+10

Try-catch-finally trong JavaScript - Có thể bạn chưa biết?

Hi mọi người 🤗,

Là lập trình viên chắc hẳn chúng ta đã quá quen với debug và xử lý lỗi. Nhắc đến xử lý lỗi, không thể không nhắc tới try-catch-finally , tập lệnh giúp xử lý các lỗi runtime. Ở bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu xem liệu bạn đã hiểu hết về tập lệnh này chưa, thông qua 5 điều có thể bạn chưa biết dưới đây nhé 😎

1. Return trong try hoặc catch block

Nếu chúng ta sử dụng return trong finally block, câu lệnh return trong trycatch block sẽ không được thực thi. Nó sẽ giúp chúng ta chuyển đến finally block.

Ví dụ 1:

function test() {
    try {
        return 10;
    } finally {
        console.log("finally");
        return 1;
       }
}
console.log( test() ); // finally 1

Ví dụ 2:

function test() {
    try {     
        return 10;
        throw "error"; // this is not executed, control goes to finally
      } catch {
        console.log("catch"); 
        return 1;
      } finally { 
        console.log("finally");
        return 1000;
      }
}
console.log( test() ); // finally 1000

2. Biến được khai báo trong try block sẽ không được hiểu trong catch hoặc finally block

Nếu chúng ta sử dụng let hoặc const để khai báo biến trong try block, nó sẽ không được hiểu trong catch hoặc finally. Điều này cũng khá dễ hiểu, vì let, const tạo ra một biến chỉ có thể truy cập được trong block bao quanh nó

try {
    let a = 10;
    throw "a is block scoped ";
} catch(e) {
    console.log("Reached catch");
    console.log(a); // Reference a is no defined
}

Vậy nếu ở catch bạn vẫn muốn sử dụng biến trong block ở try thì sao nhỉ? Hãy nhớ JS vẫn còn có var mà. var tạo ra biến có phạm vi function, và theo cơ chế hoisting của JS, việc khai báo sẽ được chuyển lên đầu hàm, lúc này catchfinally sẽ truy cập được nó.

try {
    var a = 10;
    throw "a is function scoped ";
} catch(e) {
    console.log("Reached catch");
    console.log(a); // 10
}

3. catch mà không cần biến exception

Nếu ngày trước bạn bắt buộc phải dùng try { } catch(e) { } thì với ES2019, tham số elà không bắt buộc. Trong trường hợp không cần xử lý với chi tiết lỗi, bạn không cần truyền vào như trước nữa.

try {
   // code with bug;
} catch {
   // catch without exception argument
}

4. try…catch sẽ không hoạt động với setTimeOut

Nếu có lỗi xảy ra trong code "scheduled" (nhưsetTimeout), try..catch sẽ không bắt được lỗi trong trường hợp này. Ví dụ:

function callback() {
    // error code
}
function test() {
   try {
      setTimeout( callback , 1000);
   } catch (e) {
      console.log( "not executed" );
   }
}

Để xử lý trường hợp này, chúng ta cần thêm try...catch vào trong setTimeout callback

function callback() {
   try {
     // error code 
   }catch
     console.log("Error caught") ;
   }
}
function test() {
      setTimeout(callback, 1000);
}

5. Thêm xử lý lỗi global

Giả sử có lỗi xảy ra và bạn chưa catch được nó (ví dụ như lỗi syntax, try...catch sẽ không bắt lỗi này vì nó chỉ bắt lỗi runtime) lúc này, bạn có thể dùng window.onerror . Nó sẽ giúp bạn phát hiện ra lỗi và debug dễ dàng hơn.

Khi một lỗi được đưa ra, các đối số sau đây được truyền cho hàm:

  • msg - Thông điệp liên quan đến lỗi này
  • url - URL của tập lệnh hoặc tài liệu được liên kết với lỗi, ví dụ: / 10 /
  • lineNo - Số dòng (nếu có).
  • columnNo - Số cột (nếu có).
  • error - Đối tượng Lỗi liên quan đến lỗi này (nếu có).

window.onerror đã có sẵn trong các trình duyệt , nhưng lưu ý rằng mỗi trình duyệt sẽ thực hiệnwindow.onerror khác nhau, đặc biệt là có bao nhiêu đối số được gửi đến và cấu trúc của các đối số đó. Bạn có thể tham khảo thêm ở đây

Ví dụ về window.onerror

window.onerror = function(msg, url, lineNo, columnNo, error) {
  console.log({ msg, url, lineNo, columnNo, error })
// { msg: 'Uncaught ReferenceError: a is not defined',
//   url: 'https://example.com/script.js',
//   lineNo: 6,
//   columnNo: 5,
//   error: 
//    ReferenceError: a is not defined

}
function funcWithError() {
    a; // a is not defined
}
function test() {
    funcWithError();
    console.log("hi"); // this will not be executed
}
test(); 

Bài viết đến đây là hết, cảm ơn các bạn đã theo dõi😘.

Hi vọng có thể giúp các bạn có thêm những kiến thức bổ ích.

Nguồn:


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí