+22

Component patterns in React

Đặt vấn đề

Tuần vừa rồi mình tham gia một buổi Meetup nho nhỏ và được nghe các developer "tay to" chém gió nhiều kiến thức hay ho trong ReactJS. Cá nhân mình nghĩ rằng, điều tối quan trọng để ta có thể tạo ra những project có design structures tuyệt vời là hiểu rõ được điểm mạnh của React và vận dụng triệt để nó. Điều mình đang muốn nhắc tới đó là tính component-based trong React 😺😺

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các React component patterns nhé😽

Component là cái chi chi?

Khi nhấp vào đọc vài biết này gần như phần lớn bạn nào cũng dư sức biết component là gì rồi, song, mình vẫn xin phép overview qua về conponent definication để các bạn mới sẽ nắm qua một chút ^^

Theo reactjs.org:

Components let you split the UI into independent, reusable pieces, and think about each piece in isolation.


Lần đầu tiên npm install react, ta sẽ có component và các API's của nó. Tương tự như các Javascript function, một component nhận props và trả về một React element. Đó là lý do đôi khi, React được xem như là một declarative API. Bạn chỉ cần để nó biết (declare) UI trông như thế nào? Việc còn lại cứ để React lo. 😄😄

Note:

Để hiểu rõ hơn về tính declarative, xét một ví dụ như việc bạn đi taxi tới một điểm đến. Bạn chỉ cần nói với tài xế nơi bạn muốn tới, và bác tài xế xe sẽ đưa bạn tới nơi an toàn. Ngược lại với declarative, bạn có xe, và chính bản thân mình, nhưng bạn phải tự lái xe tới địa điểm đó !!!

Component API’s

Khi bạn install React, có các API's chính đó là:

  1. render()
  2. state
  3. props
  4. context
  5. lifecycle events

Mặc dù component có thể sử dụng tất cả các API's trên, song, trên thực tế, các component được dùng chỉ một vài trong số đó.

Okay, điểm qua một chút về component như vậy được rồi, tiếp theo ta sẽ đi vào các component patterns trong React. Đó là các best practise có tác dụng phân tách tầng data - logic và tầng UI - presentational. Bằng việc chia component theo mục đích sử dụng, ta có được các component tái sử dụng, dễ quản lý và kết hợp vào các component có UI phức tạp hơn.

Vào chi tiết nào 🖖🖖

Component patterns

Các component patterns phổ biến:

  1. Container
  2. Presentational
  3. Higher order components (HOC’s)
  4. Render callback

Notes: Với Container component vs. Presentational Component, ta có các từ khóa tương tự như Fat vs. Skinny, Smart vs. Dumb, Stateful vs. Pure, Screens vs. Components,...

Container

A container does data fetching and then renders its corresponding sub-component.


Note: Corresponding ở đây có nghĩa là thành phần cùng tên:

Eg:

StockWidgetContainer => StockWidget
TagCloudContainer => TagCloud

Tư tưởng

  • Container trả lời câu hỏi: How things work?
  • Có thể chứa cả presentationalcontainer components
  • Không có bất kì các DOM markupstyles nào ngoại trừ một vài wrapping div-s
  • Truyền datacallbacks cho presentational hoặc các container component khác ( data sources, callback sources)
  • Call/dispatch actions, lấy state trên store... qua HOC's (như connect() từ Redux, createContainer() from Relay, hay Container.create() từ Flux Utils).

Containers là tầng xử lý data - logic và các stateful API’s, lifecycle events... Chúng ta có thể kết nối với store quản lý state như Redux, Flux,... sau đó truyền data || callbacks như một props xuống các component con. Cũng chính vì việc sử dụng, truy cập các statefull API's nên container component thường được tạo qua Class (ES6).

Ví dụ

Một số trường hợp dùng container components như UserPage, FollowersSidebar, StoryContainer, FollowedUserList...

class Greeting extends React.Component {
  constructor() {
    super();
    this.state = {
      name: "",
    };
  }
  componentDidMount() {
    // AJAX
    this.setState(() => {
      return {
        name: "William",
      };
    });
  }
  render() {
    return (
      <div>
        <h1>Hello! {this.state.name}</h1>
      </div>
    );
  }

Trong ví dụ này, Greeting là một stateful class component. Để Greeting trở thành một container component, chúng ta cần tách UI ra khỏi component này thành một Presentational component:

Presentational

Tư tưởng

  • Presentational trả lời câu hỏi: How things look?
  • Có thể chứa cả presentationalcontainer components, hoặc this.props.children
  • Thường kèm các DOM markup và các styles riêng của nó.
  • Không quan tâm tới các thành phần còn lại của app (ví dụ như Flux actions hoặc stores) hay third-party
  • Chỉ nhận data qua propsemit event qua callbacks, không load data, không xử lý các luồng dữ liệu
  • Hiếm khi có state riêng (nếu có, thì nó thường là UI state hơn)
  • Được declare dưới dạng functional components vì chúng không dùng các stateful API's (state, lifecycle hooks, or performance optimizations)

Ví dụ

Trong Presentational components thường có các props, render, and context (stateless API’s), như là stateless component:

const GreetingCard = (props) => {
 return (
   <div>
     <h1>Hello! {props.name}</h1>
   </div>
 )
}

Ngoài ra thường được dùng cho các Page, Sidebar, Story, UserInfo, List.

Như vậy, containers gói gọn các logic và truyền datacallbacks xuống presentational components để thể hiển thị ra UI của nó.

const GreetingCard = (props) => {
  return (
    <div>
      <h1>{props.name}</h1>
    </div>
  )
}

class Greeting extends React.Component {
  constructor() {
    super();
    this.state = {
      name: "",
    };
  }

  componentDidMount() {
    // AJAX
    this.setState(() => {
      return {
        name: "William",
      };
    });
  }

  render() {
    return (
      <div>
       <GreetingCard name={this.state.name} />
      </div>
    );
  }
}

Kết luận

Một component đảm nhiệm cả vai trò fetching data (container components)rendering (presentational components) chẳng có gì là sai cả, làm vậy thì ứng dụng vẫn chạy nhưng vô hình chung ta đã bỏ qua mất một vài lợi ích mà React mang lại.

Hơn nữa, nếu bạn nào đã đọc qua cuốn Clean code thần thánh hẳn đã nghe qua Single responsibility principle thì cũng hiểu lý do việc phân chia ra như vậy lại là một Best practise 😄😄

Việc phân chia thành phần ra container componentpresentational component có các lợi ích như sau:

  • Tách biệt rõ ràng phần xử lý logic của component và phần view, giúp ta quản lý UI dễ dàng hơn
  • Reusability: Có thể tái sử dụng các presentational component với các data sources hay callback sources trong nhiều context khác nhau
  • Presentational components được xem như là “palette” của app. Ta có thể để chúng ở một folder riêng để Designer dễ dàng chỉnh sửa các biến màu, fontsize... mà không đụng vào logic của app. Còn có thể test riêng trên mỗi component một cách dễ dàng, sử dụng triệt để được Data structure với PropsTypes trong React
  • Ngoài ra, chúng ta có thể trích xuất các layout components như Sidebar, Page, ContextMenu và sử dụng this.props.children cho một số các container component.

Bonus

Ta có một vài notes về Technicals cần phải phân biệt rõ như:

  • Stateful vs. Stateless
    Container components thường là stateful, presentational components thường là stateless. Tuy nhiên, các một vài trường hợp container component vẫn có thể là stateless hay presentational component vẫn có thể là stateless. (Bạn có thể hiểu rõ hơn về Stateful vs. Stateless component trong bài viết này nhé)
  • Classes vs. Functions
    Kể từ React 0.14, components có thể được định nghĩa theo classes hoặc functions. Trước đây thì functional components "thua kém" class component ở chỗ là quản lý statelifecycle, song, bây giờ với lifecycle hook vẫn giúp ta có thể khai báo các container component hay presentational component đều được. Cá nhân mình thì thường dùng class cho các container componentfunction cho các presentational component.
  • Pure and Impure
    Theo định nghĩa, Pure component is pure if it is guaranteed to return the same result given the same props and state. Pure components có thể được định nghĩa qua classes hoặc functions, nó có thể là stateful hoặc stateless. Một điểm nổi bật của pure components là có tính shallow mutations in props or state ( việc rendering performance có thể được tối ưu qua các shallow comparison trong shouldComponentUpdate() hook).

Presentational componentscontainer components có thể là một trong các kiểu component được liệt kê trên. Theo những trải nghiệm bé nhỏ của mình, presentational components có xu hướng là stateless pure functions, và container components có xu hướng là stateful pure classes.


Okay, tiếp theo mình tìm hiểu về HOC's và Render Callbacks nhé 😽😽

Higher order components (HOC’s)

Tư tưởng

Theo MDN:

A higher order component is a function that takes a component as an argument and returns a new component.


Đây là một trong những pattern có sức mạnh nổi bật trong cung cấp các fetchingdata cho nhiều components và tái sử dụng lại các logic.

Ví dụ

Để minh họa, ta quay lại với React Router version 4Redux một xíu 😉😉 :

Với React RouterwithRouter() để kế thừa các methods được truyền qua props. Với Redux ta có thể truy cập vào các actions được truyền như một props thông qua hàm connect({}).

import {withRouter} from 'react-router-dom';

class App extends React.Component {
  constructor() {
    super();
    this.state = {path: ''}
  }
  
  componentDidMount() {
    let pathName = this.props.location.pathname;
    this.setState(() => {
      return {
        path: pathName,
      }
    })
  }
  
  render() {
    return (
      <div>
        <h1>Hi! I'm being rendered at: {this.state.path}</h1>
      </div>
    )
  }
}

export default withRouter(App);

Render callbacks

Tư tưởng

Tương tự như HOC's, render callbacks hay render props được sử dụng như một component để chia sẻ, tái sử dụng các logic. Thông thường ta hay có xu hướng dùng các HOC's hơn, song, có một vài điểm mạnh với render callbacks như hạn chế namspace collision, logic đó xuất phát từ đâu ...

Ví dụ

Bạn có thể xem chi tiết tại đây. Một đoạn code minh họa cho Render callbacks:

class Counter extends React.Component {
  constructor(props) {
    super(props);
    this.state = {
      count: 0,
    };
  }

  increment = () => {
    this.setState(prevState => {
      return {
        count: prevState.count + 1,
      };
    });
  };

  render() {
    return (
      <div onClick={this.increment}>{this.props.children(this.state)}</div>
    );
  }
}

class App extends React.Component {
  render() {
    return (
      <Counter>
        {state => (
          <div>
            <h1>The count is: {state.count}</h1>
          </div>
        )}
      </Counter>
    );
  }
}

Kết

Yayyyy... Vậy là chúng ta đã điểm qua một vài component patterns trong React rồi 🤗🤗

Mong rằng bài viết này sẽ mang lại cái nhìn tổng quan nhất cho các bạn, giúp các bạn hiểu rõ về Container - Representational Component, HOC's, Render callbacks và các use cases liên quan để có những best practise trong project của mình nhé ^^

Mình cảm ơn các bạn đã đọc bài chia sẻ này. Tặng mình 1 upvote để có thêm động lực cho những bài viết sắp tới nha 😺😺

Tham khảo thêm các bài viết về Technical tại đây ^^


Happy Coding !!!


Reference: Michael Chan's Video, Medium, Scotch


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí