+14

[JavaScript] Con trỏ this trong Javascript

Từ khóa this là một khái niệm cơ bản và không xa lạ gì đối với JavaScript, và theo mình nó cũng là thứ gây hiểu nhầm và nhầm lẫn nhất trong của ngôn ngữ này, bài viết này mình và các bạn sẽ cùng tìm hiểu cách sử dụng this một cách chính xác trong các tình huống khác nhau, kể cả những trường hợp nhạy cảm, nơi mà this rất khó nắm bắt.

Vậy This là gì ?

Về cơ bản, chúng ta sử dụng this tương tự như cách mà chúng ta sử dụng đại từ nhân xưng, Ví dụ cả tiếng Anh và tiếng Việt như sau:

  • Tiếng Anh: “John is running fast because he is trying to catch the train.”
  • Tiếng Việt: "Huy đang học tiếng Anh, cậu ấy đang rất cố gắng."

Bạn có thể thấy mình có dùng đại từ hecậu ấy ở 2 câu ở trên không ? Rõ ràng mình hoàn toàn có thể viết lại như thế này :

  • Tiếng Anh: “John is running fast because, Joh is trying to catch the train.”
  • Tiếng Việt: "Huy đang học tiếng Anh, Huy đang rất cố gắng."

Tuy nhiên, trong văn nói và văn viết, chẳng mấy ai và chẳng mấy khi cứ lặp lại tên của nhân vật John/Huy như vậy, ( tất nhiên nó không sai, nhưng nghe hơi khó lọt tai và trường hợp bạn cứ dùng đi dùng lại tên như vậy cũng khó nghe hẳn ).

=> Vậy tóm lại con trỏ this trong JavaScript dùng để đại diện cho 1 Object ( đối tượng ) , Object đó là chủ thể của ngữ cảnh, hoặc chủ thể của code đang chạy.

Ví dụ :

const Person = {
  ho:'Nguyen',
  ten:'Tam',
  ghepHoTen:function(){
    // mình sử dụng cách bình thường để lấy value trong 1 Object
    // tên Object toán tử '.' rồi đến name của object cần lấy value
    console.log('Họ và tên',Person.ho + " " + Person.ten);

    // Mình sử dụng con trỏ this, tương tự như việc dùng he/anh ấy 
    console.log('Họ và tên',this.ho + " " + this.ten);

  }
}
Person.ghepHoTen();

Các bạn có thể chạy, và hiển thị kết quả hoàn toàn giống nhau, tuy rằng đối với những người mới thì việc dùng Person.ho sẽ là trực quan và dễ dàng hiểu hơn so với mình dùng con trỏ this như cách số 2.

Tuy nhiên, nếu Project ( dự án ) của bạn sau 1 thời gian phát triển, và Project đó cũng vài ba người cùng tham gia chứ không riêng gì mình bạn, và Person ở trên ví dụ là 1 biến Local ( cục bộ ) được tạo ra và nằm trong 1 function nào đó, và 1 function nào đó cũng có 1 biến local trùng tên Person như vậy, và còn tồn tại thêm 1 biến Global ( toàn cục ), vấn đề nó trở nên rắc rồi rồi nhỉ :3.

Để tránh việc làm khổ mình, khổ người, chúng ta hãy dùng từ khóa this, không đơn giản chỉ vì nó dễ nhìn, mà còn sự rõ ràng và chính xác trong code, giống như đại từ nhân xưng trong giao tiếp vậy.

Cũng giống như he, cậu ấy dùng để chỉ các danh từ trên ví dụ, từ khóa this trong JavaScript cũng sẽ sử dụng để tham chiếu đến Objectfunction ( nơi mà this được sử dụng ) bị ràng buộc.

Từ khóa this không những chỉ tham chiếu Object đó mà còn chứa value ( giá trị ) của Object đó.

Cơ bản về this

Trước hết, các bạn cần hiểu rằng tất cả function đều có Property, giống như mọi Object khác. Khi thực thi fuction đó, nó sẽ có Property thischứa item của 1 Object đang gọi tới function này.

Hiểu đơn giản, mình có 1 function tạm gọi là functionA, thì con trỏ this chứa item của Object gọi tới functionA, và ta cũng có thể thông qua this này để lấy các item khác nằm trong Object gọi tới functionA.

Lưu ý rằng, nếu chúng ta sử dụng strict mode, this sẽ là undefined trong các function Global.

ví dụ:

"use strict";

const ObjA ={
  ho:'Nguyễn',
  ten:'Tâm'
}

function functionA(){
  console.log(this.ObjA)
}

functionA();

Nếu this được sử dụng bên trong một function ( mình tạm gọi là functionA ) thì nó sẽ chứa item của Object gọi functionA. Chúng ta cần this này để truy cập ngược lên để lấy các methodProperty của Object gọi functionA.

Có vài lưu ý về this như sau :

  • this chính là context ( ngữ cảnh ) của nơi mà function có chứa từ khóa this gọi.
  • có 2 loại context đối với từ khóa this : Object chứa method được gọi hoặc Global, không còn gì nữa cả.
  • Vậy nên khi gặp this bạn đừng quan tâm đến nó là cái gì ? mà chỉ quan tâm đến cái nơi gọi function chứa nó.

Xem lại ví dụ để hiểu thêm về this

const Person = {
  ho:'Nguyen',
  ten:'Tam',
  ghepHoTen:function(){
    console.log('Họ và tên',this.ho + " " + this.ten);
  }
}
Person.ghepHoTen();

Ví dụ trên mình sử dụng con trỏ this được sử dụng trong method ghepHoTen, và method này được định nghĩa trong Object Person, vậy nên this này sẽ có item của Object Person.

Mình có thêm ví dụ về this đối với jQuery:

<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<script src="https://ajax.googleapis.com/ajax/libs/jquery/3.4.1/jquery.min.js"></script>
<script>
$(document).ready(function(){
// mình sẽ không nói gì đến jQuery nữa nhé
// quan tâm từ đây nè
   $ ("button").click (function (event) {
        console.log ($ (this).prop("name"));
    });
// kết thúc, những thứ khác bạn hãy tự tìm hiểu
});
</script>
</head>
<body>

<button name="ahihidongok">Add</button>

</body>
</html>

Với ví dụ jQuery trên, hãy lưu ý một vài điểm sau:

  • <button name="ahihidongok">Add</button> đây là 1 phần tử của DOM, vì vậy nó là 1 Object.
  • $ ("button") , ta thấy button này được bao đặt trong function của jQuery $(), vì vậy giờ nó đã thành Object jQuery.
  • function của jQuery $() bản chất là anonymous function ( hàm không tên ), mà đã là anonymous function thì không có Object nào gọi nó cả. mà đã không có Object nào thì this sẽ không có context để trỏ vào cả.
  • Dẫu vậy, $(this) vẫn có giá trị của jQuery Object button bởi vì các tác giả của thư viện jQuery đã định nghĩa luôn là $(this) đấy sẽ bị ràng buộc với Object gọi method click().

Cái này cũng khá thú vị đấy, mình có vị dụ để các bạn xem thử nhé :

<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<script src="https://ajax.googleapis.com/ajax/libs/jquery/3.4.1/jquery.min.js"></script>
<script>
$(document).ready(function(){
// mình sẽ không nói gì đến jQuery nữa nhé
// quan tâm từ đây nè
   $ ("button").click (function (event) {
        console.log ($ (this).prop("name"));
    });
// kết thúc, những thứ khác bạn hãy tự tìm hiểu
});
</script>
</head>
<body>

<button name="ahihidongok_1">Add 1</button>
<button name="ahihidongok_2">Add 2</button>
<button name="ahihidongok_3">Add 3</button>
<button name="ahihidongok_4">Add 4</button>

</body>
</html>

Tự chạy code và xem kết quả nhé các bạn, khá hữu ích, ahihi

Lưu ý thêm

Nếu bạn đã đi đến tận đây, và hiểu những điều cơ bản về con trỏ this rồi thì sẽ nhận ra rằng:

  • this cùa 1 function sẽ không được truyền bất cứ item gì cả cho đến khi có 1 Object gọi function có chứa this bên trong ( mình tạm gọi nó là functionB nhé ).
const Person = {
  ho:'Nguyen',
  ten:'Tam',
  ghepHoTen:function(){
    console.log('Họ và tên',this.ho + " " + this.ten);
  }
}
// cái này mình không biết lấy ví dụ thế nào để dễ hiểu hơn, nhưng nó như thế này.
// Person không gọi method ghepHoTen, các bạn console.log sẽ cho ra kết quả.
console.log(Person)
  • Trong hầu hết this chứa item của Object gọi function, nhưng là hầu hết thôi nhé.

Sử dụng this ở phạm vi global

Trong phạm vi global, khi code được thực thi trong trình duyệt, thì mọi variables ( biến ) và function dạng Global đều được định nghĩa trong Object window.

Vì thế, khi dùng this trong hàm dạng Global, nó sẽ trỏ tới (và mang giá trị) của Object window (điều này không đúng nữa trong strict mode như đã nói ở trên).

Lưu ý: Object window là thằng quản toàn bộ các ứng dụng JavaScript chạy trên nền web.

 var firstName = "Nhung",
        lastName = "Nguyễn Hồng";

    function showFullName () {
        // Lưu ý: Đây là 1 hàm được định nghĩa trong môi trường global, cùng môi trường với variables "firstName" và "lastName".
        // Do đó, "this" ở trong dây sẽ trỏ (và mang giá trị) của object "window"
        console.log (this.firstName + " " + this.lastName);
    }

    var person = {
        firstName   :"Hà",
        lastName    :"Trần Thu",
        
        showFullName:function () {
        // Lưu ý: Đây là 1 hàm được định nghĩa trong 1 object (tên là "person")
        // object "person" này sẽ gọi hàm "showFullName" khi có nhu cầu
        // do đó, "this" ở trong đây sẽ trỏ và mang giá trị của object "person" 
        // chứ ko phải object "window" như ở trên. 
            console.log (this.firstName + " " + this.lastName);
        }
    }

    showFullName (); // Nhung Nguyễn Hồng
    
// this hay window đều được, mình có giải thích ở trên rồi nhé.
    window.showFullName (); // Nhung Nguyễn Hồng

    person.showFullName (); // Hà Trần Thu

Một số trường hợp dễ nhầm lẫn về this

Khi vào dự án thực tế, có những trường hợp this rất khó biết nó trỏ đi đâu, trong phần này, mình và các bạn cùng tìm hiểu những tình huống như vậy và cách xử lý tương ứng nhé.

Thay đổi context

Một chút về "context" trước khi tiếp tục :

Như mình đã nói ở trên context là ( bối cảnh ), tương tự như 1 câu sau :

Tâm là một lập trình viên, anh ấy là người Việt Nam.

Quay về thời cấp 1 tí xíu, xác định câu văn trên thì Tâm chính là chủ ngữ của câu văn, và chúng ta lên thêm lớp 11 để biết thêm rằng context chính là Tâm vì toàn bộ câu này vào thời điểm này đều tập trung nói về Tâm.

ngay cả đại từ anh ấy cũng trỏ về Tâm.

Và giống như chúng ta có thể sử dụng dấu chấm phẩy (";") để chuyển chủ ngữ của câu, ta có thể chuyển context hiện tại của đối tượng thứ nhất sang một một đối tượng thứ hai bằng cách gọi function ứng với đối tượng thứ hai đó.

Ví dụ :

const PersonA = {
  ho:'Nguyen',
  ten:'Tam',
  ghepHoTen:function(){
    console.log(this.ho +' '+ this.ten);
  }
}

const PersonB = {
  ho:'Đức',
  ten:'Trọng'
}


// "Ngữ cảnh", khi chúng ta gọi ghepHoTen là đối tượng personA
// khi chúng ta gọi ghepHoTen cho đối tượng này.  Và "this" trong
// function này sẽ có giá trị của đối tượng personA.
console.log(PersonA.ghepHoTen())

// Chúng ta có thể sử dụng function apply để gán giá trị "this" một cách rõ ràng hơn 
// trong function apply, "this" sẽ có giá trị của bất cứ thứ gì gọi functon this.  Vì thế:
console.log(PersonA.ghepHoTen.apply(PersonB));

// Lưu ý mặc dù trông thì có vẻ như Object PersonA gọi functon ghepHoTen
// Nhưng do dùng method apply rồi, nên về thực tế là nó đã chuyển sang gọi thông qua object PersonB

Sử dụng this trong function được truyền như callback

Giả sử, mình muốn click vào một button, ta sẽ gọi function ghepHoTen của Person . Vô cùng đơn giản, ta chỉ cần truyền function ghepHoTen vào như một callback cho function click là xong.

const Person = {
  ho:'Nguyen',
  ten:'Tam',
  ghepHoTen:function(){
    console.log(this.ho +' '+ this.ten);
  }
}

//Ở đây this sẽ là object Person
Person.ghepHoTen(); //Nguyen Tam

$('button').click(Person.ghepHoTen); //ghepHoTen truyền vào như callback

Tuy nhiên, kết quả trả về sẽ không như ta mong muốn, mình cũng đã giải thích lý do phía trên với ví dụ dùng jQuery. Object ở đây sẽ là chính là button chứ không phải Person.

Khắc phục bằng cách sử dụng anonymous function, hoặc dùng function bind để thay đổi context function truyền vào là được.

Thay lại ví dụ như sau :

const Person = {
  ho:'Nguyen',
  ten:'Tam',
  ghepHoTen:function(){
    console.log(this.ho +' '+ this.ten);
  }
}

//Ở đây this sẽ là object Person
Person.ghepHoTen(); //Nguyen Tam

$('button').click(Person.ghepHoTen); //ghepHoTen truyền vào như callback 

// anonymous function, dùng jQuery thì mình nghĩ cách này sẽ dùng mặc định rồi
$('button').click(function(){Person.ghepHoTen()}); 

// Xem coi nó trỏ đến Object button như mình nói không nhé
$('button').click(function(){console.log(this)});

// sử dụng bind
$('button').click(Person.ghepHoTen.bind(Person)); //this ở đây vẫn là object Person

Sử dụng this bên trong closure

Một trường hợp khác dễ bị hiểu sai, đó là khi có this được sử dụng trong một function lồng trong một function khác ( một closure ). Lưu ý là closure không thể truy cập vào this của outer function ( function bên ngoài ).

const Person = {
  ten:'Tam',
  tuoi: [20,21,22,23,24,25],
  ghepHoTen:function(){
  	this.tuoi.forEach(function(value){
    // trong này là 1 anonymous function được lồng trong 1 function,
    // do vậy nó không truy cập được this của function bên ngooài.
    console.log(this.ten +' '+ value);
    })
  }
}

Person.ghepHoTen();

this bên trong anonymous function không thể truy cập this của function bên ngoài, nên nó sẽ được gán cho Object window (nếu không sử dụng strict mode).

Thay lại ví dụ như sau :

const Person = {
  ten:'Tam',
  tuoi: [20,21,22,23,24,25],
  ghepHoTen:function(){
      var that = this; //Gán giá trị this vào biến that
  	this.tuoi.map(function(value){
    console.log(that.ten +' '+ value);
    })
  }
}

Person.ghepHoTen();

Trong trường hợp này, cách giải quyết ta thường dùng là tạo một variable để gán giá trị this vào, và truy xuất tới giá trị đó trong anonymous function, ở đây mình dùng :

var that = this; //Gán giá trị this vào biến that

Nếu đọc nhiều code mẫu, bạn sẽ thấy các lập trình viên JavaScript hay thích truyền this sang 1 variable tên là that. Cách đặt tên này không mang nhiều thông tin (dù nghe có vẻ ngồ ngộ), vì vậy một lời khuyên là hãy dùng tên gì có tính mô tả hơn, như là theUserObj.

var theUserObj = this; //Gán giá trị this vào biến theUserObj

Khi function được gán vào một variable

Trường hợp ta gán function cho một variable khác, thì context sẽ cũng sẽ bị thay đổi theo. ví dụ:

  const ho = 'Duc';
  const ten = 'Thanh';

const Person = {
  ho:'Nguyen',
  ten:'Tam',
  ghepHoTen:function(){
    console.log(this.ho +' '+ this.ten);
  }
}

// in kết quả kiểm tra context của this trong function ghepHoTen
Person.ghepHoTen();
// gán function ghepHoTen cho 1 variable
const PersonA = Person.ghepHoTen;
// context đã bị thay đổi, mình cần là kết quả 'Nguyen Tam'
PersonA();

Để giải quyết, ta cũng sử dụng function bind, quá đơn giản phải không các bạn.

  const ho = 'Duc';
  const ten = 'Thanh';

const Person = {
  ho:'Nguyen',
  ten:'Tam',
  ghepHoTen:function(){
    console.log(this.ho +' '+ this.ten);
  }
}

// in kết quả kiểm tra context của this trong function ghepHoTen
Person.ghepHoTen();
// gán function ghepHoTen cho 1 variable
const PersonA = Person.ghepHoTen;
// context đã bị thay đổi, mình cần là kết quả 'Nguyen Tam'
PersonA();
// dùng bind để sửa lại context
const PersonB = Person.ghepHoTen.bind(Person)
// context đã cập nhật là Person, mình có kết quả như cũ 'Nguyen Tam'
PersonB()

Khi this dùng trong borrowing method

borrowing method ( hàm mượn ) là việc khá phổ biến trong JavaScript, việc borrowing method giúp chúng ta tiết kiệm thời gian để phát triển những tính năng đã có người phát triển trước đó, công việc của chúng ta chỉ đơn giản lấy và dùng lại.

ví dụ:

// Chúng ta có 2 Object, 1 Object có function computeAvg() và 1 Object thì không
// Chúng ta sẽ thực hiện mượn function này
var gameController = {
    scores: [10, 15, 20],
    avgScore: null,
    players: [
        {name: "Tommy", playerID: 987, age: 23},
        {name: "Pau", playerID: 87, age: 33}
    ]
};

var appController = {
    scores: [30, 40, 50],
    avgScore: null,
    computeAvg: function () {      
           var sumOfScores = 
           this.scores.reduce (function (prev, cur, index, array) {
               return prev + cur;
           });
       this.avgScore = sumOfScores / this.scores.length;
   }
 }

Ta muốn mượn method computeAvg() của Object appController để tính điểm trung bình cho Object gameController. Muốn làm được điều này ta cần phải thay đổi context của method computeAvg() sang thành Object gameController khi chạy, method apply() trong JavaScript sẽ giúp ta làm được điều này:

appController.computeAvg.apply(gameController);
console.log(gameController.avgScore);

Như vậy ta vừa thực hiện dùng borrowing method và thay đổi context bằng function apply.

Kết luận

Hi vọng bài viết trên đây của mình đã giúp các bạn hiểu thêm về con trỏ this, đối với function (bind, apply, và call) mình sẽ cố gắng viết một bài mới giải thích rõ hơn về cách sử dụng chúng, nhưng mong rằng trong bài viết này của mình các bạn có thể hiểu và sử dụng chúng một tí.

hãy luôn nhớ là this chỉ trỏ về Object chứa method được gọi hoặc Global window, và không còn gì nữa cả.

Mọi đóng góp hoặc ý kiến các bạn vui lòng bình luận phía dưới.

Bài viết có tham khảo từ nguồn:

https://travisnguyen.net/general/2017/09/27/javascript-hieu-ve-this/

https://viblo.asia/p/this-trong-javascript-gAm5ywe8Zdb

https://kipalog.com/posts/Con-tro-this-trong-Javascript

https://toidicodedao.com/2016/01/26/series-javascript-sida-luan-ban-ve-cai-dit-this-trong-javascript/

Xin cảm ơn


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí