N + 1 query - Tính năng hay là bug
This post hasn't been updated for 6 years
1. N + 1 query là gì ?
Câu chuyện xảy ra khi chúng ta, những coder
viết code chưa khéo, sinh ra nhiều truy vấn
vào cơ sở dữ liệu làm giảm performance
của hệ thống. Khi đồng nghiệp đọc code thường
thì sẽ bình luận ngay: fix N + 1
Nếu để trót lọt, sau một thời gian vận hành mà chương trình chậm
, điều tra ra nguyên nhân
rồi lại câu nói kinh điển:
Đứa nào code ra cái đống shit này đây
2. Ví dụ về N + 1
Mình viết ví dụ tựa như mã giả
thui nhé, không đặt nặng vấn đề cú pháp:
Giả sử ta có một cơ sở dữ liệu, trong đó table post
có khóa ngoại user_id
, nói theo kiểu mã giả là một post thuộc về một user
Thực hiện truy vấn vào cơ sở dữ liệu và lấy tất cả
User kèm theo
các Post của User đó:
User.all.each do |user|
user.posts
end
Các câu lệnh SQL sinh ra như sau
User Load (0.2ms) SELECT "users".* FROM "users"
Post Load (0.1ms) SELECT "posts".* FROM "posts" WHERE "posts"."user_id" = ? [["user_id", 1]]
Post Load (0.1ms) SELECT "posts".* FROM "posts" WHERE "posts"."user_id" = ? [["user_id", 2]]
Post Load (0.1ms) SELECT "posts".* FROM "posts" WHERE "posts"."user_id" = ? [["user_id", 3]]
Lấy máy tính CASIO FX-500 MS ra để đếm
thì thấy mình cần dùng 4 câu truy vấn:
- Một truy vấn để lấy ra tất cả users => đây chính là 1 trong
"N+1"
- Ba truy vấn để lấy ra các post tương ứng với ba user trong cơ sở dữ liệu => đây chính là
N
trong"N+1"
Đối với những hệ thống có số lượng bản ghi
lớn (cỡ như phải trả về 1000 user thì chúng ta phải thực hiện 1001 truy vấn) hoặc có database với độ trễ cao (thời gian thực thi truy vấn
cao) thì ắt hẳn sẽ làm giảm performance
của hệ thống.
Vậy làm sao để có thể lấy ra dữ liệu tương đương
như vậy nhưng với số lượng truy vấn bé
hơn ?
2. Cách khắc phục
2.1 Sử dụng select in ()
Tối ưu
câu lệnh SQL ngay và luôn.
User Load (0.2ms) SELECT "users".* FROM "users"
Post Load (0.4ms) SELECT "posts".* FROM "posts" WHERE "posts"."user_id" IN (1, 2, 3)
Hehe, nhìn có vẻ đơn giản
nhỉ
Chúng ta cần 2
truy vấn:
- Truy vấn
đầu tiên
để load toàn bộ user - Truy vấn thứ 2 để load các
post
tương ứng với nhữngusers
đó.
Vậy là okie dồi nà
2.2 Sử dụng joins
Luyên thuyên về joins
một lát để hiểu tại sao dùng joins
lại giảm được số query.
2.2.1 Joins là gì ?
-
Khái niệm
joins bảng
trong SQL hoặc là hiểu thấu tận tâm can, hoặc là có biết nhưngchưa hiểu lắm
, hoặc nói toẹt luôn làkhông hiểu
vì trông nóloằng ngoằng
vãi cả chưởng, chưa kể lại cònchia
ra mấy loại. -
Mệnh đề
joins trong SQL
được sử dụng đểkết hợp các bản ghi
từ hai hoặc nhiều bảng trong một cơ sở dữ liệu bằng cách sử dụng cácgiá trị chung
của mỗi bảng.
Ta có một ví dụ như này:
- Bảng User:
id | name | address | |
---|---|---|---|
1 | Hoa Vinh | Ha Noi | hoavinh@gmaill.com |
2 | Mão Mèo | Ha Noi | maomeokta@gmail.com |
- Bảng Post:
id | user_id | title | content |
---|---|---|---|
1 | 1 | Cô gái M52 | Nhà em có bán rượu không |
2 | 2 | Kém Duyên | Mà sao anh say vì em mất rồi |
Trong ví dụ trên bạn có thể dùng joins
để tạo ra bảng mới chứa tên, email của user và những tên bài đăng mà user đó tạo ra.
SELECT User.name, User.email, Post.title
FROM User
INNER JOIN Post ON User.id = Post.user_id
Và kết quả là:
name | titlle | |
---|---|---|
Hoa Vinh | hoavinh@gmaill.com | Cô gái M52 |
Mão Mèo | maomeokta@gmail.com | Kém Duyên |
Như vậy, joins sẽ tem tém
hai bảng lại rồi truy vấn trên kết quả đó nên joins
chỉ tốn một query duy nhất đã cho ra kết quả.
2.2.2 Các loại joins
Khi sử dụng joins
thì chắc chắn bạn đang dùng một trong các loại sau nên ta sẽ tìm hiểu luôn:
-
Inner join:
Trả về tất cả bản ghi được so khớp đúng.VD: Chỉ liệt kê những sinh viên nào có điểm toán lớn hơn 9
-
Left (outer) join:
Trả về tất cả bản ghi từ bảng bên trái và các giá trị được so khớp từ bảng bên phải hoặc NULL khi không có so khớp nào.VD: Liệt kê tất cả sinh viên, nếu sinh viên nào có điểm toán lớn hơn 9 điểm thì in ra.
-
Right (outer) join:
Trả về tất cả bản ghi từ bảng bên phải và các giá trị được so khớp từ bảng bên trái hoặc NULL khi không có so khớp nào.VD: Liệt kê tất cả điểm môn toán, nếu điểm toán lớn hơn 9 điểm thì in tên sinh viên ra.
-
Full (outer) join:
Trả về tất cả bản ghi từ hai bảng.VD: Liệt kê tất cả sinh viên kèm theo điểm thi môn toán.
2.2 Lựa chọn cái nào
-
Hãy so sánh truy vấn do
joins
vàselect in()
tạo ra, bạn sẽ nhận thấy ngayselect in()
đơn giản, dễ hiểu và ngắn gọn hơnjoins
rất nhiều. -
Trong trường hợp hai bảng cần
joins
có số lượng record lớn thìselect in()
sẽ vượt trội hơn hẳn. -
Thế tại sao còn sinh ra
joins
trong khiselect in()
đã ngon, bổ, rẻ.
Vậy thì hãy xem 3 ví dụ sau:
- Không có điều kiện
where
# Mọi thứ bình yên vô sự
2.3.1 :092 > User.all.includes(:posts)
User Load (0.2ms) SELECT "users".* FROM "users"
Post Load (0.4ms) SELECT "posts".* FROM "posts" WHERE "posts"."user_id" IN (1, 2, 3)
- Có thêm điều kiện
where
trong bảng bên trái (Tức là bảng User)
# Mọi thứ vẫn bình yên vô sự
2.3.1 :097 > User.all.includes(:posts).where("users.name = ?" , "Gate")
User Load (0.5ms) SELECT "users".* FROM "users" WHERE (users.name = 'Gate')
Post Load (0.4ms) SELECT "posts".* FROM "posts" WHERE "posts"."user_id" IN (2, 5, 8)
- Có thêm điều kiện
where
trong bảng bên phải (Tức là bảng Post)
# Lỗi rồi, ahihi
2.3.1 :099 > User.all.includes(:posts).where("posts.title = ?" , "Hoa")
User Load (0.6ms) SELECT "users".* FROM "users" WHERE (posts.title = 'Hoa')
ActiveRecord::StatementInvalid: SQLite3::SQLException: no such column: posts.title: SELECT "users".* FROM "users" WHERE (posts.title = 'Hoa')
Lý do lỗi ở đây là gì ? Tại sao where với bảng bên trái thì không gặp lỗi mà bảng bên phải lại gặp lỗi
no such column
-> Bởi vì select in()
sẽ không load trước được dữ liệu từ bảng post
, nên nó không hiểu
trường title
là gì.
-> Còn trường name
nằm ngay trong table user
rồi nên không gặp lỗi.
- Khi
where
với bảng bên phải thì đây là đất đểjoins
dụng võ rồi, vì hai bảng đượckết hợp
với nhau nên luôn có đầy đủ thông tin các trường của mỗi bảng.
# Query succeeded rồi, ahihi.
User.all.includes(:posts).references(:posts).where("posts.title = ?" , "Hoa")
SQL (0.6ms) SELECT "users"."id" AS t0_r0, "users"."name" AS t0_r1, "users"."created_at" AS t0_r2, "users"."updated_at" AS t0_r3, "users"."post_id" AS t0_r4, "posts"."id" AS t1_r0, "posts"."title" AS t1_r1, "posts"."created_at" AS t1_r2, "posts"."updated_at" AS t1_r3, "posts"."user_id" AS t1_r4 FROM "users" LEFT OUTER JOIN "posts" ON "posts"."user_id" = "users"."id" WHERE (posts.title = 'Hoa')
- Các bạn đừng quá quan tâm
includes
vàreferences
là gì, cứ hiểu mình dùng nó để ép kiểu truy vấn thànhselect in()
hoặcjoins
là được. Phần sau mình sẽ giải thích kĩ hơn.
Vậy trong trường hợp có điều kiện where ở bảng bên phải thì phải sài
joins
nhé, còn ngược lại thì cứ sàiselect in()
cho ngon, bổ, rẻ.
3. N +1 trong Rails
-
Sử dụng cách nào để khử N + 1 query thì mỗi framework sẽ có cách khái quát và trình bày riêng, nhưng bản chất thì vẫn là xoay quanh sử dụng
select in()
hayjoins
. -
Đã là framework thì đâu có chuyện gõ truy vấn như
select from ...
, trừ những truy vấn phức tạp quá mới cần tạoselect ...
thuần rồiexec command
. -
Phần này, ta sẽ tìm hiểu giới thiệu với
Rails framework
, trong Rails có 3 cách khử N + 1 như sau:
preload:
# Auto sài select in()
2.3.1 :110 > User.preload(:posts)
User Load (0.3ms) SELECT "users".* FROM "users"
Post Load (1.0ms) SELECT "posts".* FROM "posts" WHERE "posts"."user_id" IN (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9)
Eagerload
# Auto sài joins
2.3.1 :111 > User.eager_load(:posts)
SQL (0.7ms) SELECT "users"."id" AS t0_r0, "users"."name" AS t0_r1, "users"."created_at" AS t0_r2, "users"."updated_at" AS t0_r3, "users"."post_id" AS t0_r4, "posts"."id" AS t1_r0, "posts"."title" AS t1_r1, "posts"."created_at" AS t1_r2, "posts"."updated_at" AS t1_r3, "posts"."user_id" AS t1_r4 FROM "users" LEFT OUTER JOIN "posts" ON "posts"."user_id" = "users"."id"
=> #<ActiveRecord::Relation [#<User id: 1, name: "David", created_at: "2018-04-24 11:42:42", updated_at: "2018-04-24 11:42:42", post_id: 1>, #<User id: 2, name: "Gate", created_at: "2018-04-24 11:42:42", updated_at: "2018-04-24 11:42:42", post_id: 2>, #<User id: 3, name: "Jack", created_at: "2018-04-24 11:42:42", updated_at: "2018-04-24 11:42:42", post_id: 2>, #<User id: 4, name: "David", created_at: "2018-04-24 12:44:37", updated_at: "2018-04-24 12:44:37", post_id: 1>, #<User id: 5, name: "Gate", created_at: "2018-04-24 12:44:37", updated_at: "2018-04-24 12:44:37", post_id: 2>, #<User id: 6, name: "Jack", created_at: "2018-04-24 12:44:37", updated_at: "2018-04-24 12:44:37", post_id: 2>, #<User id: 7, name: "David", created_at: "2018-04-24 12:44:39", updated_at: "2018-04-24 12:44:39", post_id: 1>, #<User id: 8, name: "Gate", created_at: "2018-04-24 12:44:39", updated_at: "2018-04-24 12:44:39", post_id: 2>, #<User id: 9, name: "Jack", created_at: "2018-04-24 12:44:39", updated_at: "2018-04-24 12:44:39", post_id: 2>]>
Inludes
# Thanh niên này khôn biết
# Mặc định thì thanh niên này dùng select in()
2.3.1 :112 > User.includes(:posts)
User Load (0.3ms) SELECT "users".* FROM "users"
Post Load (0.4ms) SELECT "posts".* FROM "posts" WHERE "posts"."user_id" IN (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9)
# Nhưng khi cần thiết thì thêm references vào để chuyển sang joins, ghê chưa v:
2.3.1 :113 > User.includes(:posts).references(:posts)
SQL (0.7ms) SELECT "users"."id" AS t0_r0, "users"."name" AS t0_r1, "users"."created_at" AS t0_r2, "users"."updated_at" AS t0_r3, "users"."post_id" AS t0_r4, "posts"."id" AS t1_r0, "posts"."title" AS t1_r1, "posts"."created_at" AS t1_r2, "posts"."updated_at" AS t1_r3, "posts"."user_id" AS t1_r4 FROM "users" LEFT OUTER JOIN "posts" ON "posts"."user_id" = "users"."id"
=> #<ActiveRecord::Relation [#<User id: 1, name: "David", created_at: "2018-04-24 11:42:42", updated_at: "2018-04-24 11:42:42", post_id: 1>, #<User id: 2, name: "Gate", created_at: "2018-04-24 11:42:42", updated_at: "2018-04-24 11:42:42", post_id: 2>, #<User id: 3, name: "Jack", created_at: "2018-04-24 11:42:42", updated_at: "2018-04-24 11:42:42", post_id: 2>, #<User id: 4, name: "David", created_at: "2018-04-24 12:44:37", updated_at: "2018-04-24 12:44:37", post_id: 1>, #<User id: 5, name: "Gate", created_at: "2018-04-24 12:44:37", updated_at: "2018-04-24 12:44:37", post_id: 2>, #<User id: 6, name: "Jack", created_at: "2018-04-24 12:44:37", updated_at: "2018-04-24 12:44:37", post_id: 2>, #<User id: 7, name: "David", created_at: "2018-04-24 12:44:39", updated_at: "2018-04-24 12:44:39", post_id: 1>, #<User id: 8, name: "Gate", created_at: "2018-04-24 12:44:39", updated_at: "2018-04-24 12:44:39", post_id: 2>, #<User id: 9, name: "Jack", created_at: "2018-04-24 12:44:39", updated_at: "2018-04-24 12:44:39", post_id: 2>]>
-
Đó, vậy là tùy từng trường hợp cụ thể, ta sẽ dùng một trong ba cách trên.
-
Thế trong trường hợp có
3 bảng
thì sao, cú pháp nó thế nào ?
2.3.1 :024 > User.includes(posts: :comments).references(:posts).where("comments.content = ?", "A")
SQL (0.8ms) SELECT "users"."id" AS t0_r0, "users"."name" AS t0_r1, "users"."created_at" AS t0_r2, "users"."updated_at" AS t0_r3, "users"."post_id" AS t0_r4, "posts"."id" AS t1_r0, "posts"."title" AS t1_r1, "posts"."created_at" AS t1_r2, "posts"."updated_at" AS t1_r3, "posts"."user_id" AS t1_r4, "posts"."comment_id" AS t1_r5, "comments"."id" AS t2_r0, "comments"."content" AS t2_r1, "comments"."created_at" AS t2_r2, "comments"."updated_at" AS t2_r3, "comments"."post_id" AS t2_r4 FROM "users" LEFT OUTER JOIN "posts" ON "posts"."user_id" = "users"."id" LEFT OUTER JOIN "comments" ON "comments"."post_id" = "posts"."id" WHERE (comments.content = 'A')
Cú pháp cũ hơn:
2.3.1 :026 > User.includes(:posts => [:comments]).references(:posts).where("comments.content = ?", "A")
4. Tính năng hay bug
- Từ đầu tới giờ ta tìm hiểu thì có vẻ như N + 1 là điều
không tốt
choperformance
của chương trình.
Nhưng chưa hẳn
, hãy xem xét ví dụ sau:
-
Bạn truy cập vào trang chủ của website bán hàng, có tính năng
phân trang
nên chỉ load ra 20 sản phẩm đầu tiên (có kèm theo nơi sản xuất ở Hà Nội) -
Dễ thấy rằng ở đây dễ xuất hiện
N + 1
query:1
truy vấn đầu tiên để lấy ra 20 sản phẩm từ bảng Product.20
truy vấn tiếp theo lấy ra nơi sản xuất của 20 sản phẩm đó tư bảng Company.Có thêm điều kiện
where("company.product.id = ?", "Hà Nội")
ở bảng bên phảiVậy chúng ta cần
20 + 1 = 21
truy vấn và chúng ta sử dụngjoins
để khử N + 1. -
Trong trường hợp đối với một cơ sở dữ liệu khủng, với
hàng triệu
record cho mỗi bảng thì việcjoins
hai bảng khủng như vậy sẽtiêu tốn
tài nguyên hơn 21 câu truy vấn ngắn rất nhiều lần. -
Bản chất của
joins
là sẽ duyệt qua từng bản ghi của bảng thứ nhất, đối chiếu với từng bản ghi của bảng thứ 2, nếu điều kiện được thỏa mãn thì kết hợp thành một hàng, duyệt 2 vòng lặp, tiêu tốn nhiều thời gian và tài nguyên.
Hoặc một trường hợp đơn giản hơn, khi sử dụng html cache
thì sao ?
Như vậy, không phải lúc nào gặp
N + 1
cũng sẽ khử, nó còn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, khử được theoselect in()
thì thì khử nó không thương tiếc, còn phải khử theojoins
thì nên chú ý tới độ lớn của bảng.
Happy coding
Thank for your attention
Nguồn:
All Rights Reserved