Những hệ lụy khi dùng smartphone thay cho máy tính
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 3 năm
Tôi có một câu hỏi: Ngoài thời gian làm việc trên công ty ra, vào thời gian rảnh của mình, bạn có thường xuyên lướt web, facebook không? Những lúc đó, bạn thường dùng máy tính hay dùng Iphone, Samsung...v.v – những chiếc Smartphone nhỏ gọn, tiện lợi. Ai cũng có câu trả lời cho riêng mình, nhưng với cá nhân tôi, những lúc như thế, tôi thường dùng bằng điện thoại hơn. Đặc biệt là khi ở phòng luôn tràn ngập wifi (yaoming).
Thói quen tưởng chừng là “ vô thưởng, vô phạt” này gần đây đã gây ra một số hệ lụy mà chúng ta – những người thường xuyên sử dụng Smartphone, không hề ngờ tới. Tôi tình cờ đọc được thông tin này trên báo Nikkei và muốn chia sẻ cho các bạn cùng biết. Bài viết này chỉ giới hạn trong phạm vi “Những tác hại của việc Sử dụng Smartphone thay cho máy tính”. Hy vọng rằng thông tin này sẽ hữu ích với mọi người.
Sau đây là nội dung bài báo:
Giới trẻ hiện nay – những người được coi là “Digital Native” tiếp xúc với công nghệ ngay từ khi còn nhỏ, hiện tại đã không còn dùng đến Máy vi tính nữa. Do sự phổ biến của những chiếc Smarphone được tích hợp rất nhiều tính năng, những thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10-19 tuổi hiện đã không sử dụng máy tính nữa, với họ, dường như Smartphone đã là quá đủ. Điều này đã dẫn đến những tác hại mà ít ai có thể ngờ tới. Trong một xã hội hiện đại, với những thành phố “không ngủ” và sự phổ biến của Social Network – Mạng xã hội, người lớn chúng ta nên bảo vệ trẻ em (và cả ngay bản thân mình) trước những mặt trái của công nghệ như thế nào? Mời các bạn tham khảo bài viết của cô Akiko Takahashi – một nhà báo phụ trách mảng IT- người có kinh nghiệm làm giáo viên tiểu học, để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Tôi quan ngại sâu sắc với báo cáo điều tra hàng tháng về Mobile&Social Media được Just System công bố vào ngày 10 tháng 10 năm 2014 (báo cáo tháng 9/2014). Bản báo cáo có tên “Thiết bị kết nối internet -Thời gian kết nối Internet trung bình theo độ tuổi” được tổng hợp từ câu trả lời của những người dùng Smartphone.
Nhìn vào kết quả này, có thể thấy rằng, lứa tuổi từ 15-19 có lượng thời gian kết nối internet ít nhất so với các lứa tuổi khác. Tuy nhiên, đây cũng là lứa tuổi duy nhất mà lượng thời gian truy cập internet từ Smartphone cao hơn thời gian kết nối internet qua Máy vi tính. **Thời gian bọn trẻ vào mạng trên Smartphone là 116,2 phút, trong khi với máy vi tính là 88.2 phút. **
Tuy nhiên, lượng thời gian vào mạng bằng Internet đang ngày một giảm dần. Nó đã giảm xuống còn hai phần ba so với con số trong báo cáo của năm 2013 là 143,9 phút.
Từ kết quả này có thể thấy, tuổi teen là lứa tuổi dùng Smartphone với nhiều mục đích khác nhau nhất. Từ vào mạng Xã hội, đến xem video, search web, shopping, quay phim…v.v. Tất cả chỉ với 1 chiếc “điện thoại thông minh”.
Quên điện thoại, dù biết là sẽ bị đi học muộn, nhưng vẫn quay về nhà lấy,** “Điện thoại quan trọng hơn tất cả mọi thứ”** – 1 em học sinh cho biết. Không chỉ thường xuyên sử dụng Smartphone, các em còn đang bắt đầu không sử dụng máy vi tính nữa.
• “Những sinh viên gửi tin nhắn dạng này, tôi sẽ từ chối”###
Bạn A-Nam sinh viên đại học năm 3 vừa gửi mail cho công ty đăng kí thực tập qua Smartphone đã bị người phụ trách của công ty đó từ chối một cách thẳng thừng “ Chúng tôi không tiếp nhận những sinh viên viết mail như thế này”. Do A viết và gửi mail qua Smartphone nên chỉ gửi nội dung mail vào mail của công ty. Phần giới thiệu tên ở phần đầu mail cũng không có, chào hỏi cũng không. Ngoài địa chỉ mail ra, A cũng không gửi kèm số điện thoại hay bất kì phương thức liên lạc nào khác. “Em nghĩ rằng phần mào đầu là không cần thiết, nên đã không viết vào” – A giải thích lý do. “Trong mail có những manner (ứng xử) và các quy tắc nhất định. Dù chỉ là mail để xin thực tập nhưng các bạn sinh viên cũng phải tuân thủ những quy tắc cơ bản này. Hơn nữa, nếu là lần liên lạc đầu tiên của bạn chỉ qua mail thôi, thì cũng có nhiều người cho rằng, như vậy là thất lễ. Trong trường hợp này, đầu tiên bạn phải gọi điện thoại rồi sau đó mới liên lạc qua mail. Đặc biệt những người lớn tuổi thường rất để ý đến những điều chi tiết như thế này, nên các bạn nên chú ý cẩn thận” . Khi được tác giả bài báo giải thích những điều cơ bản này, A tỏ ra vô cùng ngạc nhiên.
Hàng ngày, A thường xuyên liên lạc với bạn bè qua LINE, và dường như chưa từng gửi mail qua điện thoại bao giờ. Khi chat trên Line, hầu như các bạn không chào hỏi, cũng không cần xưng tên (do đã là bạn bè và đã có nick sẵn) , chỉ việc nhập nội dung chat vào. Ứng dụng này rất tiện lợi nên rất được giới trẻ ưa thích. Tuy nhiên, cách nói chuyện như trên LINE chỉ giới hạn trong các cuộc hội thoại với những người đã quen biết từ trước. Nếu gửi mail cho đối tác- những người mình chưa liên lạc bao giờ, chúng ta phải đặt tên mail sao cho dễ hiểu, phần đầu của mail phải xưng tên và chào hỏi, rồi mới đi vào nội dung chính. Việc xưng tên và đính kèm thêm địa chỉ liên lạc được coi là những manner căn bản. Vì thế, nếu thiếu hai điều này có thể bạn sẽ bị đối phương đánh giá là bạn đang thiếu tôn trọng họ. Trong giới trẻ hiện nay đang phổ biến một văn hóa giao tiếp mới. Giữa nhóm bạn bè thân thuộc thì việc này không có gì đáng nói cả. Tuy nhiên, nếu cứ mang cách giao tiếp này vào xã hội, thì sẽ khó mà được những người lớn tuổi hơn thông cảm. Có thể nói rằng thói quen liên lạc qua mạng xã hội đã dẫn đến không ít những hệ lụy.
NHỮNG HỆ LỤY CỦA VIỆC KHÔNG SỬ DỤNG MÁY VI TÍNH###
Khi hỏi một giảng viên đại học về việc sinh viên dùng Smartphone, cô cũng cho biết: “Việc nhận được những tin nhắn xin nghỉ học của sinh viên đã trở nên phổ biến như chuyện thường ngày. Những tin nhắn cộc lốc không xưng tên, chỉ vẻn vẹn 1 từ “Em nghỉ” cô cũng nhận được khá nhiều. Nhiều khi không biết người gửi là ai? Không hiểu nội dung là gì, tôi chỉ muốn nói với các sinh viên đó rằng “Tôi không phải là bạn bè của các em”.
Thời đại giới trẻ không sử dụng Máy tính- Luận văn tốt nghiệp cũng được viết trên Smartphone.
Sự khác biệt giữa User Interface của Smartphone và máy vi tính thường được mọi người cho là “không có gì đáng kể”. Tuy nhiên, chính sự - khác - biệt- tuy -nhỏ này đang trở thành một rào chắn khá cao đối với giới trẻ. Có thể đây sẽ là câu chuyện khó mà lý giải được với người trưởng thành – những người mà thường xuyên sử dụng máy vi tính hơn, nhưng những trường hợp như em C (giấu tên) mà tôi sẽ kể dưới đây cũng không phải là hiếm gặp. “Em nghĩ rằng bạn bè của em cũng không thể sử dụng Twitter trên trình duyệt web được”- C xác nhận.
Ngoài ra, khi không đọc được chữ Hán (tiếng Nhật gồm cả Hán tự- trong đó nhiều chữ khó, bản thân người Nhật cũng không nhớ và biết được và sẽ phải tra từ điển), C sẽ viết lên màn hình, mỗi lần thêm nét, smartphone sẽ tự động tìm và chuyển chữ sao cho tìm được chữ cần tra. Khi được hỏi: “Vậy là em không dùng từ điển đúng không?”, C đáp: “Vì em không có nên tra luôn bằng smartphone.”. Cách tra chữ Hán của C sẽ khiến C không tự nhớ chữ và thứ tự các nét của chữ, do đó sẽ ngày càng phụ thuộc vào Smartphone hơn.
Những chiếc điện thoại thông minh đang khiến cho giới trẻ đánh mất cơ hội.####
Dường như xung quanh những bạn trẻ không sử dụng máy vi tính như C thường là những post có nội dung giải trí, tin đồn, scandal..v.v. Khi những scandal xảy ra, các em trong độ tuổi teen này rất muốn chia sẻ với bạn bè. Nhiều em trả lời rằng: “Em nghĩ là bạn bè em chưa biết nên chia sẻ cho mọi người cùng biết”.
Twitter cũng chỉ dùng phiên bản cho Smartphone, Line cũng giống như vậy luôn. Vây quanh các em toàn những thông tin, chia sẻ của bạn bè . Lướt net trên smartphone và dùng quá nhiều mạng xã hội khiến cho việc tiếp nhận các thông tin của giới trẻ chỉ giới hạn trong phạm vi bạn bè, hoặc các page đã like. Từ đó có thể suy ra: Việc sử điện thoại thay thế cho máy vi tính chính là nguyên nhân khiến giới trẻ khó cảm nhận được sự rộng lớn cũng như sự đa dạng về thông tin mà internet mang lại.
Mục đích ban đầu của máy vi tính là để phục vụ công việc và là thiết bị để kết nối Internet. Ngược lại, mục đích ban đầu của Smartphone là để nối dài những chiếc điện thoại cố định. Tuy nhiên, việc Smartphone được tích hợp quá nhiều tính năng, có nhiều dịch vụ để các cá nhân và các nhóm kết nối , giải trí cũng đang dẫn đến những ảnh hưởng mang chiều hướng tiêu cực.
Việc học sinh, sinh viên không biết các quy tắc cơ bản khi gửi mail một phần là do các em thiếu sự trao đổi, tiếp xúc và kinh nghiệm trong viết- gửi mail với những người ở độ tuổi lớn hơn. Nếu chỉ liên lạc với các bạn cùng trang lứa thì một chiếc Smartphone cài mạng xã hội là đủ rồi. Tuy nhiên, trong trường hợp liên lạc, tiếp xúc với những người lớn tuổi hơn thì nhất thiết phải thông qua các kênh thông tin khác. Ngay từ giờ các bạn trẻ cũng nên tự trang bị những kiến thức để sau này bước chân vào xã hội sẽ không còn bỡ ngỡ nữa.
Theo ý kiến của đa số các bạn trẻ, Smartphone là phương tiện liên lạc được sử dụng trong thời gian trống , tranh thủ thời gian rảnh...v.v Điều này rất hợp lý. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng Smartphone, đến mức xuất hiện cách nghĩ * “Những việc này smartphone cũng có thể làm được, nên không cần dùng đến máy tính nữa” thì đây quả thật là 1 lý do khó chấp nhận.**
Nếu suy nghĩ theo chiều hướng này thì việc sử dụng Smartphone thay cho máy tính cũng sẽ giống với những cách nghĩ mang tính tiêu cực trước đây như : “Không cần phải đến rạp xem phim, xem trên Youtube cũng được” , hay: “Không đọc báo, tạp chí, chỉ cần đọc tin tức trên mạng cũng được”…v.v
Nói tóm lại, giới trẻ sẽ đánh mất những trải nghiệm thú vị và những nguồn thông tin đa dạng nếu những điều đó không xuất hiện trên các kênh truyền thông mà họ thường sử dụng – trên những màn hình những chiếc “điện thoại thông minh” mà họ đang sở hữu.
Lời kết.###
Vậy làm sao để thế hệ trẻ không vướng phải những rắc rối do việc “Sử dụng Smartphone thay thế cho máy vi tính?” mang lại. Đó chính là sự quan tâm, giáo dục của các bậc phụ huynh trong gia đình. Việc phụ huynh tạo môi trường cho con cái tiếp xúc với những loại hình thông tin khác nhau cũng là một việc rất quan trọng. Cho con cái tiếp xúc , giao lưu với những người ở những độ tuổi khác nhau, có cuộc sống khác nhau cũng là cách để giúp con em chúng ta- những Digital Native, mở rộng thế giới quan chính là cách giáo dục tốt nhất.
Tiểu sử: Cô Akiko Takahashi
Là phóng viên mảng IT và cũng là chuyên gia tư vấn những vấn đề liên quan đến chuyên ngành thông tin. Cô là người có người có hiểu biết sâu sắc về mạng xã hội; về các phương pháp giáo dục trẻ em sao cho sử dụng điện thoại di động một cách hợp lý... v.v. Vì đã từng là một giáo viên tiểu học nên cô cũng có nhiều kiến thức về trong công tác giáo dục. Ngoài công việc viết sách, báo, cô còn tham gia các buổi thuyết trình, seminar, giám sát, tư vấn…v.v liên quan đến chủ đề điện thoại di động, mạng xã hội…v.v. Thành quả gần đây nhất của cô là cuốn sách có tên “Sách trong xã hội kiếm lời trên Smartphone&Mạng xã hội” và cuốn “10 điều để mạng xã hội trở thành vũ khí cạnh tranh”.
Link bài viết gốc : http://www.nikkei.com/article/DGXMZO79039210Z21C14A0000000/
Dịch Bài: Thanh Thảo
All rights reserved