0

Đặc điểm của một Scrum Master tuyệt vời

Trong một nhóm Scrum, Scrum Master chịu trách nhiệm việc team hiểu và vận hành một cách tốt nhất. Để thực hiện được điều đó, nhóm Scrum cần tuân thủ theo đúng lý thuyết, thực hành cũng như các quy tắc của Scrum. Scrum Master là người lãnh đạo phục vụ (Servant Leader) của nhóm Scrum, giúp những người bên ngoài hiểu và tương tác tốt cũng như hạn chế những tương tác không tốt đối với nhóm Scrum của mình. Ngoài ra Scrum Master cũng giúp tối đa hóa giá trị mà nhóm Scrum tạo ra. Vai trò của Scrum Master rất đa dạng. Một Scrum Master giỏi tùy thuộc vào tình huống và bối cảnh biết phải làm gì để giúp mọi người hiểu và áp dụng Scrum tốt hơn.

Scrum Master hoạt động như

  • Servant Leader (Lãnh đạo phục vụ): Người luôn tập trung vào nhu cầu của những thành viên trong nhóm và những người họ phục vụ (ở đây có ý nghĩa là khách hàng) với mục tiêu đạt được những kết quả phụ hợp với các giá trị, nguyên tắc và con đường kinh doanh của tổ chức.
  • Facilitator (Người hướng dẫn): Thiết lập phương thức và cung cấp ranh giới rõ ràng để các nhóm có thể cộng tác tốt nhất.
  • Coach (Người huấn luyện): Huấn luyện các cá nhân tập trong vào tư duy, hành vi. Huấn luyện các nhóm cải tiến liên tục. Giúp cho tổ chức tin tưởng vào nhóm Scrum.
  • Conflict navigator: người điều hướng và giải quyết xung đột làm giảm hiệu suất công việc của nhóm.
  • Mananger: Chịu trách nhiệm quản lý các trở ngại, loại bỏ sự lãng phí, quản lý quy trình, sức khỏe của nhóm. Quản lý ranh giới của việc nhóm tự tổ chức cũng như văn hóa nội bộ.
  • Mentor: cố vấn, chuyển giao kiến thức agile, scrum và kinh nghiệm cho nhóm.
  • Teacher: đảm bảo Scrum được hiểu và thực thi.

Một Scrum Master tuyệt vời

  • Tham gia cùng với nhóm thiết lập các process làm việc: Đảm bảo hỗ trợ nhóm triển khai toàn bộ quy trình Scrum. Ví dụ như lên kế hoạch cho Daily Scrum vào thời điểm và địa điểm phù hợp với tất cả thành viên trong nhóm. Một phàn nàn phổ biến về Scrum đó là số lượng cũng như là thời lượng của các cuộc họp. Việc tham gia cùng nhóm lập kế hoạch cho các sự kiện này có thể giảm bớt đi tình trạng đó.
  • Hiểu về việc phát triển một nhóm: nhận thức được các giai đoạn khác nhau mà một nhóm sẽ phải trải qua (forming, storming, norming, performing and adjourning). Một đội ngũ ổn định là việc vô cùng quan trọng
  • Hiểu các nguyên tắc quan trọng hơn là thực hành: Nếu không có sự hiểu biết vững chắc về nguyên lý Agile thì mọi hoạt động thực hành nó về cơ bản là vô nghĩa. Nó thực sự là một cái vỏ rỗng. Sự hiểu biết về các nguyên lý Agile của tất cả mọi người trong nhóm sẽ làm gia tăng đáng kể thành công trong việc ứng dụng nó.
  • Nhận biết và hành động khi có xung đột nhóm: Cận nhận ra xung đột nhóm càng sớm càng tốt để có thể áp dụng các phương pháp phù hợp để giải quyết nó. Tốt hơn nữa, Scrum Master biết cách ngăn chặn xung đột xảy ra.
  • Dám "gây rối": Đôi khi, một số thay đổi tốt chỉ có thể xảy ra khi có xung đột hoặc lộn xộn. Scrum Master biết khi nào cần thiết tạo ra môi trường xung đột để thay đổi được xảy ra nhưng không gây ra tổn hại gì đến công việc cũng như team Scrum.
  • Có sự ảnh hưởng: Có tiếng nói và tác động được đến văn hóa của tổ chức để giúp các nhóm Scrum có thể phát triển, phối hợp với các Scrum Master khác để có thể tạo ra các workshop phục vụ sự phát triển đó.
  • Là cả hai vai trò "Người không thể thiếu" và "Người được mong muốn": Scrum Master hỗ trợ sự phát triển của nhóm đến một mức độ nào đó mà nhóm sẽ không cần tới vị trí đó hàng ngày nữa. Nhưng với những đóng góp, kiến thức và kinh nghiệm đã được chứng minh của mình bạn sẽ thường xuyên được nhóm hỏi ý kiến. Vai trò đã được thay đổi từ một huấn luyện viên, giáo viên trở thành một người cố vấn.
  • Để cho nhóm của mình mắc sai lầm/thất bại: là một Scrum Master thì phải biết hỗ trợ nhóm tránh những sai lầm hoặc thất bại. Tuy nhiên đôi khi bạn cũng nên biết khi nào nên để việc đó xảy ra đối với nhóm của mình. Những bài học kinh nghiệm từ những sai lầm/thất bại đó có giá trị hơn là một lời khuyên hữu ích trước đó.
  • Khuyến khích sự tự chủ: Khuyến khích và dạy cho nhóm làm chủ những quy trình trong công việc, làm chủ môi trường làm việc nhóm hay những công việc liên quan.
  • Học tập: luôn luôn chủ động đọc, tìm hiểu những kiến thức mới trong lĩnh vực của mình.
  • RE-TRAINED: nhận ra bản thân mình trong RE-TRAINED (từ viết tắt được tạo bởi Geoff Watts):
    • Resourceful: Sáng tạo trong việc loại bỏ những trở ngại của nhóm
    • Enabling: đam mê giúp đỡ người khác
    • Tactful: biết cách giao tiếp thích hợp với từng cá nhân
    • Respected: được công nhận về sự chính trực
    • Alternative: luôn thúc đẩy văn hóa phản biện
    • Inspiring: truyền được sự nhiệt thành và năng lượng tới những người khác
    • Nurturing: yêu thích việc giúp đỡ nhóm cũng như các cá nhân phát triển
    • Empathic: Đồng cảm với những người xung quanh
    • Disruptive: biết phá vỡ quy tắc để tạo ra cách làm việc mới
  • Có niềm tin vào việc nhóm tự tổ chức: Hiểu được sức mạnh của một nhóm tự tổ chức. Đặc tính của các nhóm tự tổ chức là các thành viên giảm bớt sự phụ thuộc vào người quản lý và tăng quyền quyết định và trách nhiệm của mình đối với công việc. Ví dụ: Tự đưa ra quyết định về công việc của mình, tự đánh giá và ước tính, sẵn sàng hợp tác. Các thành viên cảm thấy họ đang cùng nhau hoàn thành các mục đích chung của cả nhóm. Đưa những tư tưởng đó tới nhóm là phương châm của Scrum Master.
  • Hiểu được sức mạnh của sự im lặng: Biết cách thực sự lắng nghe. Nhận thức được ba mức độ lắng nghe và biết cách sử dụng chúng. Lắng nghe cẩn thận cả những gì được nói ra và cảm nhận cả những gì không được nói.
  • Quan sát: Quan sát nhóm của mình trong các hoạt động hàng ngày. Scrum Master không có một vai trò phải tham gia vào Daily Scrum mà chỉ quan sát, từ đó có cái nhìn rõ ràng hơn về những gì đang được thảo luận (cả những gì không) và vai trò của mọi người trong quá trình đó.
  • Chia sẻ kinh nghiệm: Chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức với các đồng nghiệp. Điều này có thể thực hiện qua các buổi seminar, workshop, ... Những dịp này là cơ hội tuyệt vời để chia sẻ cũng như thu thập những kinh nghiệm cũng như kiến thức mới. Tất nhiên ngoài ra thì việc viết ra những bài học của bạn cũng được đánh giá cao.
  • Có nhiều cách thức tổ chức các buổi retrospective khác nhau: Điều này đảm bảo rằng buổi retrospective sẽ là một sự kiện vui vẻ, hữu ích cho nhóm. Ngoài ra bạn cũng nên biết cách retrospective nào là phù hợp với tình hình của nhóm nhất, hỗ trợ nhóm tổ chức để cải thiện sự tham gia và đóng góp của các thành viên.
  • Huấn luyện chuyên nghiệp: Có thể thu hẹp khoảng cách giữa suy nghĩ và hành động. Giúp các thành viên hiểu rõ hơn về bản thân để họ có thể tìm ra cách thức tận dụng tối đa tiềm năng của mình.
  • Có ảnh hưởng ở cấp độ tổ chức: Biết cách thúc đẩy và tạo ảnh hưởng ở cấp chiến lược trong tổ chức. Một số trở ngại khó khăn nhất mà một nhóm gặp phải đôi khi xảy ra ở cấp độ này. Điều này dẫn đến Scrum Master phải biết cách hành động thích hợp ở các cấp độ khác nhau trong tổ chức.
  • Ngăn chặn các cản trở có thể xảy ra với nhóm: Không chỉ cần giải quyết mà Scrum Master còn phải biết ngăn chặn các vấn đề trở ngại. Nhờ kinh nghiệm của mình, bạn có thể đọc các tình huống và chủ động hành động trước.
  • Không được quá nổi bật: Scrum Master không phải lúc nào cũng nên hiện diện tích cực. Bạn không làm phiền nhóm khi không cần thiết mà chỉ hỗ trợ nhóm đi vào các "dòng chảy" mong muốn. Nhưng khi nhóm cần bạn, hãy luôn có mặt trực tiếp.
  • Tạo thành bộ đôi tuyệt vời với Product Owner: Hãy có quan hệ đối tác sâu sắc với PO mặc dù mối quan tâm khác nhau, PO thúc đẩy nhóm còn Scrum Master bảo vệ nhóm. Mối quan hệ đó là vô cùng quý giá đối với nhóm phát triển. Họ có thể cùng nhau xây dựng nền tảng cho những kết quả đáng kinh ngạc.
  • Tạo điều kiện cho khả năng lãnh đạo phát triển: Cho phép khả năng lãnh đạo trong nhóm được phát triển và coi đây là một thành công trong huấn luyện của mình. Tin vào phương châm "Lãnh đạo không chỉ là một chức danh mà còn là một thái độ". Đó là thái độ mà mọi người trong nhóm đều có và áp dụng vào thực tế.
  • Làm quen với gamification (game hóa): Sử dụng khái niệm, tư duy, cơ chế trò chơi để giải quyết vấn đề đồng thời thu hút sự đóng góp của thành viên.
  • Hiểu không chỉ có Scrum: Biết điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, rủi ro của mọi phương pháp, khuôn khổ, nguyên tắc từ đó nắm được cách thức và thời điểm sử dụng chúng. Hiểu những gì nhóm muốn đạt được và giúp họ trở nên hiệu quả hơn.
  • Là một tấm gương: Scrum Master là người mà các thành viên trong nhóm tôn trọng và hướng theo. Bạn hãy làm điều này bằng cách truyền cảm hứng để họ giải phóng tiềm năng bên trong và là tấm gương cho họ thấy những điều đúng đắn. Vào thời điểm khó khăn hãy chỉ họ nên hành động thế nào, không hoảng sợ, bình tĩnh giúp đội tìm ra giải pháp.
  • Sinh ra để chơi ở vị trí Support: Mong muốn hỗ trợ đồng đội là bản chất của bạn. Tìm được niềm vui trong tất cả các sự kiện Scrum tham gia. Chuẩn bị kỹ mọi thứ trước khi bắt đầu đồng thời luôn có mục đích rõ ràng.

Nguồn: https://www.scrum.org/resources/blog/28-characteristics-great-scrum-master#_ftn4


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí