+1

BẠN CÓ ĐANG SỐNG TRONG MỘT CỖ MÁY GIẢ LẬP ? (PHẦN 2)

Bài viết này được dịch từ bài báo khoa học của Nick Bostrom đến từ đại học Oxford, là phần tiếp theo của bài sau đây: Bạn có đang sống trong một cỗ máy giả lập? (PHẦN 1)

simulation.jpg

Hạt nhân của giả thuyết simulation

Ý tưởng cơ bản của giả thuyết này có thể được diễn giải một cách khái lược như sau: nếu tồn tại một khả năng là loài chúng ta sẽ đạt tới trạng thái posthuman và chạy rất nhiều giả lập tổ tiên, thì tại sao bạn lại không sống trong một giả lập như thế ?

Chúng ta sẽ giải thích ý tưởng này một cách chặt chẽ hơn. Ta đưa ra các giá trị sau:

fp : Tỉ lệ loài người tồn tại để đạt tới trạng thái posthuman

N : Số lượng trung bình các giả lập tổ tiên được chạy bởi posthuman

H : Số lượng các cá thể người sống cho đến khi loài người đạt được trạng thái posthuman

Như vậy xác suất mà chúng ta đang sống trong một giả lập là:

fsim = fp * N * H / (fp * N * H + H)

Đặt f1 là tỉ lệ những người posthuman có hứng thú thực hiện những giả lập tổ tiên và có đầy đủ tài nguyên để thực hiện một số lượng lớn các giả lập đó, và N1 là số lượng trung bình những của các giả lập được chạy bởi mỗi posthuman đó. Ta có

N = f1 * N1

Vì vậy

fsim = fp * f1 * N1 / (fp * f1 * N1 + 1)

Vì sức mạnh tính toán của các máy tính dưới thời đại posthuman là rất lớn, vì vậy N1 rất lớn. Như vậy ta có thể đưa ra được một trong các nhận định sau (tương ứng với ba nhận định ở phần mở đầu) phải đúng.

(1) fp ≈ 0

(2) f1 ≈ 0

(3) fsim ≈ 1

Giải thích các nhận định

Nhận nhận (1) tương đối dễ hiểu. Nếu (1) là đúng, thì loài người sẽ gần như chắc chắn không thể đạt tới được trạng thái posthuman, và gần như không một cá thể nào ở cấp độ phát triển hiện tại của chúng ta phát triển tới trạng thái đó, rất khó để tin rằng chúng ta sẽ có thể thoát khỏi hoặc được bảo vệ bởi những thảm hoạ trong tương lai. Với nhận định (1) nhiều khả năng sẽ có "Ngày tận thế" (DOOM) và xác suất con người tuyệt chủng trước khi đạt được trạng thái posthuman là xấp xỉ 1.

Đã có những tình huống giả định được đưa ra là chứng cứ củng cố thêm cho nhận định số (1) và giá trị của fp. Ví dụ, nếu ta phát hiện ra chúng ta sắp sửa bị một thiên thạch khổng lồ đâm vào (trường hợp đặc biệt thiếu may mắn), khi đó ta có thể thấy xác suất xảy ra ngày tận thế lớn hơn tỉ lệ mà ta nhận định lúc đầu về việc loài người không có khả năng đạt được trạng thái posthuman.

Nhận định số (1) không chỉ ra rằng loài người sẽ bị tuyệt chủng sớm, nó chỉ chỉ ra một điều là chúng ta sẽ không đạt tới trạng thái posthuman. Khả năng này tương đương với việc chúng ta sẽ chỉ dừng lại ở trạng thái phát triển hiện tại (hoặc cao hơn một chút) trong một thời gian dài cho tới khi tuyệt chủng. Hoặc một khả năng khác đó là xã hội loài người tiên tiến sẽ sụp đổ, chỉ còn lại những người thô sơ, nguyên thuỷ tồn tại mãi mãi.

Có rất nhiều cách khiến con người tuyệt chủng trước khi đạt tới posthuman level. Có lẽ cách tự nhiên nhất xảy ra (1) đó là sự tuyệt diệt của con người là kết quả của việc phát triển một số kỹ thuật có sức mạnh to lớn nhưng lại nguy hiểm đối với con người. Một trong những ứng viên đó là công nghệ nano phân tử, khi mà ở trạng thái hoàn chỉnh sẽ cho phép các cấu trúc nanobot tự sao chép và có thể tự nạp năng lượng dựa vào bụi đất hoặc các chất hữu cơ - một loại vi khuẩn máy. Những nanobot như thế, được thiết kế với mục đích xấu có thể là cái kết cho của tất cả cuộc sống trên trái đất.

Nhận định (2) đó là tỉ lệ những cá thể của trạng thái posthuman có hứng thú với việc chạy các giả lập tổ tiên là vô cùng nhỏ. Nếu (2) là chính xác, sẽ phải có một sự thống nhất mạnh mẽ giữa các tiến trình của posthuman. Nếu số lượng các giả lập tổ tiên có thể được chạy bởi một cá thể posthuman là cực lớn, thì sẽ cực kì hiếm những cá thể có thể thực hiện được điều đó. Gần như không một posthuman nào quyết định sử dụng tài nguyên của họ để chạy một số lượng lớn các giả lập tổ tiên. Hơn thế nữa, gần như không một posthuman nào có đủ tài nguyên hoặc sự hứng thú để chạy giả lập tổ tiên, hoặc họ bị ràng buộc bởi những điều luật ngăn cấm thực hiện những hành vi như vậy với mong muốn của họ.

Sức mạnh nào có thể dẫn tới sự thống nhất như thế? Một suy đoán có thể đưa ra đó là tất cả posthuman được phát triển theo một quỹ đạo chung và dẫn tới một nhận thức rằng sẽ là trái với đạo đức khi chạy những giả lập tổ tiên như thế bởi sẽ xảy ra những sự đau khổ cho các cá thể sống trong simulation. Tuy nhiên, từ góc độ nhìn của chúng ta, việc tạo ra loài người trong giả lập không có gì là trái với đạo đức cả. Ngược lại, việc nhìn lại sự phát triển của chúng ta sẽ đem lại những giá trị đạo đức to lớn. Hơn nữa, sự giống nhất giữa các giá trị đạo đức về việc không khuyến khích chạy các giả lập tổ tiên là không đủ, nó phải kết hợp với sự thông nhất của các hệ thống được phổ biến rộng rãi để có thể ngăn chặn các hành vi trái đạo đức một cách hiệu quả.

Một trong những khả năng khác đó là posthuman sẽ phát triển một các thống nhất, theo hướng khiến cho họ đánh mất mong muốn được thực hiện những giả lập tổ tiên. Điều này cần những sự thay đổi đáng kể về động cơ của người posthuman so với tổ tiên của họ, bởi hiện tại chắc chắn có rất nhiều người muốn thực hiện một giả lập tổ tiên nếu họ có đủ khả năng để làm điều đó. Nhưng có lẽ có nhiều điều mà chúng ta mong muốn làm lại trở thành ngớ ngẩn từ góc độ nhìn của một posthuman. Có thể giá trị khoa học của việc chạy giả lập tổ tiên là không có, hoặc posthuman cho rằng việc chạy các giả lập là một cách không hiệu quả để có được sự thoả mãn bản thân - điều có thể đạt được một cách dễ dàng và đỡ tốn kém hơn nhiều khi thực hiện các giả lập ảo đối với chính não bộ của họ. Một khả năng khác đó là xã hội posthuman sẽ khác xa so với xã hội hiện tại: họ sẽ không bao gồm các cá nhân có tài sản khổng lồ đủ để người đó có thể làm được những điều mình mong muốn.

Mind-Simulation-Code-845x321.jpg

Khả năng xảy ra ở nhận xét số (3) có lẽ gây hứng thú nhất cho những ai đọc bài này. Nếu chúng ta đang sống trong một thế giới giả lập, thì vũ trụ mà ta đang quan sát chỉ là một phần nhỏ trong tổng thể của vũ trụ đang tồn tại. Các quy tắc vật lý trong vũ trụ chứa chiếc máy tính đang tạo ra giả lập có thể có hoặc không giống với vũ trụ mà chúng ta đang quan sát. Trong khi thế giới mà chúng ta nhìn thấy có vẻ "thực", thì nó thực ra lại không nằm trong cấp độ thực tại cơ bản nhất.

Cũng tồn tại khả năng rằng các cá thể sống trong simulator cũng sẽ đạt tới trạng thái posthuman. Và các cá thể đó cũng chạy những giả lập tổ tiên trên những máy tính mạnh mẽ mà họ tạo ra trong thế giới giả lập. Những máy tính như thế chính là "máy ảo" (virtual machines), một khái niệm quen thuộc trong khoa học máy tính. (ví dụ các Java script web-applets chạy trong các máy ảo bên trong máy tính của bạn). Máy ảo cũng có thể xếp theo nhiều tầng: ta hoàn toàn có thể giả lập một máy tính và máy tính đó lại giả lập tính một máy tính khác, cứ như thế trải qua nhiều bước lặp đi lặp lại. Nếu chúng ta thực sự thực hiện giả lập về tổ tiên của chính mình, đây là một bằng chứng mạnh mẽ chống lại nhận định (1) và (2), vì thế ta có thể kết luận rằng mình đang sống trong một giả lập. Hơn thế nữa, ta cũng có thể cho rằng posthuman - những người đang chạy giả lập thế giới của chúng ta - chính họ cũng là những cá thể được giả lập, và người tạo ra họ cũng có thể là người được tạo ra trong một giả lập khác.

Thực tại có thể bao gồm nhiều cấp độ. Kể cả chắc chắn nó sẽ có cấp độ thấp nhất cơ bản nhất sau một số bước nào đó - điều này tương đối trừu tượng và khó hiểu - thì sẽ có khả năng tồn tại số lượng lớn các cấp độ của thực tại, và số lượng đó tăng theo thời gian. (Một suy luận phản bác lại giả thuyết thực tại nhiều cấp độ này đó là chi phí tính toán của simulator ở cấp độ cơ bản là vô cùng lớn. Việc chỉ giả lập một loài người đạt đến cấp độ posthuman cũng cực kỳ tốn kém đến mức không thể đáp ứng được. Nếu thế, ta có thể cho rằng thế giới giả lập mà ta đang sống sẽ bị tắt đi khi loài của ta đạt tới trạng thái posthuman.)

Các đặc điểm của một hệ thống như vậy có thể sử dụng để so sánh một cách tương đối với các khái niệm trong thế giới tôn giáo. Theo một cách nào đó, posthuman thực hiện một giả lập cũng giống như một vị chúa trong mối quan hệ đối với những người đang sống trong giả lập đó: posthuman tạo ra thế giới mà chúng ta nhìn thấy; họ có trí tuệ siêu việt; họ có quyền lực tuyệt đối và có thể can thiệp vào thế giới của chúng ta kể cả theo những cách trái với quy luật vật lý thông thường; và họ là "Chúa trời" vì họ có thể theo dõi mọi thứ đang diễn ra. Tuy nhiên, tất cả những vị "á thần" này trừ những người ở cấp độ thực tại cơ bản nhất, sẽ là đối tượng bị phán xét bởi các bị "chúa" quyền năng hơn sống ở thực tại có cấp độ thấp hơn. Suy luận sâu hơn về vấn đề này, những hành vi mà các cá thế thực hiện ở cấp độ của họ sẽ ảnh hưởng tới những gì mà họ có thể nhận được từ những người ở thực tại cấp độ thấp hơn. Ví dụ, nếu không ai có thể chắc chắn rằng mình là người ở thực tại cơ bản nhất, họ sẽ cho rằng những hành vi của họ sẽ được tưởng thưởng hoặc bị trừng phạt dựa trên những luân lý đạo đức được tạo ra bởi người chạy giả lập của họ. "Thế giới bên kia" cũng hoàn toàn có khả năng tồn tại. Những người ở thực tại cơ bản cũng có những chuẩn mực đạo đức riêng, vì thế những cá thể ở thực tại mức cao hơn cũng sẽ phải sẽ phải hành động theo chuẩn đó, và cứ thế, các chuẩn mực đạo đức đó sẽ được thực thi ở tất cả các cấp độ thực tại. Một vũ trụ với các chuẩn mực bắt buộc sẽ được tạo ra, và mọi người vì lợi ích của bản thân đều phải tuân theo ngay cả khi những chuẩn mực đó không hợp lý.

Một khả năng khác của giả lập tổ tiên, đó là, có thể tồn tại những giả lập đặc biệt, chỉ bao gồm một nhóm nhỏ hoặc một cá thể duy nhất có thể tự ý thức. Phần còn lại của loài người trong giả lập đó có thể là những zombies hay là "shadow-people" - những cá thể không có khả năng ý thức, chỉ được tạo ra để giả lập một cách đầy đủ khiến cho các cá thể có ý thức không thể nhận ra được điều gì khác biệt. Ta chưa thể đánh giá rõ ràng một giả lập như thế tiết kiệm tài nguyên hơn bao nhiêu so với giả lập toàn bộ loài người đều có ý thức. Ta cũng chưa rõ có thể làm cho một thực thể không có khả năng tự nhận thức lại có thể hành động giống như con người đến mức không thể nhận ra được hay không. Tuy nhiên, kể cả nếu có tồn tại những simulator đặc biệt như vậy, xác suất bạn nằm trong những simulator đó là không lớn trừ khi số lượng các simulator đó lớn hơn nhiều lần so với số lượng các giả lập tổ tiên. Theo ước lượng, số lượng các simulator này phải nhiều gấp 100 tỉ lần số lượng các giả lập tổ tiên thì ta mới có thể cho rằng hầu hết những người sống trong giả lập đều thuộc giả lập loại đặc biệt này.

Cũng có một khả năng về một simulator khác, đó là một số phần ký ức của các cá thể trong đó đã bị cắt đi và thay vào đó là các ký ức giả. Nếu vậy, ta có thể nghĩ đến một thế giới "không có khổ đau", và các ký ức đau buồn chỉ là ảo giác. Tất nhiên, bạn sẽ chỉ cảm thấy giả thuyết này thú vị khi bạn đang vui vẻ.

Giả sử nếu ta sống trong một thế giới giả lập, vậy điều này có ý nghĩa gì với loài người chúng ta? Về cơ bản cũng không có gì thay đổi kể cả với những lý luận đã đưa ra ở trên. Cách tốt nhất để ta hiểu được người chạy giả lập của chúng ta thiết lập thế giới như thế nào chính là nghiên cứu vũ trụ mà ta đang quan sát. Việc đánh giá lại hầu hết những suy nghĩ, niềm tin của chúng ta trở nên nhẹ nhàng, tinh tế hơn - để cân bằng với sự thiếu tự tin về khả năng của ta trong việc tìm hiểu về posthuman. Hiểu một cách chính xác, nếu nhận xét (3) là có thật thì cũng chẳng có lý do gì để ta trở nên "phát điên" hay ngăn cản chúng ta khỏi việc làm những điều mình mong muốn, lên kế hoạch hay dự đoán về ngày mai. Ý nghĩa của nhận xét số (3) chỉ là để đóng vai trò trong nhận định của ta về sự chính xác của 1 trong 3 luận điểm ở đầu bài. Chúng ta nên hi vọng rằng (3) là chính xác bởi nó sẽ làm giảm xác suất xảy ra (1). Mặc dù những ràng buộc về tài nguyên máy tính một ngày nào đó sẽ dẫn đến việc simulator bị tắt khi loài người trong đó đạt tới trạng thái posthuman, lúc này hi vọng lớn nhất của ta đó là mệnh đề (2) là chính xác.

Nếu ta có thể tìm hiểu được thêm về động cơ và ràng buộc về tài nguyên của posthuman, có thể một ngày nào đó bản thân chúng ta cũng sẽ trở thành posthuman, và giả thuyết về việc ta sống trong giả lập sẽ có ý nghĩa hơn nhiều.

Kết luận

Một nền văn mình posthuman với các kỹ thuật tiên tiến có thể tạo ra khả năng tính toán khổng lồ. Dựa trên nhận định này, ta nhận xét rằng ít nhất một trong 3 luận điểm sau sẽ đúng: (1) Xác suất loài người đạt tới trình độ posthuman gần như bằng zero; (2) Xác xuất nền văn minh posthuman có hứng thú với việc chạy những giả lập tổ tiên là gần như bằng 0; (3) Xác suất tất cả loài người chúng ta đang sống trong một giả lập gần như bằng 1.

Nếu (1) là chính xác, gần như loài người sẽ tuyệt chủng trước khi đạt tới trạng thái posthuman. Nếu (2) chính xác, chắc chắn phải có một sự thống nhất mạnh mẽ trong các quá trình của nền văn mình posthuman dẫn tới việc không tồn tại một cá thể nào đủ giàu có và có nguyện vọng chạy những giả lập tổ tiên và được tự do làm điều đó. Nếu (3) đúng, chúng ta gần như chắc chắn đang sống trong một giả lập.

Nếu ta không đang sống trong một giả lập thì các hậu duệ của ta gần như chắc chắn cũng sẽ không thực hiện một giả lập tổ tiên nào cả.

Tài liệu tham khảo

[1] http://simulation-argument.com/simulation.html

[2] https://www.youtube.com/watch?v=VqULEE7eY8M


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí