+3

ActiveRecord's queries tricks

Điều mà tôi thích nhất trong Ruby có lẽ là cách sử dụng ActiveRecord. Cách code và khả năng tái sử dụng của nó vô cùng mạnh mẽ.

Và dưới đây là 5 trick tôi thường sử dụng trong truy vấn

1) truy vấn với bảng được liên kết

Gỉa sử bạn có bảng User và nó được liên kết với bảng Profile Bạn muốn truy xuất các User với điều kiện là Profile của nó được activated

# User model
scope :activated, ->{
  joins(:profile).where(profiles: { activated: true })
}

Với ví dụ bên trên chúng ta đã có thể trả ra kết quả đúng, đương nhiên có vẻ nó hơi trái với quy tắc tiếp cận của rails: logic của Profile đang bị liệt kê trong model User. Điều này đi ngược lại với quy tắc đóng gói của hướng đối tượng. Chúng ta sẽ xem thử cách dưới đây:

# Profile model
scope :activated, ->{ where(activated: true) }
# User model
scope :activated, ->{ joins(:profile).merge(Profile.activated) }

Với cách thứ 2, chúng ta có thể vừa đảm bảo được kết quả và vừa đảm bảo được tính đóng gói riêng biệt.

2) join nhiều bảng lồng nhau

Chúng ta có một ví dụ nho nhỏ với 3 bảng User, Profile, Skill với liên kết User has one ProfileProfile has many Skill Bình thường chúng ta sẽ sử dụng INNER JOIN nhưng hãy xem thử trường hợp dưới đây

User.joins(:profiles).merge(Profile.joins(:skills))
=> SELECT users.* FROM users 
   INNER JOIN profiles    ON profiles.user_id  = users.id
   LEFT OUTER JOIN skills ON skills.profile_id = profiles.id

Như bạn đã thấy ở trên đối với ProfileSkill thì hiện tại không sử dụng INNER JOIN mà là LEFT OUTER JOIN vậy chúng ta sẽ xử lý nó bằng cách dưới đây:

User.joins(profiles: :skills)
=> SELECT users.* FROM users 
   INNER JOIN profiles ON profiles.user_id  = users.id
   INNER JOIN skills   ON skills.profile_id = profiles.id

Vậy là chúng ta đã INNER JOIN 3 bảng thành công

3)NOT EXISTS

ngoài cách sử dụng where.not chúng ta có thể sử dụng NOT EXISTS để code đẹp hơn

# Post
scope :famous, ->{ where("view_count > ?", 1_000) }
# User
scope :without_famous_post, ->{
  where(_not_exists(Post.where("posts.user_id = users.id").famous))
}
def self._not_exists(scope)
  "NOT #{_exists(scope)}"
end
def self._exists(scope)
  "EXISTS(#{scope.to_sql})"
end

4)Subqueries

Chúng ta cần truy vấn các Post được viết bởi User thì chúng ta thường hay sử dụng lệnh dưới:

Post.where(user_id: User.created_last_month.pluck(:id))

Ở trong câu lệnh SQL trên chúng ta sẽ mất đến 2 truy vấn, 1 truy vấn lấy ID của User và một truy vấn lấy Post Vậy thay vào đó chúng ta có thể viết chung cho 1 truy vấn như dưới đây:

Post.where(user_id: User.created_last_month)

Việc còn lại ActiveRecordsẽ sử lý cho bạn =))

5)to_sql and explain

ngoài cách sử dụng các câu lệnh hỗ trợ của ActiveRecord ra, chúng ta hoàn toàn có thể xem xét nó dưới dạng sql với lệnh to_sql hoặc sử dụng explain để xem chi tiết về nó, dự toàn tính phức tập của truy vấn.

Kết luận:

Trên đây là một số trick nho nhỏ sử dụng trong truy vấn sql, mong rằng sẽ giúp ích các bạn đôi chút

bài dịch gốc: ActiveRecord’s queries tricks


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí