+10

Sử dụng biến môi trường trong reactJS

Trong quá trình phát triển và deploy một project lên các môi trường khác nhau, mỗi môi trường sẽ có một số thông tin ví dụ như API_ENDPOINT, BASE_URL, UPLOAD_URL, ... cho môi trường develop, staging, production là khác nhau.
Và một số thông tin cần bảo mật như API_KEY, GOOGLE_MAP_KEY, ENCRYPT_SECRET, ... những thông tin này chúng ta không nên commit lên git mà nên lưu giữ những thông tin này thông qua các file biến môi trường như .env, .env.development, .env.staging, .env.production.
Với cách lưu những loại thông tin phụ thuộc môi trường như trên, chúng ta sẽ quản lý, bảo mật và triển khai cho các môi trường khác nhau một cách dễ dàng. Và sau đây mình sẽ hướng dẫn cho các bạn cách setup, truy cập các file biến môi trường .env trong một dự án ReactJS.

Tạo file .env

Đầu tiên chúng ta cần tạo file .env và đặt ở root folder của project.

Cấu trúc một file biến môi trường .env bao gồm các cặp key/value theo format KEY=VALUE

Ví dụ:

API_ENDPOINT=https://hostname.com/api/v1
BASE_URL=https://hostname.com
UPLOAD_URL=https://hostname.com/upload
GOOGLE_MAP_KEY=xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx

Config bằng create-react-app

create-react-app đã support biến môi trường thông qua .env by default. Nhưng chúng ta cần phải thêm prefix REACT_APP_ phía trước tên key.

Ví dụ:

REACT_APP_API_ENDPOINT=https://hostname.com/api/v1
REACT_APP_GOOGLE_MAP_KEY=xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx

Như vậy là ta đã có thể sử dụng những biến môi trường này trong code bằng cách process.env.REACT_APP_API_ENDPOINT.

Config bằng webpack

Webpack là một build tool mà đa số các dự án ReactJs đều dùng; create-react-app hay react-boilerplate cũng sử dụng webpack làm build tool chính. Mình cũng khuyên các bạn nên dùng webpack nếu muốn setup manual một base project. Webpack có thể làm rất nhiều thứ từ copy, convert assets, build, compile, optimized, ... Nhưng bây giờ mình sẽ hướng dẫn cách config webpack đọc biến môi trường từ file .env

Đầu tiên chúng ta cần cài đặt plugin dotenv-webpack
npm install dotenv-webpack --save-dev

// or

yarn add dotenv-webpack --dev
Tiếp theo chúng ta cần import plugin này vào trong file webpack config
// webpack.config.js
const Dotenv = require('dotenv-webpack');
 
module.exports = {
  ...
  plugins: [
    new Dotenv({
        path: './some.other.env' // default is .env
    })
  ]
  ...
};
Và sau khi đã config xong thì chúng ta sẽ sử dụng các biến môi trường bằng cách process.env.KEY_NAME
// file.js
console.log(process.env.API_ENDPOINT);

.gitignore

Và điều quan trọng chúng ta không nên commit, public file .env này lên git repo. Để tránh việc này chúng ta cần ignore chúng vào trong file .gitignore

.env
.env.production
.env.staging

Deploy

Sau khi đã hoàn thành và đến giai đoạn deploy code lên server staging, production thì chúng ta chỉ việc tạo 1 file .env và fill các value tương ứng theo mỗi môi trường.

Như vậy việc tạo thêm files .env.staging .env.production là có thể không cần thiết, việc này chỉ giúp cho chúng ta tường minh rõ hơn về file name thôi, chứ mỗi môi trường thì value của các biến môi trường là khác nhau trong file .env.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp đỡ mọi người khi bắt tay vào setup một react project, cám ơn mọi người đã đọc bài!


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí