[JavaScript] Object trong Javascript
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 5 năm
Chào các bạn, nếu như đã từng học qua hay làm qua dự án JavaScript, thì sẽ đều nghe đến và từng sử dụng Object, tóm lại là nó khá phổ biến trong JavaScript, bài viết này mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu về Object, cách tạo và sử dụng 1 cách bản.
Object là gì ?
Về mặt định nghĩa, một Object ( một đối tượng ) là danh sách các item được bao bọc và nằm trong cặp dấu {}, mỗi item là 1 cặp name:value, trong đó value có thể là các loại kiểu dữ liệu cơ bản như Number, String, Boolean, 1 funtion, hay là 1 Object khác ( gọi là kiểu dữ liệu phức hợp ).
- Ta gọi mỗi item là một property ( thuộc tính ) của Object đó có kiểu dữ liệu phức hợp, kiểu dữ liệu cơ bản.
- Nếu value của item đó là function ( hàm ), thì ta gọi đó là method của Object. ( Phương thức của đối tượng ).
Khởi tạo Object
Ví dụ :
// Khai báo Object firstObject
const firstObject = {
// item ho, ten này là property vì nó có kiểu dữ liệu string.
ho: "Nguyen",
ten: "Tam",
25:25,
// item ghepHoTen là method vì nó kiểu dữ liệu function.
ghepHoTen: function(){
console.log(this.ho + ' ' + this.ten);
}
};
- Trong Object firstObject chúng ta có thể thấy có 4 item, đều được lưu trữ dưới dạng 1 cặp name:value
- Trong ví dụ trên, các name của property là ho, ten và 25 đi tương ứng là các giá trị Nguyen, Tam và 25.
- ghepHoTen là method của Object firstObject.
- Tên của item có thể là kí tự hoặc 1 số.
Cách để tạo Object
Object trong Javasciprt có thể được tạo theo vài cách khác nhau, mình thường dùng 2 cách này để tạo 1 Object :
Object literal
Cách này nếu bạn đọc ở trên thì sẽ thấy mình đã dùng cách này, và thường mình sẽ dùng Object literals, vì nó khá tiện để tạo ra 1 Object, cú pháp sử dụng là cặp dấu ngoặc {} và bên trong đó là danh sách các item của Object.
ví dụ :
const objectLiterals = { ho: "Nguyen", ten: "Tam" };
Object constructor
Cách này chúng ta sẽ sử dụng constructor( phương thức khởi tạo ) để tạo ra 1 Object với từ khóa new :
// //Tạo 1 Object mới có tên objectConstructor
const objectConstructor = new Object();
// Danh sách các item của Object objectConstructor
objectConstructor.ho = 'Nguyen';
objectConstructor.ten = 'Tam';
Mẫu khởi tạo Object
ở trên chúng ta đã biết cách tạo ra 1 object như thế nào, nhưng đối với việc tạo ra hàng loạt Object thì việc copy và paste nó sẽ khá tẻ nhạt, buồn chán, mất thời gian, đôi khi bị nhầm lẫn.
Đã nói đến khuôn mẫu thì chắc chắn những Object được tạo ra bằng cách này sẽ phải giống nhau về số lượng các item và name các item, của tất cả các Object được tạo bởi cái khuôn này.
Constructor pattern
- chúng ta sử dụng từ khóa function để tạo ra một hàm khởi tạo đối tượng, dùng từ khoá this để gán các item cho đối tượng:
function constructorPattern(ho,ten){
this.Ho = ho;
this.Ten = ten;
}
- Ta có thể tạo hàng ra loạt các** Object** kiểu constructorPattern với cách như sau:
const objectA = new constructorPattern('Nguyen','Tam');
const objectB = new constructorPattern('Tran','Long');
- Hiển thị kết quả để kiểm tra
console.log('objectA',objectA.Ten);
console.log('objectA',objectA.Ten);
Prototype pattern
Mình chưa hiểu cái này lắm, update sau vậy, Các bạn thông cảm nhé.
function Fruit () {
}
Fruit.prototype.color = "Yellow";
Fruit.prototype.sweetness = 7;
Fruit.prototype.fruitName = "Generic Fruit";
Fruit.prototype.nativeToLand = "USA";
Fruit.prototype.showName = function () {
console.log("This is a " + this.fruitName);
}
Fruit.prototype.nativeTo = function () {
console.log("Grown in:" + this.nativeToLand);
}
And this is how we call the Fruit () constructor in this prototype pattern:
var mangoFruit = new Fruit ();
mangoFruit.showName(); //
mangoFruit.nativeTo();
// This is a Generic Fruit
// Grown in:USA
Truy cập tới các item của Object
Để lấy được giá trị của item trong Object, chúng ta truy cập từ tên của Object đến toán tử [] hoặc . ( dấu chấm ) ,rồi mới đến name của item Object đó.
Ví dụ :
// Khai báo Object firstObject
const firstObject = {
// item ho, ten này là property vì nó có kiểu dữ liệu string.
ho: "Nguyen",
ten: "Tam",
25:25,
// item ghepHoTen là method vì nó kiểu dữ liệu function.
ghepHoTen: function(){
console.log(this.ho + ' ' + this.ten);
}
};
// sử dụng . để lấy value của item object
console.log(firstObject.ho); // Nguyen
// sử dụng [] để lấy value của item object
console.log(firstObject['ho']); // Nguyen
console.log(firstObject[25]); // 25
- Đối với trường hợp name của item trong Object đó là kiểu number (số) thì chúng ta phải dùng [], không thể dùng được . ( dấu chấm ).
- Đối với trường hợp name của item trong Object đó là kiểu string ( chuỗi ) muốn dùng [] thì chúng ta sẽ kèm theo '' bọc lấy name của item.
- Nếu item của Object không tồn tại thì kết quả sẽ báo undefined.
Một cái nhìn chi tiết hơn về Object
Kiểu dữ liệu Reference ( tham chiếu )
Nếu bạn có đọc qua về bài [JavaScript] Value và Reference trong Javascript thì sẽ biết rằng trong JavaScript, dữ liệu Object sẽ thuộc kiểu Reference ( tham chiếu )
Ví dụ :
// Khởi tạo object objA theo kiểu Object literal
const objA = {ho: 'Nguyễn' };
// gán objB bằng objA
const objB = objA;
// thay đổi property có name là ho của objB
objB.ho = 'Tâm';
// Hiển thị kết quả và đoán xem
console.log('objA',objA);
console.log('objB',objB);
Nếu bạn chưa hiểu thì xem lại bài viết [JavaScript] Value và Reference trong JavaScript của mình nhé,
Thuộc tính riêng và thuộc tính kế thừa của Object
- Kiểm tra Object bạn có item name đó tồn tại không
// Tạo object Info
const Info = {Ten:'Tâm',showHo: function(){
console.log('Nguyễn')
}};
//kiểm tra item
// Ten là name property của object Info
console.log('Ten' in Info); //true
// showHo là name method của object Info
console.log('showHo' in Info); //true
// Không tồn tại item có name là tuoi
console.log('tuoi' in Info); //false
Mình sử dụng từ khóa in này để kiểm tra sự tồn tại của item name object ( nếu tồn tại item name nó sẽ trả về true và ngược lại sẽ là false ) .
Theo định dạng : 'name_item_của_Object' in tên_Object
- Để kiểm tra một item có phải là item riêng ( item được định nghĩa tại bản thân của Object (own property)), hay item được kế thừa từ prototype của Object (inherited property) đó.
ta có thể dùng phương thức hasOwnProperty của Object.
// Tạo mẫu đối tượng
function info(){};
// prototype name của mẫu đối tượng info
info.prototype.name = 'Chung';
//tạo đối tượng và item riêng
const infoTam = new info();
infoTam.ho = 'Nguyễn';
//kiểm tra thuộc tính
console.log(infoTam.hasOwnProperty('name')); //false
console.log(infoTam.hasOwnProperty('ho')); //true
Các item định nghĩa trong prototype sẽ được kế thừa tới mọi Object, nhưng ta vẫn có thể thêm các item riêng cho từng Object khác nhau. Đây là một trong những đặc điểm rất đặc biệt của prototype trong Javascript.
Các đặc tính của thuộc tính (Property Attributes)
Trong Tiếng Anh, các bạn đã biết property là ( thuộc tính ), còn Attributes là ( đặc tính ). Và trong JavaScript thì 1 thuộc tính (property) sẽ có 4 đặc tính (attribute) sau đây:
- Value: Đây là đặc tính rõ thấy nhất, bởi vì mỗi item đều mang 1 value nào đó, có thể là property hay method
- Enumable: mang value true/false, cho phép một property được duyệt qua trong vòng lặp for-in.
- configable: mang value true/false, nói lên khả năng config như delete item, thay đổi các đặc tính khác của item, …
- writable: mang value true/false, cho phép ta thay đổi value của item hay không..
Ví dụ :
//tạo đối tượng và item riêng
const hoTen = {
Ho:'Nguyen',
ten:'Tam'
};
// In ra property có name là Ho
console.log('Ho',hoTen.Ho)
// Xóa property có name là Ho
delete hoTen.Ho;
// In ra property có name là Ho sau khi xóa
console.log('Ho',hoTen.Ho)
- Để xóa item của object, ta sử dụng toán tử delete. Bạn không thể xóa bỏ item kế thừa, để xóa bỏ item này bạn phải xóa bỏ item được kế thừa của Object nguyên mẫu.
- Toán tử delete trả về true nếu item được xóa bỏ thành công. Và đáng ngạc nhiên, nó cũng trả về true nếu item không tồn tại hoặc không thể xóa bỏ.
- Nếu item đã được xóa và bạn vẫn hiển thị nó ra thì sẽ nhận được undefined ( không tồn tại )
Kết bài
Cảm ơn các bạn đã cùng mình tìm hiểu cơ bản về Object trong JavaScript, mong rằng bài viết này giúp ích các bạn thêm kiến thức, nếu thấy bài viết có gì không phù hợp hoặc bổ sung, mọi đóng góp xin bình luận phía dưới,
Xin cảm ơn !
Nguồn tham khảo
http://javascriptissexy.com/javascript-objects-in-detail/
https://kipalog.com/posts/Ban-ve-khai-niem-Object-trong-Javascript
All rights reserved