+4

Sử dụng reactive pattern với LiveData trong ViewModel part I

I, Mở đầu

  • Reactive pattern là 1 chủ đề quan trọng và được bàn luận nhiều ở Android trong những năm gần đây.
  • Nó được sử dụng và đưa ra bàn bạc nhiều trong các hội thảo. Ví dụ điển hình của nó chính là ReactiveX (Rx).
  • Reactive programming là mô hình liên quan tới cách thức truyền dẫn và lan truyền dữ liệu, làm cho việc hiển thị dữ liệu và tương tác với các thành phần trở nên dễ dàng (cơ chế bất đồng bộ).
  • Ngoài Rx, một công cụ khác cũng implement reactive pattern là LiveData.
  • LiveData được Android giới hiện trong bộ architecture component.
  • LiveData là một observable và nhận biết vòng đời của observer.
  • Kết hợp việc sử dụng LiveDataViewModel giúp bạn dễ dàng thực hiện kiến trúc MVVM trong Android.
  • Nhiều bạn sử dụng MVVM cùng với architecture component, nhưng không hiểu tác dụng của LiveData, ViewModel là gì và cách implement nó 1 cách chính xác.
  • Trong bài viết này, mình sẽ nêu ra các vấn đề và việc sử dụng LiveData cùng ViewModel sao cho hợp lý.

II, Mục đích của LiveData

  • Trong Android, các View (Activity, Fragment) có thể bị destroy bất cứ thời điểm nào. Nếu bạn không hiểu lý do tại sao mình nói như thế thì hãy tham khảo về process and application lifecycle: https://developer.android.com/guide/components/activities/process-lifecycle
  • Do đó, nếu bạn giữ bất cứ 1 reference nào của View trong 1 class khác + nó đã bị destroy => sẽ gây ra leak hoặc NullPointerException.
  • LiveData được thiết kế để kết nối giữa View (Activity, Fragment) và ViewModel.
  • Sử dụng LiveData, kết nối này sẽ rất an toàn:
    • Chỉ khi View ở trạng thái active, data mới được update.
    • ViewModel sẽ không dữ 1 reference nào của View mà sẽ được kết nối qua LiveData thông qua onChange() callback=> sẽ không sợ leak or NullPointerException.

  • Thông thường, bạn cũng không cần lo lắng về việc hủy kết nối giữa ViewViewModel.

III, Sử dụng LiveData bên ngoài ViewModel

  • LiveData observable sử dụng rất tốt trong mối quan hệ giữa ViewViewModel.
  • Bạn có thể sử dụng nó để theo dõi các thành khác của app và tận dụng lifecycle aware:
    • Observe thay đổi trong SharedPreferences.
    • Observe document hoặc collection trong Firestore.
    • Observe current user cùng với 1 Authentication SDK như FirebaseAuth.
    • Observe 1 query trong Room (cái này quen thuộc rồi),
  • Ưu điểm của mô hình là tất cả các component của app được liên kết với nhau, UI được update 1 cách tự động khi data bị thay đổi.
  • Hạn chế: Do mục đích thiết kế ban đầu là đơn giản nên LiveData cũng có những điểm, nó không đi kèm các công cụ kết hợp luồng dữ liệu hoặc quản lý thread như Rx.
  • Nếu bạn chưa biết mô hình cơ bản của 1 app sử dụng LiveData (architecture component) mà Google suggest thì nó đây:

  • Để truyền dữ liệu giữa các component, chúng ta cần 1 cách để map và combine chúng.

  • MediatorLiveData (1 class custom của LiveData) được thiết kế để combine data cùng với class helper Transformations có 2 phương thức chính là: Transformations.mapTransformations.switchMap.

  • Hãy đi tìm hiểu cách thực hiện của của TranformationsMediatorLiveData.

    1. Transformation.map (One-to-one static)

  • Trong ví dụ trên, ViewModel chỉ chuyển dữ liệu từ repository về View, chuyển dữ liệu vào trong UI. Bất cứ khi nào repository có dữ liệu mới, ViewModel sẽ sử dụng Tranformations.map:

  • Method repository.getDataForUser() return 1 LiveData theo dõi data của User.

  • Thông qua Transformations.map nó sẽ biến đổi thành viewModelResult LiveData theo yêu cầu hiển thị data cho UI.

    2. Transformations.switchMap - One-to-one dynamic

  • Ví dụ: Bạn đang theo dõi 1 UserManager và bạn cần có User trước khi bạn bắt đầu theo dõi repository. Bạn không thể khỏi tạo

  • Trong UserManager có 1 LiveData variable là user. Trong Repository, method getDataForUser(User) return 1 LiveData theo dõi data của User.

    3. MediatorLiveData - One-to-one dependency

  • MediatorLiveData cho phêp bạn kết hợp nhiều LiveData nguồn lại thành 1 LiveData đích duy nhất.

  • Nó sẽ thay đổi value khi bất kì 1 LiveData nguồn thay đổi value.

  • Trong ví dụ trên, liveData1liveData2 là 2 LiveData nguồn, result là LiveData đích.
  • Mỗi lần value của liveData1 hay liveData2 thì sẽ được set value cho result.

IV, Tổng kết


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí