Bài 2 - Modules trong NodeJS
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 4 năm
Built-in Modules và External Modules
Như ở bài trước mình có nói: mỗi file đều được coi như là một module tách biệt
. Nhưng về cơ bản thì Modules
trong NodeJS sẽ chia thành 2 loại:
Build-in Modules:
Đây là nhưng modules được NodeJS tích hợp sẵn, nghĩa là chỉ cần cài đặt NodeJS là bạn có thể gọi ra sử dụng chúng. Các bạn có thể xem danh sách các modules đó tại đây: https://www.w3schools.com/nodejs/ref_modules.asp
External Modules
Với danh sách Build-in Modules thì thật sự quá ít để hỗ trợ cho việc code của các dev. Chính các External Modules mới tạo nên sức mạnh thật sự cho NodeJS. Bạn có thể tìm kiếm danh sách các modules khổng lồ này tại https://www.npmjs.com/ hoặc là https://yarnpkg.com/. Sau đó cái đặt qua các câu lệnh. Ví dụ:
npm install --save express
Caching
Khi một module của bạn bị require nhiều lần thì có ảnh hưởng đến hiệu năng không? Câu trả lời là bạn có thể require bao nhiêu lần cũng được nha. Khi app được chạy, lần require đầu tiên sẽ là lần mà module đó được khởi tạo và sẽ cache lại. Những lần require tiếp theo thì sẽ kiểm tra trong cache và dùng luôn chứ sẽ không khởi tạo lại nữa.
Nhưng nếu bạn muốn module được excute nhiều lần thì có thể export ra 1 function và tới lúc gọi thì bạn hãy gọi ra function đó
Cycles
Giờ ta sẽ có file 3 files như sau:
step1.js
console.log('step 1 starting');
exports.done = false;
const step = require('./step2.js');
console.log('in step 1, step2.done = %j', step.done);
exports.done = true;
console.log('step 1 done');
step2.js
console.log('step 1 starting');
exports.done = false;
const step = require('./step2.js');
console.log('in step 1, step2.done = %j', step.done);
exports.done = true;
console.log('step 1 done');
server.js
console.log('progress starting');
const step1 = require('./step1.js');
const step2 = require('./step2.js');
console.log('in main, step1.done = %j, step2.done = %j', step1.done, step2.done);
Nếu như theo code thì chúng ta sẽ thấy được rằng, khi server.js
được chạy sẽ load step1.js
, trong step1.js
lại load step2.js
. Tại thời điểm này step2.js
lại load step1.js
. Như vậy, chúng ta sẽ rơi vào một vòng lặp vô tận, đúng không nào? Nhìn có vẻ là vậy nhưng NodeJS bảo là không, chúng tôi không làm thể ở đây. Để tránh cái vòng lặp vô tận này, một bản sao chưa hoàn thiện của step1.js
sẽ được export ra và return cho step2.js
. Sau đó, khi mà step2.js
đã load xong, nó sẽ trả về dữ liệu cho step.js
. Lúc đó, khi chạy node server.js
, chúng ta sẽ được kết quả như sau
progress starting
step 1 starting
step 2 starting
in step 2, step1.done = false
step 2 done
in step 1, step2.done = true
step 1 done
in main, step1.done = true, step2.done = true
Bài viết hôm nay của mình dừng lại ở đây thôi. Mong qua bài viết này, các bạn có thể hiểu thêm phần nào về modules trong NodeJS
All rights reserved