+6

Cách sử dụng layout hợp lý trong rails

Mở đầu:

Bài viết này dành cho các bạn mới tiếp cận với Rails trong thời gian khoảng dưới 1 năm kinh nghiệm, hoặc cũng có thể các bạn đã từng làm nhưng không để ý.

Các bạn biết thuộc tính layout được sử dụng trong controller không?

Bình thường, hầu hết chúng ta ai cũng biết, khi load view của rails thì nó chạy qua application.html.erb, và trong đó tương ứng với mỗi router được gọi dữ liệu sẽ được load vào phần yield và hiển thị ra ngoài.

Vậy layout là gì? và khi nào chúng ta cần sử dụng nhiều layout trong một hệ thống.

layout là một bố cục cho một trang hiển thị, Ví dụ: một trang quản lý bình thường sẽ có các mục sau

  • Header
  • Body
  • Footer
  • Sidebar Trong Body thì chúng ta lại có:
  • Breadcrumb
  • Content
  • ....

Vậy bình thường các hệ thống hay có những loại layout nào?

  • layout đăng nhập đăng kí: thông thường là một màn hình phẳng và có khung ở giữa

  • layout người dùng: các trang báo, các bài viết, hay các màn hình tương tác, ví dụ như các trang show sản phẩm thì sẽ hiển thị thành 3 phần chính: header được fix cứng hiển thị, sidebar được fix cứng bên phải hoặc bên trái để chứa các chức năng search và các chức năng mở rộng, và phần content ở giữa hiển thị toàn bộ danh sách các sản phẩm và có thể scroll xuống dưới

  • layout quản lý: sẽ có nhiều thành phần hơn, header, footer, sidebar, content, trong content có thể là dạng đồ thị hoặc là dạng bảng, ngoài ra cũng có thể có khung chat để hỗ trợ cho người sử dụng.

  • Ngoài ra còn các layout riêng như:
  • trang quản lý chat

  • trong theo dõi thông tin
  • .... Tùy từng trang thì cấu trúc layout sẽ khác nhau và dần dần thuộc tính layout cũng được tận dụng hiệu quả.

VÍ dụ: trong Rails, khi chúng ta mở rộng thêm 1 loại người dùng thì chúng ta sẽ tạo thêm 1 namespace mới trong Routes để tách biệt hoàn toàn các chức năng của từng loại, tránh trùng lặp

Ví dụ một hệ thống vận hành một kho rượi chúng ta sẽ có những vị trí sau:

  • Hướng người dùng:
  • Khách vãng lai
  • Người mua đăng kí hệ thống
  • Hướng người phát triển:
  • SupperAdmin: chịu trách nhiệm backup hệ thống
  • Admin: chịu trách nhiệm quản lý, phát triển nâng cấp hệ thống
  • Hướng người quản lý:
  • Kê toán: được quyền can thiệp vào toàn bộ hồ hơ hóa đoan và chứng từ khách hàng
  • kho: được quyền xác nhận đơn hàng và kiểm tra tình trạng hàng hóa
  • vận chuyển: được quyền đăng kí tiếp nhận đơn hàng, xác nhận tình trạng đơn hàng
  • Quản lý chính: theo dõi được toàn bộ các chức năng của các phòng ban trên

Vậy với cấu trúc phân chia như vậy, mỗi một vị trí sẽ mở ra 1 namespace và dựng một layout tương ứng với file controller chính BaseController sẽ được kế từ ActionController::Base và các controller còn lại sẽ dược kế thừa từ BaseController ví dụ ta có namespaceAdmin chúng ta sẽ có controller chính là Admin::BaseController, và sử dụng layout của riêng nó là admin.html.erb đặt trong views/layouts

class Admin::BaseController < ActionController::Base
  layout "admin"
  ...
end

với sự phân chia như vậy, chúng ta có thể dễ dàng quản lý và phát triển từng phần mà không sợ bị conflic với các bên khác.

Ngoài ra:

Một vấn đề tương tự chúng ta sẽ xem xét là cách phân chia và bố cục đối với CSSJavascript

Hầu như mình gặp đa phần mọi người load CSS thường viết chung vào 1 file là custom.scss rùi = require custom nó trong file app/assetse/stylesheets/application.scss

Mình thấy kha khá ý kiến là cứ viết tạm đó rùi sau này tách ra sau, còn quan điểm của mình thì mình cho rằng, nếu có thể chúng ta nên tách từ đầu, như vậy vừa dễ code vừa dễ quản lý: Ví dụ cách mình hay chia file CSS ra làm 3 loại:

  • lib: các file dạng thư viện: có thể tạo thư mục lib trong hệ thống hoặc install vào thông qua package
  • common: các file CSS tự thiết kế mà dùng chung trong toàn bộ hệ thống và được đặt trong thư mục common
  • các file CSS đơn lẻ, chỉ dùng trong một trang nào đó nhất định

Đối với 2 loại đầu là libcommon chúng ta sẽ load chúng trong application còn riêng đối với loại còn lại: chúng ta sẽ dùng cách khác: ví dụ có 2 trang localhost:3000/postslocalhost:3000/titles , 2 trang này sẽ sử dụng 2 file CSS khác nhau là post.scsstitle.scss, vậy làm sao để có thể load riêng mỗi trang chỉ nhận CSS của nó

Giải pháp:

chúng ta sẽ thêm 1 đoạn <%= yield, :last_assets %> vào cuối file application.html.erb

<html>
  .....

  <body>
    <%= yield %>
    <%= yield, :last_assets %>
  </body>
</html>

và trong mỗi file load trang, mình sẽ gọi file CSS của nó ra

ví dụ: trang localhost:3000/posts là method index của posts, và chúng ta cần load file post.scss, thì chúng ta sẽ thêm đoạn sau đây vào đầu file ../views/posts/index.html.erb

<% content_for :last_content do %>
  <%= stylesheet_link_tag 'post' %>
<% end %>
....

tương tự với phần title chúng ta cũng sẽ thêm đoạn content_for tương tự vào đầu file ../views/titles/index.html.erb

<% content_for :last_content do %>
  <%= stylesheet_link_tag 'title' %>
<% end %>
....

Như vậy chúng ta đã có thể phân chia thành công CSS trong dự án, và tối ưu nó trong sử dụng một cách tốt nhất

Vậy với Javascript thì sao?

Đối với javascript, chúng ta cũng xử lý tương tự như CSS chỉ khác một cái là mình sẽ sử dụng javascript_include_tag thay vì stylesheet_link_tag

ví dụ chúng ta có file title.js

<% content_for :last_content do %>
  ...
  <%= javascript_include_tag 'title' %>
<% end %>
....

Kết luận:

sự phân chia load trong hệ thống Rails sẽ phần nào làm tối giản hệ thống nâng cao performance, giúp chúng ta có thể quản lý hệ thống một cách dễ dàng và minh bạch hơn Và chúng ta hoàn toàn có thể làm điều đó với sự giúp đỡ của yieldcontent_for

Tổng kết:

Sự phân chia rành mạch từng phần trong hệ thống luôn luôn là một điều cần thiết đối với một nhà phát triển, nó giúp cho nhà phát triển có thể dễ dàng control hoặc handle over hệ thống một cách tốt nhất, mong rằng bài viết này sẽ nhận được nhiều feedback từ phía các bạn

Xin cám ơn và hẹn gặp lại


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí