Online Broken Link Checker
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 3 năm
-
Bạn click vào một liên kết trong website và ngay sau đó trên trình duyệt hiển thị một dòng “404: Not Found”, bạn sẽ làm gì? Theo tâm lý chung thì hầu hết người dùng sẽ thoát khỏi website đó ngay, việc này ảnh hưởng đến lượng người truy cập vào website. Và trong một website tích tụ nhiều lỗi này sẽ khiến chất lượng của website giảm xuống đáng kể.
-
Có một công cụ online giúp bạn có thể kiểm tra được trong một website tiềm ẩn bao nhiêu liên kết gãy 404, đó là Online Broken Link Checker.
1. Online Broken Link Checker là gì?
- Online Broken Link Checker là một website sử dụng với mục đích giúp bạn kiểm tra xem một website có tiềm ẩn liên kết gãy nào không. Công cụ này hoàn toàn miễn phí đối với tất cả mọi người dùng, giao diện đơn giản và rất dễ sử dụng.
2. Tính năng chính của Online Broken Link Checker là gì?
-
Kiểm tra các website và blog của người dùng cho ra kết quả các liên kết gãy trong website và blog đó.
-
Xác nhận cả hai vị trí bao gồm URL bên trong và URL bên ngoài của một website.
-
Hiển thị vị trí của các liên kết có vấn đề trong HTML.
-
Báo cáo mã lỗi (404…) cho URL tất cả các liên kết xấu.
-
Chạy được trên nhiều hệ điều hành như Windows, Mac OS X, Linux / Unix, iOS.
Một chú ý nhỏ: Online Broken Link Checker phiên bản miễn phí có giới hạn là chỉ kiểm tra được tối đa 3000 trang, tuy nhiên không có giới hạn về số lượng các siêu liên kết trong những website.
3. Bản chất của liên kết gãy 404 là gì?
-
Bản chất của các liên kết gãy chính là cái mọi người hay gọi là “lỗi 404”, đây là lỗi mà khi người dùng sử dụng trình duyệt để truy cập vào một trang http nào đó thông qua máy chủ của website đó nhưng không thể nào thực hiện được và nó sẽ trả ra kết quả ở màn hình của trình duyệt là “404: Not Found”.
-
Kết quả lỗi có thể hiển thị ở một số dạng sau:
-
“404 Error”
-
“404 Not Found”
-
“The requested URL [URL link] was not found on this server.”
-
“HTTP 404 Not Found”
-
“404 Page Not Found”
-
…
-
-
Thông thường lỗi 404 chỉ xuất hiện bởi những trang hay chỉ một trang web nào đó không tồn tại hoặc đang bị hạn chế quyền truy cập vào và cũng có thể là do các webmasters cấu hình.
-
Ngoài ra các bạn có thể sử dụng Google Webmaster Tools để kiểm tra lỗi 404 trên các website.
4. Hướng dẫn sử dụng Online Broken Link Checker
- Đầu tiên các bạn vào đường dẫn sau: http://www.brokenlinkcheck.com/find-broken-links.php
- Nhập vào địa chỉ website bạn cần kiểm tra.
- Sau khi nhập địa chỉ website cần kiểm tra vào, bạn click nút Check Your Website và nó sẽ tự động đưa đến màn hình sau.
- Nhập Security code như yêu cầu (code sẽ thay đổi random).
-
Chú ý: Thời gian kiểm tra nhanh hay chậm là tùy thuộc vào tùy chọn của bạn lúc trước khi kiểm tra, có hai tùy chọn là:
-
“Report distinct broken links only”: chỉ thông báo kết quả lỗi 404 trên website.
-
“Report all occurrences of each dead link (may be slower)”: thông báo tất cả mọi thứ liên quan đến các liên kết gãy 404 trên website.
-
- Sau khi nhập và tùy chọn xong, bạn click nút “Find broken links now!”, quá trình kiểm tra và hiển thị kết quả sẽ xuất hiện ngay bên dưới.
- Nếu muốn dừng lại quá trình kiểm tra khi chưa hoàn thành, bạn có thể click nút Stop.
- Sau khi kết quả được hiển thị, muốn tìm hiểu rõ hơn và khắc phục lỗi 404 các bạn chọn “src”, phần được tô màu hồng đậm là các liên kết lỗi cần chỉnh sửa.
Các bạn có thể sử dụng Online Broken Link Checker trên cả môi trường PC và smartphone, tablet cũng như trên các platform như Windows, Linux, Android, iOS
All rights reserved