấp của react-router chứ không hề có sự xuất hiện của một cái tên mới. react-router trở thành nơi cung cấp toàn bộ các API nền tảng cho các giải pháp về routing, từ đó phát triển các sub-module phục vụ cho các chức năng cụ thể. react-router-dom dựa trên nền tảng react-router cung cấp các API làm việc với Browser, hay react-router-native cung cấp giải pháp cho ứng dụng react-native, vì vậy có thể hiểu là ta vẫn sẽ sử dụng react-router như bình thường nhé!.

Hiểu rõ hơn về các "Props" trong Router

Exact

Cùng xem qua sample sau đã nhé:

import { Switch, Route } from 'react-router-dom'

...

const RouteComponent = () => (
    <div>
        <Switch>
            <Route exact path="/" component={Home} />
            <Route path="/about" component={About} />
        </Switch>
    </div>
)

Ở trên đưa ra một vài cách sử dụng thông thường với Router, ta khai báo componentRouteComponent sẽ render với đường dẫn path tương ứng. Thuộc tính exact sẽ quy định path có cần tuyệt đối hay không, nghĩa là nếu không thêm thuộc tính exact vào Route thứ nhất, RouteComponent sẽ luôn render ra component Home với bất kể đường dẫn nào vì chỉ cần path="/*". Tuy nhiên với các component sẽ còn chia ra các sub-router bên trong, thuộc tính exact nếu thêm vào sẽ gây ra lỗi, giả sử trong component con tiếp tục chia ra các sub-route như "/about/detail", "/about/content",... vì vậy sẽ không thể thêm thuộc tính exact vào trong Route tương ứng.

render và component

Giả sử cần truyền thêm props vào các component HomeAbout, chúng ta có một vài giải pháp khác vì các khai báo trên sẽ không thực hiện được, ví dụ:

    <Route
        exact
        path="/"
        component={Home}
        customProps={5}
    />

Nhìn có vẻ hợp lý nhưng cách này sẽ không chính xác, react-router sẽ không truyền customProps vào bên trong Home mà chỉ đơn giản là lờ nó đi mà thôi.

Chúng ta cần sử dụng "inline-function"

    <Route
        exact
        path="/"
        component={() => <Home customProps={5} />}
    />

Mọi thứ sẽ hoạt động bình thường, nhưng ở trên vẫn chưa phải phương tối ưu, bởi vì khi chúng ta sử dụng inline function bên trong thuộc tính component, <Route /> sẽ sử dụng React.createClass tạo ra một Element mới từ component Home mỗi khi render, hiểu đơn giản là Home sẽ unmount và được khởi tạo lại nhiều lần không cần thiết trong quá trình sử dụng thay vì chỉ cần update những thay đổi cần thiết.

Giải pháp nên dùng là sử dụng thuộc tính render thay cho thuộc tính component bên trong <Route />

    <Route
        exact
        path="/"
        render={() => <Home customProps={5} />}
    />

sử dụng render sẽ tránh việc component Home bị unmountre-mount khi không cần thiết bởi giá trị của render nhận sẽ là một functional component.
Ngoài ra mỗi React Component được render qua Route sẽ nhận được 3 props giúp tương tác với Browser History cũng như truyền dẫn dữ liệu một cách linh hoạt và mạnh mẽ.

  • match
  • location
  • history

Query-string và query-parameters

Với phiên bản v4, react-router không còn hỗ trợ đầy đủ query-string như những phiên bản trước nữa, đa số trường hợp bạn nên sử dụng query-parameters, giả sử ta có một router:

  <Route path="/detail/:id" component={Detail} />
  // ==> props.match.params.id

Nếu bạn cố gắng truyền query-string trong quá trình điều hướng, giả sử

  props.history.push('/detail/?id=14')
  // ==> props.location.search = '?id=14'

như vậy ta sẽ cần một bước chuyển đổi để nhận được dữ liệu mong muốn, phương pháp này không thật sự tối ưu. Lưu ý là ta cũng có thể truyền thêm state khi điều hướng như sau:

  history.push({
    pathname: '/detail',
    state: { id: 14 },
  })
  // ===> props.location.state.id = 14

Prompt

Sử dụng API Prompt giúp chúng ta ngăn chặn việc điều hướng trực tiếp, giả sử một tác vụ đang được thực hiện, user muốn điều hướng sang màn hình khác hay thoát khỏi ứng dụng sẽ cần thông qua thêm một bước xác nhận, Promp được render như một element bên trong React Component.

import { Prompt } from 'react-router'

<Prompt
  when={userIsDoingSomething}
  message="Are you sure you want to leave?"
/>
  • when: Điều kiện sử dụng Promp, giá trị mặc định luôn là True
  • message: Tuỳ chỉnh thông báo tới người dùng

Trên đây là một vài chia sẻ qua kinh nghiệm làm việc với ReactReact-router của mình, hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và làm việc.


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí