[Training] Giá trị của chứng chỉ và những chứng chỉ nên có đối với người học CNTT
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 6 năm
Môi trường làm việc trong ngành công nghệ thông tin (CNTT) rất đa dạng với nhu cầu nhân lực vô cùng lớn. Nắm bắt được đều đó, các trường đại học, các trung tâm đào tạo liên tục được mở ra nhằm đẩy mạnh việc cho ra một nguồn nhân lực IT dồi dào nhằm cung cấp cho các tập đoàn, công ty công nghệ trên toàn quốc. Tuy nhiên, ngành công nghệ đòi hỏi rất nhiều yếu tốt như chuyên môn, kinh nghiệm và đặc biệt là kĩ năng. Bởi vậy, hệ thống chứng chỉ quốc tế ra đời để chứng minh người sở hữu chúng có kĩ năng đặc biệt hữu ích đối với nhà tuyển dụng.
Theo ý kiến của những người được tuyển dụng và những người đã hoàn thành các khóa học có giấy chứng nhận, thì bạn sẽ thu được nhiều thông tin khá bất ngờ. Trong khi không có gì có thể thắng được kinh nghiệm và các kỹ năng phát triển thực tế, việc có các chứng chỉ có thể giúp bạn tìm thấy công việc mơ ước của mình.
Xét trên từng cá nhân, chứng chỉ CNTT tốt nhất phải là chứng chỉ phù hợp với chuyên môn được đào tạo, kỹ năng, mục đích và con đường sự nghiệp của từng người. Đó là tư tưởng chủ đạo trong việc đưa ra danh sách những chứng chỉ CNTT quan trọng nhất dưới đây. Có thể những chứng chỉ này không phải là quan trọng với bạn nhưng đó là những chứng chỉ có giá trị đáng kể với hầu hết người làm CNTT.
TẠI SAO CÁC LẬP TRÌNH VIÊN NÊN CÓ CÁC CHỨNG CHỈ?
1. Bằng chứng về năng lực
Trong khi các lập trình viên ngày nay có thể cảm thấy portfolio GitHub của họ đã cung cấp đủ bằng chứng về khả năng viết code rồi, nhưng các chứng chỉ có thể giúp nâng cao khả năng tiếp thị bản thân trong lĩnh vực này, nhiều nhà tuyển dụng xem các chứng chỉ như là bằng chứng xác thực về năng lực của bạn trong một lĩnh vực lập trình hoặc phát triển kiến thức, kỹ năng xác định, đây là ý kiến của John Reed
, giám đốc điều hành cấp cao tại Robert Half Technology
, một công ty tuyển dụng việc làm trong lĩnh vực CNTT.
"Các chứng chỉ có thể được xem như là một khác biệt quan trọng đối với các ứng viên đang tìm kiếm các vai trò trong các nhóm công nghệ", Reed cho biết thêm.
Hầu hết các chương trình cấp chứng chỉ được tiến hành và thi trực tuyến, để xác nhận việc kiểm tra kiến thức của bạn trong lĩnh vực này nói chung, cũng như chuyên môn cụ thể và cách giải quyết vấn đề của bạn trong lĩnh vực được cấp chứng nhận.
Cho dù đó là một chứng nhận mang tính khái niệm nhiều hơn, như quản lý phát triển phần mềm, hay đó là rất cụ thể về một công cụ đặc biệt, ngôn ngữ lập trình, hoặc nền tảng nào đó, thì việc có một chứng chỉ cho thấy bạn có một kiến thức sâu sắc trong nghề, Marty Puranik
, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành của công ty lưu trữ đám mây Atlantic.Net
cho biết.
"Hầu hết các lập trình viên liệt kê ra rất nhiều ngôn ngữ trong bản sơ yếu lý lịch hoặc CV của họ, ngay cả khi họ mới chỉ có một cái nhìn thoáng qua về chúng", Puranik nói thêm.
"Việc liệt kê ra một ngôn ngữ trong bản sơ yếu lý lịch của bạn là rất khác so với việc được cấp chứng chỉ hoặc được công nhận trong ngôn ngữ X đó."
"Chứng chỉ chắc chắn mang lại cho bạn một lợi thế lớn hơn những người không làm điều gì để thể hiện sự gắn kết với ngôn ngữ trong câu hỏi phỏng vấn." Nhưng trong một thị trường nóng dành cho các lập trình viên, việc có các code mẫu là chưa đủ bằng chứng về năng lực? Tại sao bạn lại muốn trải qua tất cả những nỗ lực kiếm chứng chỉ để có được sự công nhận, thay vì ngồi viết ra thật nhiều code?
Những người đã từng trải qua quá trình chứng nhận đó nói rằng công việc này cũng đáng để làm.
"Ngày càng nhiều công ty đang vật lộn để tìm kiếm các lập trình viên phù hợp, bất cứ điều gì một người nào đó có thể làm để làm nổi bật mình lên sẽ giúp họ dễ dàng hơn trong việc tuyển dụng," Nathan Wenzler
, một chuyên gia công nghệ cao cấp của công ty chuyên cung cấp các sản phẩm bảo mật Thycotic
, người đã giành được 13 chứng chỉ về lập trình và các lĩnh vực khác của CNTT
trong hơn một thập kỷ qua, cho biết.
Trình độ học vấn và chứng chỉ chứng minh rằng "bạn đã chủ động đi làm một bài kiểm tra, hoặc một loạt các bài kiểm tra, và có thể trả lời thành công các câu hỏi hoặc các vấn đề đặt ra," Wenzler nói.
Các chứng chỉ có thể trở nên đặc biệt hữu ích ở giai đoạn đầu trong sự nghiệp của bạn.
"Tôi là một người có niềm tin lớn rằng các chứng chỉ trong giai đoạn đầu của sự nghiệp dứt khoát mang lại lợi ích trước khi tôi có thể chứng minh rằng mình có những kỹ năng nào đó," Jeremy Steinert
, người đứng đầu các dịch vụ devops tại WSM International
, một công ty dịch vụ kỹ thuật chuyên về cloud migration cho biết. Steinert được cấp chứng chỉ công nghệ từ Cisco
, Red Hat
, Puppet
và nhiều tổ chức khác.
Thông thường, khi mà một chuyên gia phát triển
có được khoảng 5 năm kinh nghiệm
làm việc liên tục, thì các chứng chỉ trở nên ít quan trọng hơn bởi vì họ đã có mức độ chứng minh về khả năng kỹ thuật và sự tự tin trong việc đánh giá và thực hiện của họ, Steinert
nói. "Sau đó nó sẽ trở thành một thước đo của việc tiếp tục học thông qua những lần lặp mới hơn của công nghệ," ông nói.
2. Chứng chỉ có thể dẫn đến mức lương cao hơn
Về điểm này thì việc kiếm thêm một chứng chỉ có thể giúp bạn kiếm được mức thu nhập cao hơn. Dữ liệu thu thập được của công ty Robert Half Technology cho thấy phạm vi lương có thể được tăng lên đến 10% so với mức trung bình của quốc gia, dựa trên các kỹ năng cụ thể và các chứng chỉ, Reed nhấn mạnh.
"Điều đó nói rằng, các nhà tuyển dụng không hoàn toàn tìm kiếm người chỉ có các chứng chỉ, và trong hầu hết các trường hợp cũng sẽ không xem các chứng chỉ là sự thay thế cho các kinh nghiệm thực tế," Reed nói. "Nhưng các chứng chỉ có thể mang lại cho các ứng viên một lợi thế, đặc biệt nếu họ cho thấy một năng lực trong việc sử dụng những công nghệ mới nhất."
Kiến thức càng cụ thể, thì tác động của các chứng chỉ sẽ càng lớn hơn, đặc biệt là trong các điều khoản về lương thưởng, Igor Landes
, phó chủ tịch kỹ thuật công ty phát triển phần mềm doanh nghiệp Exadel
cho biết.
"Ví dụ, một nhà tư vấn có một chứng chỉ MongoDB có thể sẽ được trả cao hơn so với một nhà tư vấn không có chứng chỉ tương đương," Landes cho biết. "Tất nhiên nếu bạn có đủ kinh nghiệm trong một lĩnh vực cụ thể và nhà tuyển dụng biết rõ về khả năng chuyên môn của bạn, thì sự khác biệt đó gần như sẽ biến mất."
Các chứng chỉ dành cho các lập trình viên và nhà phát triển có xu hướng trở nên quan trọng hơn trong các doanh nghiệp lớn và ít quan trọng trong các startup nhỏ, Puranik nói thêm.
"Một phần lý do của điều này là do các startup có khuynh hướng sử dụng các công nghệ mới hơn, mà có thể những công nghệ này chưa có hệ thống chứng chỉ đi kèm," ông nói. "Một lý do khác đó là ở môi trường doanh nghiệp có nhiều code di sản kế thừa, và do đó các** ngôn ngữ cũ hơn được sử dụng** sẽ có hệ thống chứng chỉ của nó."
Bên trong "văn hóa doanh nghiệp tôi thấy một mối tương quan giữa việc có nhiều chứng chỉ thì sẽ có mức lương tốt hơn," Elijah Murray
, đồng sáng lập và là giám đốc công nghệ của Lenda
, một trang web chuyên về tư vấn tài chính cho biết. "Trong thế giới startup bạn được đánh giá cao dựa trên khả năng của bạn chứ không phải là các chứng chỉ. Kinh nghiệm là người thầy tốt nhất, và văn hóa startup vinh danh những ai có tư duy hacker."
Đó cũng là điều hợp lý khi thấy sự thăng tiến cho những ai có chứng chỉ, "miễn là họ cũng mang đến kinh nghiệm và kiến thức hữu ích cho công việc," Wenzler
của công ty Thycotic
nói thêm. "Chúng tôi đã nhiều lần thấy trong các lĩnh vực của ngành IT và bảo mật thông tin, nơi mà các cá nhân đã trở thành 'có chứng chỉ' bằng cách vượt qua một bài kiểm tra, nhưng lại không có kiến thức thực tế hoặc hiểu biết về công việc đó."
Nếu bạn đã xây dựng được một tập kỹ năng và có thể cho thấy một trình độ chuyên môn ở mức cao, "thì vâng, lúc đó các chứng chỉ sẽ giúp củng cố thêm các cơ hội, được trả lương cao hơn, v.v...," Wenzler nói thêm.
Các chứng chỉ lập trình không chỉ mang lại giá trị cho nhà tuyển dụng, mà nó cũng mang lại giá trị cho khách hàng của họ. "Chúng tôi biết từ kinh nghiệm rằng khách hàng của mình đánh giá cao các chứng chỉ," Steinert của công ty WSM cho biết.
Ngoài ra, các chứng chỉ chuyên môn có thể cung cấp cho các nhà tuyển dụng sự tin tưởng rằng bạn có thể nhanh chóng nắm bắt được những công nghệ mà tổ chức của họ hiện đang áp dụng.
3. Chứng chỉ nào hiện đang "hot"?
Những chứng chỉ nào là có trọng lượng nhất hiện nay? Điều đó còn phụ thuộc vào mục tiêu của các nhà tuyển dụng và các dự án mà họ muốn tập trung làm trong những năm sắp tới.
"Với hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng ngàn các ngôn ngữ lập trình khác nhau hiện đang được sử dụng ngoài kia, và có một thực tế là mọi tổ chức lớn đều đang cung cấp một chứng chỉ cho ngôn ngữ riêng của họ, vì vậy thật là khó khăn để chọn một vài ngôn ngữ được các nhà tuyển dụng yêu cầu nhiều nhất hiện nay," Wenzler của công ty Thycotic nói thêm. "Nó sẽ phụ thuộc vào những ngôn ngữ mà công ty đang sử dụng và điều gì là quan trọng đối với họ."
Nhưng rõ ràng là có một số chứng chỉ đặc biệt nổi tiếng, và có những lĩnh vực thực sự "hot" đối với các doanh nghiệp CNTT -- đó là những thứ liên quan đến đám mây
, di động
, bảo mật
, devops
, dữ liệu lớn
/Hadoop -- là có nhiều nhu cầu chứng chỉ nhất.
Nhiều chuyên gia đã nói rằng, một trong những chứng chỉ "hot" nhất hiện nay đó là Microsoft Certified Solutions Developer (MCSD).
"Một chuyên gia có chứng chỉ MCSD đã cho thấy khả năng thiết kế và tạo ra các ứng dụng trên một loạt các sản phẩm trong môi trường Windows," Reed của công ty Robert Half nói. "Đây chắc chắn là chứng chỉ được săn đón nhất, và những ai có nó có thể kiếm được mức thu nhập cao hơn những người không có."
Các chứng chỉ Architect Amazon Web Services và kỹ sư devops cũng là những nơi tuyệt vời để bắt đầu, Steinert nói. "Sau đó nó phụ thuộc vào sở thích của nhà tuyển dụng, nhưng tôi biết rằng các chứng chỉ Puppet
, SaltStack
, Ansible
cũng có nhu cầu cao trong mảng devops," ông nói.
Các chứng chỉ devops đặc biệt "hot", với nhiều người làm quản trị hệ thống và các lập trình viên đang theo đuổi các chứng chỉ devops liên quan đến lĩnh vực của họ, Steinert nói.
"Về mảng lập trình, chúng tôi tin rằng các chứng chỉ MCSD và Google Apps là quan trọng để theo đuổi, nhưng dĩ nhiên là công nghệ luôn luôn thay đổi, chắc chắn sẽ có các chứng chỉ mới hơn mà chúng có giá trị và gần như là chuyên biệt," Steinert cho biết thêm.
Các chứng chỉ có phạm vi rất rộng và liên quan đến nhiều ngôn ngữ hoặc kết hợp nhiều khái niệm lập trình và công nghệ để mang lại cho các lập trình viên một cái nhìn toàn cảnh về cách viết code ra sao sẽ phù hợp với công việc kinh doanh một cách tốt nhất, Wenzler nói. Ngoài MCSD, cũng có nhiều chứng chỉ quan trọng như Certified Secure Software Lifecycle Professional (CSSLP) của (ISC)2
Các chứng chỉ tập trung về dữ liệu -- có thể chứng minh rằng bạn biết cách làm thế nào để xây dựng các ứng dụng chuyển những dữ liệu thành giá trị kinh doanh -- sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi thế, Reed nói.
Nhưng một số chứng chỉ đang dần trở nên kém nổi tiếng hơn.
"Các chứng chỉ cho các ngôn ngữ lập trình web đã lỗi thời thì thường không được quan tâm chút nào nữa, chỉ đơn giản người ta là không cần chúng chút nào nữa," Wenzler nói.
Về mặt các hệ thống/ứng dụng, một số chứng chỉ trên các nền tảng cũ hơn như AIX, Lotus, Novell, và một số khác trong lĩnh vực này "thì gần như là không còn hữu ích như 5 năm về trước," Steiner nói.
4. Điểm mấu chốt
Không phải ai cũng đồng ý rằng các chứng chỉ là cần thiết để kiếm được công việc mơ ước -- hoặc chúng cho thấy khả năng làm việc trong tương lai.
"Tôi là một lập trình viên hoàn toàn tự học," Lenda Murray nói. "Tôi đã bỏ học sau khi học năm thứ nhất ở đại học, bởi vì người ta đã dạy quá chậm, và khi tôi không thể tìm thấy một co-founder làm về kỹ thuật để cùng khởi nghiệp thì tôi đã quyết định tự học lập trình."
Chứng chỉ "đơn giản chỉ có nghĩa là bạn đã vượt qua bài kiểm tra của một ai đó về nội dung trong lĩnh vực nào đó; nó không cho biết bạn sẽ trở thành một nhân viên có năng lực làm việc hay không," Sebastien Taveau
, giám đốc kỹ thuật tại công ty dịch vụ tài chính MasterCard
cho biết. "Chứng chỉ là một đại diện để trả lời cho câu hỏi 'liệu bạn có quan tâm và hiểu biết trong lĩnh vực này hay không?'. Và sở hữu nó còn hơn là không có chứng chỉ nào cả."
Đối với tương lai của các chứng chỉ trong lĩnh vực này, thì các chuyên gia không thấy sự cần thiết phải loại bỏ chúng.
"Các chứng chỉ đã gia tăng tầm quan trọng trong những năm gần đây," Sri Ramanathan
, CTO của nhà cung cấp công nghệ di động cho doanh nghiệp Kony
nói. "Một xu hướng cho điều này là sự cần thiết tuyển dụng nhân lực có nhiều kỹ năng và phân tán trên nhiều quốc gia khác nhau. Nếu một công ty đang tuyển dụng lập trình viên ở Trung Quốc hoặc Ấn Độ, việc có một mục tiêu để xác định năng lực và các cấp độ kỹ năng là rất hữu ích, và các chứng chỉ là một phương tiện để thực hiện điều đó."
Các lập trình viên nhiều kinh nghiệm và có thâm niên "đang tích cực kiếm thêm các chứng chỉ như là một cách để củng cố thêm hồ sơ của họ và bổ sung vào danh sách những điểm mạnh để cung cấp cho các tổ chức một lý do để tuyển dụng họ," Wenzler nói. "Một ứng viên có 10 năm kinh nghiệm cộng với một trình độ đại học và một ít chứng chỉ thì hấp dẫn hơn nhiều so với những người chỉ có những bằng cấp đơn thuần."
NHỮNG CHỨNG CHỈ NÊN CÓ ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC CNTT
FE
Fundamentals of Engineering Certification
chứng chỉ này là do bộ công thương Nhật Bản cấp (có cả con dấu của bộ trưởng công thương, Nhật không dùng chữ ký, chỉ dùng con dấu). Như tên của chứng chi kỹ sư công nghệ thông tin cơ bản, chứng nhận mình trình độ tương đương tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin, hay là đủ kỹ năng để làm ngành IT ở Nhật. Cái này rất có giá trị nếu muốn sang Nhật làm ngành IT.
Ruby Silver
Kỳ thi Ruby Association Certified Ruby Programmer của Ruby được dành cho các kỹ sư thiết kế, phát triển, và / hoặc vận hành hệ thống Ruby-based, chuyên gia tư vấn thực hiện các đề xuất hệ thống Ruby-based, và các giảng viên dạy Ruby. Những người được chứng nhận được công nhận cho kỹ năng của họ như kỹ sư Ruby và là có mức độ cao về khả năng phát triển hệ thống của Ruby-based. Những người vượt qua kỳ thi được chứng nhận bởi Hiệp hội Ruby như một Ruby Association Certified Ruby Programmer của Ruby.
ZCE
Kỹ sư viên Rogue Wave Zend Certified PHP Engineer
là một tiêu chuẩn công nghiệp nhận biết chuyên môn về PHP và là thước đo phân biệt mà các nhà tuyển dụng sử dụng để đánh giá nhân viên tương lai. Tham gia hàng ngàn chuyên gia về PHP, những người đã nhận được giấy chứng nhận chính thức và được công nhận về chuyên môn về PHP của bạn.
Danh sách lập trình viên có chứng chỉ ZCE tại Việt nam
ATC
Associate Android Developer Certification
Sự tăng trưởng bùng nổ của ứng dụng Android TM gần đây đã tạo ra sự bùng nổ nhu cầu cho các nhà phát triển. Nhà phát triển đang ở đó nhưng làm thế nào để người sử dụng lao động có thể đánh giá năng lực của họ? Làm thế nào họ có thể thực sự biết ai xứng đáng có cơ hội nhận trách nhiệm của các ứng dụng của họ?
Các nhà tư vấn đào tạo nâng cao của Android (Android ATC) cung cấp các khóa học và các bài kiểm tra đánh giá để xác nhận năng lực của nhân viên hiện tại và tương lai.
CISM
Certified Information Security Manager
là chứng chỉ quản lý bảo mật được công nhận bởi tổ chức ISACA (Information Systems Audit and Control Association). Chứng chỉ CISM và CISSP được cho là có cùng cấp độ nhưng cách tiếp cận khác nhau. CISM thiên về các hoạt động, công tác bảo mật cũng như cách thức phát triển, tích hợp duy trì các chương trình bảo mật dựa theo mô hình tổng thể. Chương trình bao gồm các nội dung cần thiết cho người quản lý bảo mật thông tin của doanh nghiệp, đồng thời đưa ra cách thức, các bước hoặc hướng dẫn, gợi ý (mở) để có thể thực hiện hoàn tất tốt công việc của người quản trị. Nội dung của chương trình bao gồm 4 chủ đề: quản trị an toàn thông tin, quản trị rủi ro trong thông tin và sự tuân thủ, phát triển và quản lý chương trình bảo mật thông tin, quản lý sự cố và phản ứng nhanh.
Certified Information Security Manager (CISM) là chứng chỉ hàng đầu cho các chuyên gia IT có trách nhiệm quản lý, phát triển và giám sát hệ thống bảo mật thông tin trong các ứng dụng cấp doanh nghiệp, hoặc để phát triển bảo mật trong tổ chức. Người có chứng chỉ CISM có kỹ năng thành thạo trong việc quản lý rủi ro bảo mật, quản trị, quản lý và phát triển các chương trình, quản lý và khắc phục sự cố.
AWS
AWS Certified Solutions Architect
được coi là một trong những chứng chỉ khó nhất, yêu cầu đầy đủ kỹ năng cũng như hiểu biết ở mức sâu về Amazon Web Service (AWS), có kinh nghiệm nhiều năm về Distributed System, Networking, Security, Disaster Recovery để thiết kế, triển khai, vận hành ứng dụng và cơ sở hạ tầng trên nền tảng AWS. Bài kiểm tra cấp độ của chứng chỉ AWS Certified Solutions Architect Associate kiểm tra toàn bộ kiến thức chuyên môn của một cá nhân trong hệ thống mở rộng thiết kế và triển khai trên AWS. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi nó là chứng chỉ được nằm trong top 15 chứng chỉ do nhu cầu thị trường đối với các kiến trúc sư AWS có chứng nhận và được chứng nhận.
Đây chỉ là bước đầu tiên để đạt được chứng chỉ AWS Certified Solutions Architect – Professional. Dựa theo khảo sát về mức lương năm nay, 1 trong 5 chứng chỉ sẵn có của AWS được xác nhận là có mức lương trung bình hơn 100.000 đôla Mỹ (tương đương $125.591).
CISSP
Certified Information Systems Security Professional
là một trong những chứng chỉ cao cấp về bảo mật được thừa nhận trên toàn thế giới và chứng nhận bởi tổ chức độc lập ISC2 (International Information Systems Security Certification Consortium) trong đó cung cấp chứng nhận khả năng của các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực từ an ninh thông tin, bảo mật hệ thống. Cũng giống như các chứng chỉ liên quan đến an ninh khác, nhu cầu cao về chứng chỉ và dự kiến sẽ như vậy trong nhiều năm tới, nhưng không giống như những chứng chỉ khác, bạn có thể kiếm được chứng chỉ liên kết trong khi làm việc theo yêu cầu, làm cho chứng chỉ này là một chứng chỉ có giá trị cho những ai muốn bước chân vào lĩnh vực an ninh. Khi an toàn an ninh thông tin được đặt dưới góc nhìn của nhà quản lý, nó sẽ được hữu hình hóa rõ ràng hơn bằng cách đưa ra những chủ đề và những lĩnh vực phổ biến nhất, gọi chung là Common Body of Knowledge (CBK). ISC2 cũng cung cấp ba chứng chỉ CISSP với mục tiêu chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực cụ thể trong bảo mật công nghệ thông tin.
PMP
Project Management Professional
chứng chỉ quản lý dự án chuyên nghiệp (Project Management Professional – PMP) được trả lương cao đứng thứ 5 trong danh sách. PMP được tạo ra, quản lý bởi Project Management Institute (PMI®) và là chứng nhận quản lý dự án được công nhận nhiều nhất. Đây là chứng chỉ quốc tế công nhận một người có tri thức và kỹ năng dẫn dắt, quản lý nhóm dự án để thực hiện dự án, chuyển giao kết quả đáp ứng theo yêu cầu ràng buộc của dự án. Tiêu chuẩn PMP yêu cầu người PM phải đạt trình độ chuyên gia trong hầu hết các Knowledge Area, có khả năng quản lý những dự án lớn. Để tưởng tượng mức độ lớn của dự án có thể so sánh tương đương với dự án có budget tính bằng đơn vị triệu USD trở lên, nhóm dự án có thể lớn hơn 200 người làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau...
CISA
Certified Information Systems Auditor
Chuyên gia Kiểm định hệ thống thông tin (Certified Information Systems Auditor - CISA) là một chứng nhận quan trọng khác của tổ chức ISACA (Information Systems Audit and Control Association). Đây là chứng chỉ dành cho chuyên gia kiểm định hệ thống thông tin và bảo mật. CISA được công nhận bởi Viện tiêu chuẩn của Mỹ và được thừa nhận rộng rãi trên thế giới. Trong lĩnh vực kiểm định hệ thống thông tin (IT) ngân hàng, chứng khoán hoặc chính phủ, đặc biệt là kiểm định hệ thống thì CISA dường như là yêu cầu bắt buộc. Chương trình đào tạo chứng chỉ này mang đến cái nhìn tổng quan về các hoạt động doanh nghiệp, mối quan hệ giữa việc quản trị với các vấn đề vận hành hệ thống, các dịch vụ cũng như việc bảo vệ thông tin quan trọng trong hệ thống. Những kiến thức cần được trang bị trước khi thi lấy chứng chỉ bao gồm quy trình kiểm toán hệ thống thông tin, vai trò của quản trị CNTT, quản trị vòng đời của hệ thống và hạ tầng, dịch vụ CNTT và hỗ trợ, bảo vệ an toàn cho các tài sản thông tin. Với CISA, các chuyên gia CNTT có thể đánh giá rủi ro, báo cáo về việc tuân thủ và kiểm soát trong doanh nghiệp. Sau khi đạt chứng chỉ thì một điều kiện khác cần có trong quá trình làm việc là tích luỹ điểm rèn luyện CPE, giống như những người được trang bị CISSP. Bài thi của CISA có 200 câu hỏi được yêu cầu hoàn thành tron 4 giờ và số điểm đậu là 450.
Chứng chỉ CISA thường do những người có trách nhiệm công việc bao gồm kiểm toán, giám sát, kiểm soát và/hoặc đánh giá các hệ thống CNTT và/hoặc hệ thống kinh doanh. CISA được thiết kế để kiểm tra khả năng quản lý các lỗ hổng của ứng viên và đề xuất các biện pháp kiểm soát, quy trình và cập nhật các chính sách của công ty nhằm đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn về CNTT và kinh doanh được chấp nhận.
VCP5-DCV
VMware Certified Professional (VCP) 5 – Data Center Virtualization
là chứng chỉ đầu tiên và cũng là chứng chỉ lâu đời nhất của Vmware. Kể từ khi các danh mục sản phẩm của Vmware phát triển trong vài năm qua, công ty đưa ra quyết định rằng một chứng chỉ duy nhất là không đủ. Hiện giờ, chứng chỉ VMware Certified Associate (VCA) là một chứng chỉ đầu vào và mỗi chứng chỉ tồn tại của VCP cho phép VCP chuyên môn hóa. Bên cạnh đó, các chứng chỉ tiên tiến cũng tồn tại để thể hiện sự hiểu biết sâu sắc hơn.
Các chứng chỉ của VMware được phân loại ở nhiều cấp độ khác nhau dành cho những chuyên gia CNTT ở các trình độ kiến thức khác nhau, bao gồm: VCDX (VMware Certified Design Expert), VCAP (VMware Certified Advanced Professional) và VCP (VMware Certified Professional) và cấp độ mới được VMware giới thiệu - VCA (VMware Certified Associate). Chứng chỉ VMware được đánh giá cao trong ngành CNTT bởi nó phản ánh đúng khả năng của người được cấp chứng chỉ.
Trung tâm dữ liệu ảo hóa (Virtual Data Center - VDC) là một loại mô hình dịch vụ điện toán đám mây cung cấp toàn bộ cơ sở dữ liệu trên các "đám mây". Nhìn chung, Trung tâm dữ liệu ảo hóa là dịch vụ điện toán đám mây khổng lồ, huy động các nguồn lực công nghệ thông tin tập trung tại một hạ tầng ảo hóa và cung cấp qua Internet cho các khách hàng khác nhau. Một giải pháp trung tâm dữ liệu ảo hóa hoàn chỉnh có thể bao gồm việc xử lý, lưu trữ, vận hành và ứng dụng, tất cả các yếu tố cốt lõi để vận hành một trung tâm dữ liệu cấp doanh nghiệp.
Chứng chỉ VCP nằm trong top 15 chứng chỉ bảo mật được đánh giá cao nhất năm nay là do số lượng phản hồi tích cực chứ không phải do bởi mức lương cao - là chứng chỉ Trung tâm dữ liệu ảo hóa (Virtual Data Center - VDC) lớn nhất và lâu đời nhất trong các chứng chỉ của VCP. Chứng chỉ VCP-DCV chứng nhận kiến thức và khả năng thực hiện những phát triển cơ bản và quản lý vCenter và ESXi.
CCNA
Cisco Routing and Switching - Cisco Certified Network Associate
Chứng chỉ chuyên gia mạng Cisco (Cisco Certified Internetwork Expert – CCIE) là chứng chỉ có giá trị nhất trong các chứng chỉ mạng của Cisco. Nhưng chứng chỉ cơ bản công nghệ mạng của Cisco (CCNA – Cisco Certified Network Associate) có thể thiết thực hơn với nhiều tổ chức. Bởi không phải công ty nào cũng có đủ điều kiện để đào tạo hay thuê một CCIE hoặc cần đến một người có chứng chỉ này.
Đa phần các tổ chức nhỏ và vừa cần đến đến người có CCNA – chứng chỉ cấp cho những người có kiến thức cơ bản trong việc quản trị thiết mạng của Cisco. Đặc biệt khi các công ty vừa và nhỏ ngày càng lệ thuộc vào các công nghệ truy cập từ xa, các kĩ năng hệ thống Cisco cơ bản ngày càng trở nên quan trọng hơn.
CCNP
Cisco Routing & Switching - Cisco Certified Network Professional
Chứng nhận duy nhất liên quan đến Cisco trong danh sách năm nay là CCNP Routing and Switching. CCNP là chứng chỉ của Cisco – nhà cung cấp thiết bị mạng máy tính, truyền thông và công nghệ mạng hàng đầu trên thế giới cấp, nhằm công nhận khả năng vận hành hạ tầng và các sản phẩm mạng. Hiện nay, tự trang bị cho mình chứng chỉ CCNP là định hướng tốt nếu có mục tiêu làm việc trong các doanh nghiệp, các tổ chức chính phủ hay nghiên cứu khoa học. CCNP là chứng chỉ tầm trung trong hệ thống chứng chỉ chuyên ngành. Thông thường sau khi có chứng chỉ CCNP, các chuyên gia mạng có thể tiếp tục trang bị chứng chỉ CCNP ở lĩnh vực khác hoặc chứng chỉ chuyên gia mạng quốc tế cao cấp (CCIE).
(còn tiếp...)
Tham khảo
All rights reserved