+2

From Tester to Business Analyst(BA)

Nhiệm vụ của một Tester là kiểm tra phần mềm để đảm bảo đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng. BA cũng chịu trách nhiệm xác minh xem phần mềm được xây dựng và phân phối có đáp ứng các yêu cầu của khách hàng cuối cùng hay không. Sự tương đồng giữa hai vai trò giúp Tester chuyển sang vai trò BA dễ dàng hơn.

Nếu BA và Tester chuyển đổi vai trò, mỗi bên sẽ có thể học thêm được nhiều kỹ năng mới có thể có lợi cho dự án của họ.

1. Tại sao lại là BA?

Tester là người có kiến thức và hiểu biết toàn diện về một phần mềm, ngoài ra họ còn có những suggest để nâng cao chất lượng sản phẩm. Kỹ năng này giúp Tester có thể đảm nhận nhiều vai trò trong ngành CNTT. Bằng cách hiểu rõ quy tình và các giai đoạn phát triển, họ có thể trở thành Release manager, automation engineer, QA Strategist, solution architect, senior manager and Business Analyst(BA).

Trong sự phát triển của CNTT như hiện tại, BA là một trong những vai trò có nhiều triển vọng. BA là một vai trò lớn hơn nhiều khi so sánh với Tester hoặc những vai trò được nêu ở trên. Một Tester thích đi du lịch khắp thế giới thì vai trò BA thực sự có thể khiến họ thỏa mãn. Một BA có thể tiếp tục phát triển để trở thành Lead/Senior Business Analyst, Consultants, Product Owners hay Product Managers.Nghe khá hấp dẫn đúng không ^^ Nếu bạn là một Tester có kỹ năng phân tích nghiệp vụ, viết tài liệu và khả năng giao tiếp thì chuyển sang vai trò BA là một lựa chọn khá hay ho.

2. Cơ hội của Tester để trở thành BA

Tại sao một Tester có cơ hội tốt để trở thành BA?

Một Tester có nhiều lý do để nghĩ về sự chuyển đổi nghề nghiệp thành BA:

  • Một Tester chú ý đến từng chi tiết và có sự hiểu biết sâu về hệ thống được xây dựng.
  • Tester luôn hướng về chất lượng phần mềm.
  • Một Tester tốt luôn giữ lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu.
  • Một Tester có kỹ năng cần thiết để trởi thành BA là đọc, phân tích và xem xét các tài liệu đặc tả yêu cầu.
  • Kỹ năng phân tích của Tester giúp BA chỉ ra sự mơ hồ trong tài liệu đặc tả.
  • Tester có thể kiểm tra yêu cầu để gợi ý loại trừ những yêu cầu không cần thiết ở giai đoạn ban đầu, nhằm xây dựng giá trị cốt lõi của phần mềm trước tránh bug không đáng có phát sinh.
  • Tester luôn nhìn ra bức tranh lớn của hệ thống, điều này giúp ích rất nhiều khi trở thành BA.
  • Nếu Tester đang làm việc trong mô hình Agile, thì việc chuyể n sang BA càng dễ dàng hơn. Điều này sẽ được giải thích chi tiết trong phần tiếp theo.

3. Tester trong mô hình Agile chuyển đổi dễ dàng hơn

Agile có đặc điểm ' Iterative & Incremental' . Cách tiếp cận này khác với cách tiếp cận của Waterfall trong đó sản phẩm cuối cùng được phát hành và chỉ có thể test ở phase cuối. Trong Agile, toàn bộ yêu cầu được chia thành các logical groups/chunks yêu cầu và thay vì phát triển toàn bộ hệ thống một lần, một số yêu cầu được phát triển, thử nghiệm và phát hành cho từng khách hàng một. Các phần mềm phát hành có khả năng shippable cho khách hàng.

Nhóm Agile là nhóm "Tự tổ chức" với Product Owner(BA, người xác định và quản lý các yêu cầu), Master (Quản lý & kiểm soát nhóm) và Team member (thường là 5 đến 9 thành viên trong nhóm gồm các Developer và Tester).

Như hình trên, một BA tham gia vào quá trình bắt đầu từ việc duy trì sản phẩm tồn đọng (yêu cầu), lập kế hoạch chạy nước rút, hỗ trợ các developer khi có yêu cầu trong quá trình phát triển và testing high-level requirements post testing is complete. Có lúc BA chỉ kiểm tra việc xây dựng phần mềm trong chu trình.

Tester cũng thường tham gia ngay từ giai đoạn lập kế hoạch đến chạy nước rút, các cuộc họp review, tương tác chặt chẽ với các developer.

Ở đây, có sự chồng chéo trách nhiệm giữa BA và Tester. Khi một Tester trở thành BA, tức là một Tester BA, sự tham gia của anh ta trong toàn bộ quá trình, từ đầu cho đến khi kết thúc. Do đó sẽ dễ dàng hơn cho một Agile Tester trở thành BA.

4. Step by step

Nếu bạn hiện đang làm việc như một Tester hoặc QA và đã có kế hoạch cho sự chuyển đổi sang BA thì dưới đây là hướng dẫn cho bạn.

Bước 1: Quan sát, tiếp thu và tham gia một phần

Việc chuẩn bị phải bắt đầu trong khi bạn vẫn là Tester. Quan sát và tiếp thu từ một BA là cần thiết. Điều này trở nên dễ dàng khi bạn là một phần của quá trình phát triển. Nếu bạn là người không nhanh nhẹn, thì hãy chân thành hơn để làm việc chặt chẽ với BA.

Chia sẻ khối lượng công việc của mình, quan sát BA trong các tương tác với khách hàng hoặc trên các yêu cầu của khách hàng về quy trình gợi ý yêu cầu cho khách hàng.

Bước 2: Đọc, phân tích tài liệu và đưa ra giải pháp nếu có

Đọc, phân tích và xem xét các tài liệu đặc tả yêu cầu được cung cấp bởi BA nhưng với một góc khác ngoài góc nhìn của Tester. Đọc các yêu cầu từ góc độ suggest. Hãy nghĩ đến việc đặt câu hỏi về các yêu cầu như “Tại sao chức năng này lại được yêu cầu?”.

Hiểu business processes và suy nghĩ về chúng. Cố gắng lập bản đồ processes của hệ thống và yêu cầu để chắc rằng không thiếu bất kì yêu cầu nào.

Nếu khách hàng giao quyền tùy chỉnh cho bạn thì hãy nghĩ về giải pháp. Giải pháp do bạn cung cấp và giải pháp do BA cung cấp là khác nhau. Giải pháp của bạn có thể tốt hơn.

Bước 3: Cải thiện kỹ năng giao tiếp

Nếu bạn đã và đang thử những việc trên thì thì bạn có thể nghiêm túc nghĩ đến việc tiếp tục với kế hoạch để trở thành BA.

Kỹ năng quan trọng nhất để làm việc là “Giao tiếp”. Nếu bạn nghĩ rằng bạn không đủ tốt thì hãy nhanh chóng bắt đầu luyện tập. Kỹ năng nói và viết điều bắt buộc, ngoaị ngữ rất quan trọng, đặc biệt là tiếng Anh.

Một BA cần giao tiếp với khách hàng và các bên liên quan khác nhau trong business cho yêu cầu gợi ý. BA cũng được yêu cầu để truyền đạt các yêu cầu đến team phát triển. Các yêu cầu cần được chuyển đổi thành các tài liệu đặc tả sang so developer có thể dễ dàng hiểu được. Kỹ năng giao tiếp kém có thể dẫn đến lỗi trong việc thu thập thông tin và chuyển sai yêu cầu cho nhóm phát triển dẫn đến việc xây dựng hệ thống không chính xác.

Cải thiện kỹ năng viết và nói tiếng Anh không phải việc ngày một ngày hai. Nhưng có thể đạt được từ từ bằng cách nỗ lực và liên tục giao tiếp bằng tiếng Anh với các thành viên trong team. Các khóa học nói tiếng Anh cũng là sự lựa chọn tốt. Cách tốt nhất là giao tiếp bằng tiếng Anh cả trong môi trường cá nhân cũng như công việc với các đồng nghiệp. Nhận feedback và chỉnh sửa cho đúng.

Bước 4: Trang bị chứng chỉ về kỹ năng quản lý

Bước tiếp theo là trang bị MBA hoặc bằng cấp tương đương. Hiện tại là COMPULSORY.

Sẽ thiếu sót nếu bạn bước vào nghiệp BA không có trình độ quản lý. Trong khi có BA trong vài ngành công nghiệp không yêu cầu trình độ quản lý nhưng trong CNTT, những công ty tốt luôn xem xét bằng cấp về trình độ quản lý. Với bằng cấp này bạn có thể có một mức lương béo bở =))

MBA mang đến những điều tốt cho bạn. Nó giúp nâng cao kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, phát triển nhân cách, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng quản lý, kỹ năng đàm phán và thuyết phục và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng giúp bạn kiếm tiền lương cao.

Với một Tester, theo một khóa học MBA full-time có lợi hơn khi tự học. Tuy nhiên, người ta cũng có thể lựa chọn khóa học MBA part-time. Có thể là part-time hoặc full-time, bắt buộc phải lấy bằng từ một tổ chức quản lý tốt và uy tín.

Trong nhiều tổ chức CNTT hàng đầu, MBA hoặc mức độ tương đương là bắt buộc đối với vai trò BA. Mức lương cũng khác nhau đối với các ứng viên có MBA và không có MBA áp dụng cho vai trò BA. Vì vậy, ngoài việc phát triển nhân cách và nâng cao kỹ năng giao tiếp, MBA hứa hẹn tăng trưởng cả về mức lương và rank.

Để theo đuổi một khóa học MBA full-time, chắc chắn bạn sẽ phải tạm gác công việc của mình. Nhưng điều đó hoàn toàn xứng đáng. Bạn sẽ được hưởng nhiều lợi ích hơn trong khi tiếp tục khi đã hoàn thành khóa học quản lý.

Một Tester có thể không phải gác công việc của mình nếu anh ta quyết định theo đuổi khóa học MBA part-time. Nhưng sẽ khó khăn cho việc làm nhiều việc cùng một lúc. Nhưng lợi ích mang lại là đáng để vất vả. Hoàn thành khóa học quản lý của bạn với sự chân thành và kiên nhẫn. Khoảng thời gian của hầu hết các khóa học quản lý là một hoặc hai năm.

Bước # 5: Chính thức chuyển sang vai trò BA

Bước cuối cùng là bước quan trọng nhất và thách thức nhất, đó là chuyển profile sang BA. Sau khi hoàn tất cấp độ quản lý, bạn có thể thử đăng ký vai trò công việc BA trong cùng một tổ chức. Bạn cũng có thể thử với một tổ chức khác.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi trong cùng một tổ chức dễ dàng hơn so với bên ngoài. Khi manager và các team-member của bạn nhận thức được các kỹ năng và nguyện vọng của bạn,sự tham gia của bạn với BA và các hoạt động liên quan trong khi đang ở vị trí Tester có thể chứng minh năng lực và gây ấn tượng với bộ phận tuyển dụng.

Làm việc trong cùng một tổ chức sẽ giúp bạn rất nhiều.

Bước # 7: Trang bị chứng chỉ BA

Ngoài chứng chỉ về kỹ năng quản lý thì BA cũng cần có chứng chỉ riêng.

IIBA (International Institute of Business Analysis) cung cấp chứng chỉ CBAP (Certified Business Analysis Professional) uy tín. Các chứng chỉ khác có thể được xem xét là CABA – Certified Associate Business Analyst và CSBA – Certified Software Business Analyst. Các chứng chỉ này cũng đang đạt được sự công nhận trên toàn cầu.

Có một số hội thảo đào tạo BA và trung tâm trực tuyến cũng như ngoại tuyến để nâng cao kỹ năng BA. Người ta cũng có thể xem xét cấp chứng chỉ trong mô hình Agile. Việc trang bị chứng chỉ luôn mang lại lợi ích.

BA được yêu cầu phải làm việc nhiều trên tài liệu để tạo diagrams, flowcharts, swim lane diagrams trong yêu cầu. Người ta cũng xem xét các công cụ học tập như MS Visio hoặc Pencil hoặc Balasmiq để tạo các wireframes, flowcharts, business process mapping documents, v.v.

Phần kết

Nếu bạn đang suy nghĩ để chuyển từ một Testersang BA thì đây là suy nghĩ rất tích cực. Cơ hội phát triển nghề nghiệp là rất nhanh cho BA. BA là cầu nối giữa doanh nghiệp và nhóm phát triển. Và họ có nghĩa vụ phải tương tác với các bên liên quan khác nhau.

Do đó, điều quan trọng là họ phải think out of the box. Họ phải làm việc độc lập bằng cách sử dụng các kỹ năng phân tích và chiến lược của họ, do đó người ta thường nói rằng một Tester tốt có tất cả khả năng trở thành BA thành công.

Bạn có phải là BA đã đi qua tất cả các bước nêu trên? Hãy bày tỏ suy nghĩ và kinh nghiệm của bạn trong phần bình luận bên dưới nhé. ^^

Nguồn dịch: https://www.softwaretestinghelp.com/career-shift-from-tester-to-ba/


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí