Các kỹ năng mềm cần thiết cho Tester
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 4 năm
Bất cứ một bạn nào khi làm QA cũng có thể trở thành một QA tốt, có chuyên môn giỏi nếu không ngừng trau dồi và cố gắng. Thế nhưng nó chưa đủ nếu bạn muốn trở thành một QA tuyệt vời, tuyệt vời không chỉ ở kinh nghiệm làm việc mà còn ở các kỹ năng khác chính xác là kỹ năng mềm. Vậy kỹ năng mềm là gì?
Kỹ năng mềm là thói quen giúp bạn làm việc hiệu quả hơn với đồng nghiệp và những người xung quanh. Những người mang trong mình những kĩ năng mềm tốt thường sẽ phát triển rất nhanh và tốt trong công việc cũng như sự nghiệp. Những chia sẻ dưới đây chỉ là dựa trên quan điểm cá nhân của bản thân mình, rất mong có thể phần nào giúp ích cho các bạn, đồng thời cũng hi vọng được nhận sự chia sẻ của các bạn bằng cách comment cho mình biết ở dưới bài viết nhé
Nhìn từ góc độ nhà tuyển dụng, chắc hẳn các bạn cũng thấy các công ty đều mong muốn tìm kiếm những ứng viên có những điểm mạnh này. Vì có thể giúp team phát triển nhanh chóng, nâng cao hiệu quả của một nhóm làm việc. Nhưng đừng lo! Kỹ năng mềm là thứ có thể được phát triển theo thời gian. Với tinh thần tích cực và tiếp tục học hỏi, bất cứ ai cũng có thể phát triển các kỹ năng này.
Dưới đây là 5 kỹ năng hàng đầu mà mình nghĩ là bạn nên có:
1. Giao tiếp
Mình khẳng định đây là kỹ năng mềm quan trọng nhất, bởi khi các bạn đi làm bạn biết rằng một team sẽ có rất nhiều các thành viên khác nhau từ nhiều vùng miền trong cùng một nước hoặc có thể đến từ nhiều nước khác nhau. Hơn bao giờ hết, nhu cầu nghe nói đọc viết là vô cùng quan trọng đối với sự thành công của một dự án.
Hãy cởi mở và sẵn sàng lên tiếng khi cần để mọi thành viên trong dự án có thể hiểu được nhau. Tất nhiên, bạn cũng phải lựa lời để nói sao cho hợp lý nhất có thể, để có thể thuyết phục người khác nghe và làm theo ý tưởng của mình có thể rất khó, nhưng cũng rất dễ nếu bạn biết cách giao tiếp với họ một cách tốt nhất
Không ai có thể nói hay nói đẹp ngay từ những lần đầu tiên được , bởi thế hãy tích cực nói chuyện thật nhiều, đặt bản thân vào những tình huống để có thể rút kinh nghiệm và tạo thói quen giao tiếp cho chính mình nhé.
2. Tổ chức
Kĩ năng tổ chức công việc, sắp xếp kế hoạch làm việc của bản thân cũng rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả làm việc của các bạn. Ví dụ trong một dự án tester phải tổ chức tìm hiểu spec, lập test plan, viết testcase một cách hợp lý. Nếu bạn tổ chức không tốt, bị delay một khâu nào đó cũng sẽ dẫn đến kết quả không mong muốn.
Ví dụ trong một dự án gấp, hoặc sắp bị chậm deadline thì việc tổ chức phân bổ người để execute test một cách nhanh gọn là rất quan trọng. Nếu bạn là leader bạn không thể sắp xếp một bạn mới không có nhiều kinh nghiệm để đảm nhận phần khó được vì như thế sẽ rất dễ đẩy dự án đến những rủi ro cao. Hoặc cũng không thể cho một người không có chút kinh nghiệm test hiệu năng nào để làm task về hiệu năng. Đứng ở một góc độ khác các bạn cho rằng làm như thế thì member sẽ có cơ hội để học hỏi thêm, tuy nhiên học hỏi cũng phải dựa trên tinh thần dự án cho phép, còn khi dự án đang cần phải nhanh thì đó là điều không nên làm. Quả thực thì việc tổ chức, chọn người cho một dự án là nhân tố quyết định rất nhiều với chất lượng và uy tín với khách hàng.
3. Giải quyết vấn đề
Thực sự là trong công việc có muôn vàn thử thách được đặt ra, bất cứ là nghề gì cũng sẽ có những thử thách bất ngờ. Vậy đứng trước những thách thức thì bạn nên làm gì, phải làm như thế nào?? Đó quả thực là một câu hỏi rất khó, những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề đôi khi cũng không phải đều có thể giải quyết được hết mọi vấn đề gặp phải. Vẫn là vấn đề A nhưng có thể với bạn là dễ dàng còn với người khác thì nó là khó khăn. Mình ví dụ
Một bạn mới có kinh nghiệm vài tháng với nghề QA thì việc để bạn đó estimate chuẩn cho một dự án là khá khó và mạo hiểm. Vì những kiến thức bạn đó có chỉ ở mức cơ bản nhất, nên bạn đấy chưa thể lường hết được độ phức tạp trong việc estimate, không thể lường trước được những công việc sẽ phát sinh dẫn đến chất lượng kém cho dự án. Nhưng nếu là một leader nhiều kinh nghiêm thì họ sẽ estimate rất chính xác (mặc dù vẫn có những nhầm lẫn nhỏ)
Tuy nhiên, nếu bạn được giao bất cứ một task nào hãy cứ bình tĩnh để phân tích đưa ra hướng giải quyết tốt nhất. Nếu task đó khó ngoài sức của bạn thì hãy chia sẻ để leader giúp đỡ bạn hoàn thành nó, nếu bạn có kinh nghiệm rồi những vẫn thấy chưa tự tin để làm một mình hãy nhờ đồng nghiệp hoặc leader support.
4. Khả năng thích ứng
Khả năng thích ứng là một trong những nhân tố đảm bảo đến kết quả công việc hằng ngày. Khả năng thích ứng có thể rộng là với cả một môi trường làm việc mới, cũng có thể chỉ là một team làm việc dự án nhỏ của bạn. Nếu lúc nào bạn cũng thấy lạc lõng hoặc cô đơn trong môi trường làm việc thì chắc chắn bạn sẽ chịu áp lực tâm lý và không thể hoàn thành công việc của mình.
Lúc trước bạn làm việc ở một thị trường dễ tính, không chênh lệch múi giờ nhiều có thể bạn sẽ cảm thấy thỏa mái, không bị gò bó. Nhưng vào một ngày đẹp trời nào đấy bạn lại join một dự án với thị trường Châu Âu, múi giờ chênh lệch nhiều khách hàng thì khó tính. Vậy thì bạn phải học cách thích nghi, nếu bạn không quen rất có thể bị rơi vào stress
Tất nhiên mình không khuyên bắt buộc bạn phải thích ứng với môi trường đó, nếu bản thân thấy thực sự nếu đã cố gắng nhiều mà vẫn không thể thích nghi được thì cũng không sao, bạn hoàn toàn có rất nhiều sự lựa chọn khác tốt và phù hợp hơn. Cái chính là nếu bạn đã chọn lựa môi trường nào thì hãy cố gắng hết sức mình để hoàn thành một cách tốt nhất.
5. Học hỏi
Công nghệ thay đổi liên tục và phát triển nhanh đến chóng mặt, điều đó đồng nghĩa với việc bạn phải cam kết không bao giờ ngừng học hỏi để bắt kịp xu hướng
Các tool test mới hoặc các công nghệ có thể áp dụng thêm vào quá trình testing để nâng cao chất lượng sản phẩm. Nói chung bạn phải liên tục cập nhật, thay đổi những cái cũ để áp dụng những cái mới với tính đầy đủ và chính xác cao
Nhiều bạn QA theo manual một thời gian có thể học hỏi thêm về code về tool test tự động để chuyển sang hướng automation, cái này cũng rất tốt và có triển vọng nhiều trong tương lai.
Kỹ năng hỏi hỏi cũng không phải bắt nguồn cao siêu gì, bạn có thể học từ đồng nghiệp được rất nhiều, các tips phục vụ cho test hoặc các extension hay cho quá trình làm việc.
Nếu không có tinh thần ham hỏi học trau dồi thì dù cho bạn có vào nghề 2 hay 5 năm thì cũng giống như người vào nghề 2 đến 3 tháng
All rights reserved