+7

Giới thiệu về scroll-snap

Tại sao phải dùng scroll snap

Câu trả lời cũng tương tự như câu hỏi 'Tại sao phải responsive ?', với nhu cầu sử dụng smartphone, tablet ngày càng nhiều thì mong muốn đáp ứng được điều này cũng là lẽ đương nhiên, kèm theo đó là UX - trải nghiệm người dùng cần được nâng lên. Ví dụ như, mọt galary hình ảnh, nếu hiển thị chiều dọc trên điện thoại thì người dùng phải scroll rất nhiều, điều đó khiến UX rất tệ và user sẽ không muốn xem phần bên dưới của trang web nữa, do vậy chúng ta phải tối ưu cho UX thật tốt.

Scroll căn bản

Để tạo một scrolling container, thì chúng ta cần:

  • Sử dụng overflow-x: auto
  • Sắp xếp các phần tử thành 1 hàng
<div class="section">
  <div class="section__item">Item 1</div>
  <div class="section__item">Item 2</div>
  <div class="section__item">Item 3</div>
  <div class="section__item">Item 4</div>
  <div class="section__item">Item 5</div>
</div>
.section {
  white-space: nowrap;
  overflow-x: auto;
}

Đã từ lâu,chúng ta sử dụng white-space: nowrap; để sắp xếp các element thẳng hàng,tuy nhiên bây giờ chúng ta đã có một thứ hiện đại hơn, đó là flexbox;

.section {
  display: flex;
  overflow-x: auto;
}

Vấn đề scroll với overflow

Có một vấn đề chính là scroll với overflow có UX chưa tốt trên di động, để có một trải nghiệm mượt mà chúng ta cần một giải pháp tốt hơn, chi tiết tại sau overflow chưa tốt bạn có thể xem thêm video dưới:

Về scroll snap

Để sử dụng scroll snap thì các phần tử bên trong container phải là inline - thẳng trên 1 hàng. Tái sự dụng phần code phía trên, chúng ta cần bổ sung:

  • Thêm thuộc tính scroll-snap-type vào css của container
  • Thêm thuộc tính scroll-snap-align vào css của các element bên trong container
.section {
  display: flex;
  overflow-x: auto;
  scroll-snap-type: x mandatory;
}
.section__item {
  scroll-snap-align: start;
}

Lúc này, việc scroll của bạn sẽ rất mượt mà, giống như là đang sử dụng slick.js vậy 😃

Chi tiết

scroll-snap-type

scroll-snap-type xác định kiểu snap cho container sẽ có kiểu scroll như thế nào và hướng ra sao: Như đây là xác định hướng scroll của container

/* Chiều ngang */
.section {
  display: flex;
  overflow-x: auto;
  scroll-snap-type: x;
}
/* Chiều dọc */
.section {
  height: 250px;
  overflow-y: auto;
  scroll-snap-type: y;
}

Còn đây là khi chúng ta cần chọn kiểu scroll, giá trị default sẽ là proximity tuy nhiên sẽ không đẹp cho lắm, mình ưu tiên sử dụng mandatory hơn

  • proximity: là giá trị default, trình duyệt sẽ snap theo các điểm mặc định mà trình duyệt đã tính toán.
  • mandatory: trình duyệt sẽ snap theo từng điểm scroll, giả sử scroll-snap-alignstart thì trình duyệt sẽ scroll theo hướng bắt đầu của container

scroll snapping alignment

Hơi khó giải thích đối với thuộc tính này, có thể hiểu rằng chúng ta sẽ canh ví trị các element bên trong container khi scroll

scroll-snap-stop

Thuộc tính này giúp tối ưu UX hơn khi chúng ta scroll container quá nhanh

  • normal: giá trị default cho phép user lướt nhanh qua container
  • always: khi lướt nhanh qua container, container sẽ dừng ở từng element

scroll-padding

Tương tự như padding, được dùng để set padding giữa element bên trong và container

Lưu ý:

Không nên sử dụng scoll snap bừa bãi, chỉ nên sử dụng với layout với dạng list, scroll ngang

scroll-margin

dùng để set margin giữa các element trong container

Một vài ví dụ khác

Images List

Avatars List

Full Height Sections

Tham khảo:

ishadeed


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí