+3

[JavaScript] Higher-Order Function

Giới thiệu

Biết cách sử dụng function (hàm) như data và tăng cường khả năng mở rộng của nó là đặc điểm được nhắc đến nhiều nhất của Higher Order Function trong JavaScript.

Chỉ cần giới thiệu đến đây thôi là các bạn thấy rằng nó đáng được tìm hiểu và sử dụng rồi phải không ạ.

Higher order function là gì?

Bình thường như mọi lúc, khi ta định nghĩa một Function , ta thường nhận param ( tham số đầu vào ) là các String, Number, Boolean, Array hoặc Object rồi lại return ( trả về ) các String, Number, Boolean, Array hoặc Object.

Đối với Higher Order Function (HOF), param có thể là Function, và lại return ra có thể cũng là Function.

Gán Function đến các variable

  • Chúng ta có thể gán Function đến các variable.

Ví dụ :

// gán constantA bằng functionA
const constantA = function functionA(x){
  console.log('kết quả',x * x);
}

//gọi constantA và xem kết quả
constantA(5);
  • Chúng ta cũng có thể truyền chúng đến variable khác.

Ví dụ:

// gán constantB bằng constantA
const constantB = constantA;

// gọi constantB và xem kết quả
constantB(6)

Truyền các Function như params

Mình sẽ viết tiếp 1 Function khác là chao, để hiển thị một lời chào ra màn hình, tất nhiên hiển thị lời chào không không thì quá đơn giản,để phức tạp hơn một chút thì mình sẽ in hoa lời chào trước khi in.

// function có tên inHoa
function inHoa(text) {
    // thực hiện việc in hoa param truyền vào và return kết quả đó
    return text.toUpperCase() + '!'
}
// chạy để xem kết quả nhể 
inHoa('hello')

// function có tên chao và param là function
function chao(func){
   // thực hiện việc gán const greeting bằng return của function là param truyền vào
  const greeting = func('Hi, I am a Javascript programmer')
  // return kết quả greeting
  return greeting;
}

// chạy để xem kết quả nhể 
console.log(chao(inHoa))

Tất nhiên trong trường hợp bạn muốn in thường hay in gì đi nữa thì chỉ cần truyền tên Function vào cho chao:


function inThuong(text) {
    return text.toLowerCase() + '...'
}

chao(inThuong)

Các bạn thấy khái niệm và cách viết như vậy hay không ạ,

Nó cho phép chúng ta thay đổi hành vi và kết quả của một Function mà không hề thay đổi lại code trong Function đó.

  • Thêm ví dụ tiếp cho các bạn dễ hiểu nhé :
// nhìn tên function là biết ngay nó thực việc nhân 2 số rồi chứ 
const multiplication = function(a,b){
    // nhân 2 param đầu vào với nhau
    return a * b ;
}

// "operation" có nghĩa là "phép toán" trong Toán học 
function applyOperation(a, b, operation) {
  return operation(a, b);
}

// chạy function applyOperation và kiểm tra kết quả
console.log(applyOperation(6, 9, multiplication))

Bình thường nếu được giao nhiệm vụ nhân 2 số với nhau, thì tất nhiên mình chỉ cần viết hàm multiplication, sau đó thực hiện việc truyền param vào là có kết quả rồi,

Nhưng ở đây mình sử dụng multiplication như param cho Function applyOperation, nếu bây giờ phép toán mình không thực hiện là nhân mà là cộng thì sao nhỉ ?

Rất đơn giản, ta chỉ cần khai báo thêm Function summation rồi gọi như ví dụ :

// nhìn tên function là biết ngay nó thực việc nhân 2 số rồi chứ 
const summation = function(a,b){
    // cộng 2 param đầu vào với nhau
    return a + b ;
}

// chạy function applyOperation và kiểm tra kết quả
console.log(applyOperation(6, 9, summation))

  • Giả sử mình có 1 Array chứa 3 Object ([person1,person2,person3]), mỗi Object mô tả 1 người, bao gồm Donal Trump, Kim Jong Un, và Sơn Tùng MTP. Mỗi Object có 1 propertycountry.

Việc của ta là viết 1 Function để:

  • Tìm trên Array trên, ai là người VietNam.
  • in ra Object đó với yêu cầu như trên.

Nếu theo cách viết truyền thống, chúng ta sẽ có cách viết như ví dụ sau:

// tạo 1 Array có 3 Object có key là name và country
const listOfPeople = [{name:'Donal Trump',country:'USA'},
 {name:'Kim Jong Un',country:'Korea'}, 
 {name:'Sơn Tùng MTP',country:'VietNam'}
 ];
 
function getPeopleInVietNam(people){
  for (let i = 0; i < people.length; i++) {
    const thisPerson = people[i];
    // nếu trong Array listOfPeople có Object chứa country là VietNam thì in ra kết quả
    if (thisPerson.country === "VietNam") {
      console.log(thisPerson);
    }
  }
}

// chạy function getPeopleInVietNam để xem kết quả
getPeopleInVietNam(listOfPeople);

Trong ví dụ trên mình chỉ là tìm những ai có countryVietNam, nhưng mình muốn tìm những người ở USA hay ở Laos chẳng hạn thì sao, nói chung mình muốn country linh hoạt.

Vậy sẽ thêm 1 Function nữa có tên là getPeopleInCountry, Function này sẽ không chỉ nhận parampeople mà sẽ nhận thêm paramcountry.

const listOfPeople = [{name:'Donal Trump',country:'USA'},
 {name:'Kim Jong Un',country:'Korea'}, 
 {name:'Sơn Tùng MTP',country:'VietNam'}
 ];

// Thêm param là country
function getPeopleInContry(people,country){
  for (let i = 0; i < people.length; i++) {
    const thisPerson = people[i];
// kiểm tra people có country bằng với param country không
    if (thisPerson.country === country) {

      console.log(thisPerson);
    }
  }
}

// chạy function và kiểm tra kết quả
getPeopleInContry(listOfPeople,'VietNam');

Vậy giờ sếp hoặc là dự án muốn thay đổi :

  • Không tìm theo country mà lọc theo tuổi, từ 35 đến 40 chẳng hạn.
  • không dùng console.log nữa mà dùng console.error hay là alert() gì đó.

Khi cần thay đổi, ta sẽ làm thế nào với code như ví dụ trên nhỉ :

  • Ta sẽ phải đọc lại code. ( cái này thì chắc chắn rồi ).
  • Xem đoạn nào tác động đến đoạn nào, đoạn nào cần thay đổi.
  • Vừa điều chỉnh vừa kiểm tra 1 tí, không nó lỗi luôn thì khổ.

Vậy giờ chúng ta cùng áp dụng Hight Order Function vào xem thử sao nhé :

const listOfPeople = [{name:'Donal Trump',country:'USA'},
 {name:'Kim Jong Un',country:'Korea'}, 
 {name:'Sơn Tùng MTP',country:'VietNam'}
 ];

// function có param là people và action
function getPeopleInContry(people,action){
  for (let i = 0; i < people.length; i++) {
  
  // đây là cái chung ta cần quan tâm
    action(people[i],'VietNam')
  }
}

// đây nữa
function action(people,country){
    if (people.country === country) {
      console.log(people);
    }
}

// chạy function và hiển thị kết quả
getPeopleInContry(listOfPeople,action);

Chúng ta có thể thấy Function getPeopleInContry nhận paramFunctionaction, để trả về chính Functionaction luôn, code lúc này trở lên rõ ràng, dễ dàng debug vì nó tách riêng từng phần xử lý với nhau, vậy giờ ta có thể viết lại action()thành filterAge(), filterGender() tùy vào nhu cầu.

Functions có thể chứa bên trong hàm khác

Function trong JavaScript có thể được define ( định nghĩa ) trong 1 Function khác, Chúng còn có thể được gọi như là nested functions hay inner functions.

Xem ví dụ:

// khởi tạo function inText có param là text
function inText(text){
  // function inHoaText được lồng trong function inText
  // function inHoaText làm nhiệm vụ in hoa ký tự được truyền từ param vào
  function inHoaText(textInHoa){
      return textInHoa.toUpperCase();
  }

  // trả về function inHoaText có param là text
  return inHoaText(text);
}

// gọi function inText và in kết quả từ function inText
console.log(inText('Nguyen Thanh Tam'));

Khi ta thực hiện việc gọi Function inText thì nó sẽ đồng thời define một Function inHoaText mới và gọi Function đó.

Hãy thử làm nó phức tạp một tí nhé các bạn, mình muốn kết quả return về là in hoa hay in thường đoạn textsẽ phụ thuộc vào param truyền vào.

Ví dụ như thế này:

// khởi tạo function inText có param là volume
function inText(volume){
  // function inHoaText được lồng trong function inText
  // function inHoaText làm nhiệm vụ in hoa ký tự được truyền từ param vào
  function inHoaText(text){
      return text.toUpperCase();
  }

  // function inThuongText được lồng trong function inText
  // function inThuongText làm nhiệm vụ in thường ký tự được truyền từ param vào
  function inThuongText(text){
      return text.toLowerCase();
  }

  // nếu volume > 5 thì sẽ trả về function inHoaText
  if (volume>5) return inHoaText;

  // nếu volume < 5 thì sẽ trả về function inThuongText
  if (volume<5) return inThuongText;

}

Bạn có thể dùng 2 cách để hiển thị kết quả như dưới này :

  • Gọi trực tiếp Function.
// mình in ra kết quả của function inText với param là 6, thì theo điều kiện 
// chắc chắn nó sẽ return về inHoaText, và thêm param text là Xin Chao Cac Ban
console.log(inText(6)('Xin Chao Cac Ban'));
  • Gán Function cho 1 Variable khác.
// gán Function inText cho variable dinhDangInHoa
var dinhDangInHoa = inText(7);
// hiển thị kết quả
console.log(dinhDangInHoa('Xin Chao Cac Ban'));

Xem thêm ví dụ nữa để biết cách sử dụng nó nhé các bạn:

// khởi tạo function totalAB có param là số A
function totalAB(A){
    // function numberB được lồng trong function totalAB
    // function numberB này có param là số B và thực hiện việc cộng 2 số là A và B
    function numberB(B){
      return A + B;
    }
    // return function numberB
    return numberB;
}

// Dùng cách gán Function cho 1 Variable khác.
const getTotal = totalAB(5);
console.log(getTotal(7))

// Gọi trực tiếp function
console.log(totalAB(4)(5));

Kết luận

Hight Order Function quả thực đã đem lại một làn gió mới, giúp ta viết code mạch lạcm rõ ràng hơn, việc chỉnh sửa đơn giản hơn so với việc phải ngồi dò lại code của Function và chỉnh sửa.

Nhưng nó cũng yêu cầu ta phải có tư duy theo kiểu khác so với cách viết Function cũ, theo mình thì phải thực hành nhiều và viết nhiều, va vấp nhiều hơn để thuần thục với nó, nhưng cơ bản các bạn hãy cứ thực hiện theo 3 bước :

  • Ngẫm thử Function mình định viết.
  • Chia tách Function đó ra nếu cần thiết.
  • Viết Function dựa theo đúng pattern đó khi thấy điều kiện cho phép.

Nguồn bài viết

Mình có tham khảo các nguồn dưới đây: https://travisnguyen.net/functional/programing/2018/04/22/higher-order-function/ https://kipalog.com/posts/First-class-functions-trong-Javascript-la-gi--Phan-1-

Cảm ơn

Cuối cùng là mình Xin cảm ơn khi các bạn đọc đến đây, nếu có gì thắc mắc hoặc góp ý xin bình luận phía dưới.


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí