Lập trình viên trưởng thành >< Không trưởng thành trong công việc
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 3 năm
Mở đầu
Cùng tuổi, cùng môi trường, nhưng sau 1 năm làm việc vẫn có sự khác biệt giữa các lập trình viên.
Dưới đây là những yếu tố có thể là nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt đó.
Sự nhạy bén khi thực hiện công việc Năng lực tư duy logic Vấn đề về động lực làm việc (motivation)...v.v
Tuy nhiên, trong đại đa số các case, vấn đề chính nằm ở tư tưởng, tính cách của mỗi cá nhân. Trong bài viết này, tôi sẽ giải thích chi tiết từng nguyên nhân, trong 3 nguyên nhân chính dẫn tới sự khác biệt giữa: Trưởng thành/ Không trưởng thành trong công việc.
『Coachable』 『Sự khiêm tốn』 『Định kiến đang mang』
Teaching và Coaching
Trước khi nói về** Coachable**, chúng ta cùng lướt qua khái niệm về Coaching nhé. Nói về coaching, có khá nhiều bài viết nói về sự khác biệt giữa Teaching và Coaching. Nếu không nắm rõ sự khác biệt giữa 2 khái niệm này, chúng ta sẽ rất dễ nhầm lẫn.
Teaching: là phương pháp chỉ dạy, đưa ra luôn câu trả lời, mục tiêu kết quả cuối cùng. Coaching: là phương pháp Khiến cho người khác suy nghĩ ra câu trả lời, mục tiêu, kết quả cuối cùng.
Trong quá trình làm việc, chắc hẳn các bạn đã nhận được kha khá câu hỏi từ member kiểu: 「Code không chạy do lỗi nào đó. Em chả hiểu tại sao.」
Lúc đó, bạn đã tiếp cận vấn đề như thế nào?
「Có lẽ là do lý do này ABC nên nó không hoạt động. Em thử cách này xem.」
「Đầu tiên, em xem cho anh/chị lỗi xảy ra là lỗi gì?」 「Em nghĩ lỗi này xảy ra do nguyên nhân ở đâu?」 「Em đã có hướng nên điều tra như thế nào chưa?」
Nếu bạn chọn ý đầu, thì bạn đang tiếp cận theo hướng Teaching. Còn vế sau là hướng tiếp cận của Coaching.
Nếu chỉ toàn teaching, thì người đi hỏi (người được chỉ dạy) sẽ bị phụ thuộc vào “Người dạy”.
Đúng là người hỏi sẽ nhận được ngay đáp án/câu trả lời; Người chỉ dạy được người đi hỏi biết ơn. Nhưng như vậy, người đi hỏi sẽ không áp dụng được cho những case khác => Không có hiệu quả lâu dài.
Còn khi tiếp cận theo hướng Coaching, người hỏi sẽ phải tự mình suy nghĩ. Tự mình trải nghiệm “cả một quá trình cho đến khi giải quyết được vấn đề”. =>Do đó, sẽ có thể nâng cao kiến thức của bản thân, và áp dụng được trong nhiều trường hợp khác nhau.
Nói đi cũng phải nói lại. Với câu hỏi thuộc lĩnh vực mà mình không biết tí nào, thì: Dù có nhận được Coaching, cũng không thể suy nghĩ, tìm ra câu trả lời được.
Ngoài ra, cũng có nhiều tình huống khẩn cấp, không thể áp dụng cách tiếp cận Coaching được.
Chính vì vậy, Teaching không hẳn là xấu; Coaching không hẳn là chìa khóa duy nhất trong việc giải quyết vấn đề. Chúng ta phải tùy cơ ứng biến, linh hoạt sử dụng 2 phương pháp này.
Coachable là gì?
Coaching là 1 phương pháp quản lý rất có hiệu quả, nhưng không hẳn là phương pháp hoàn hảo, đảm bảo chắc chắn thành công.
Ngạn ngữ Anh có câu: You can lead a horse to water, but you cannot make him drink.(Bạn có thể dẫn con ngựa đến nơi có nước, nhưng không thể bắt nó uống nước)
Nói một cách khái quát thì: Dù bạn có thể hướng dẫn cho người khác, nhưng việc người đó có tiếp nhận, thực hành hay không, cuối cùng vẫn phải phụ thuộc vào bản thân người đó.
Bạn có dễ chịu khi tiếp nhận ý kiến của những người xung quanh không? Tự mình thì có thể suy nghĩ được gì? Sau đó có hành động không...v.v
=>Những thuộc tính này được gọi chung là Coachable.
Coachable có nghĩa là: tâm thế chấp nhận việc Coaching, và đây là phần thuộc về “phẩm chất” con người.
Ví dụ: 「Trung thực」「Khiêm tốn」thường được nêu ra là phẩm chất của những người Coachable.
Huấn luyện viên huấn luyện được các vận động viên hàng đầu: Có phải vận động viên nào cũng được đào tạo thành VĐV hàng đầu không?
Câu trả lời tất nhiên là không. Họ chỉ có thể đào tạo được các vận động viên có tố chất Coachable. Khi nhận được lời khuyên từ những người xung quanh, hoặc xem các ví dụ về các hình mẫu thành công, nếu bạn mang suy nghĩ:
「Cách làm này không hợp với tôi, nên tôi không tham khảo được」 「Vì là người này, nên mới giỏi thế!」 「Tôi chịu thôi!」
tức là tâm trí bạn luôn có rào cản. Như vậy không thể gọi là trạng thái Coachable được.
Ngoài ra, khi được truyền cảm hứng, trong phút chốc, bạn nghĩ là:
「Oa, đúng là quan trọng thật!」
nhưng nếu bạn không liên kết điều mà bạn thấy là quan trọng đó với hành động của bản thân, không tự hành động, thì như vậy cũng không thể gọi là Coachable được.
Yếu tố Coachable/Không Coachable này chính là căn nguyên dẫn tới sự khác biệt giữa Trưởng thành><Không trưởng thành trong công việc.
Khiêm tốn
Khiêm tốn là một trong những yếu tố thuộc “Coachable”
Khi bạn tự mình ngộ ra: “Điểm này mình chưa đạt”, bạn sẽ dễ dàng tiếp nhận được những lời khuyên, và sẵn sàng thay đổi để bản thân trở nên tốt hơn.
Tuy vậy, có phải chỉ cần tự nhủ「Mình khiêm tốn mà!」thì sẽ đạt được kết quả không? Có lẽ khi đọc những câu dưới đây, sẽ nhiều người trong chúng ta cảm thấy đau nhói.
*Đặc trưng của người trông bề ngoài thì khiêm tốn, nhưng thực chất không phải là khiêm tốn đó là: Không có ý định thay đổi.
Tại sao lại không có ý định thay đổi? Bởi vì họ đang nghĩ: “giữ nguyên bản thân mình như hiện tại là OK rồi”.
Có thể là do họ không có động lực thay đổi, hoặc họ đánh giá quá cao bản thân, nhưng tựu chung lại, họ ưu tiên việc thể hiện ra bên ngoài hơn là việc trưởng thành thật sự. Trong lời nói, sẽ xuất hiện nhiều các cụm từ: Nhưng mà, thế nhưng...vv.*
Thiên kiến (bias) đang mang
Con người hoạt động theo những thiên kiến mình đang mang. *「 Ngay từ đầu đã nghĩ là không thể thay đổi được」
「Tôi biết là phải thay đổi, nhưng tôi không có dũng khí.」
「Tôi không có thời gian, kiến thức..vv.v để thay đổi」*
Con người vốn vẫn là một loài động vật.
Từ thời săn bắt hái lượm xa xưa, con người đã hình thành suy nghĩ: Nếu vào khu rừng khác với mọi hôm mình thường vào, thì có thể sẽ bị con thú mà mình chưa từng biết tấn công, ăn thịt. Nếu ăn loại nấm mà mình chưa từng ăn bao giờ, sẽ có thể bị chết do trúng độc.
Đây là bản năng của con người trong thời đại mà: Duy trì tình trạng hiện tại, sẽ giữ được tính mạng; Phá bỏ routine (thói quen) thì rủi ro sẽ tăng lên.
Vì vậy, dù con người ý thức được/Không ý thức được thì việc e ngại thay đổi vẫn là một việc đương nhiên. Tuy nhiên, thời đại chúng ta đang sống đang có quá nhiều biến động. Đây là thời đại VUCA (viết tắt của 4 từ: Volatility (biến động) , Uncertainty (không chắc chắn) , Complexity (phức tạp) , Ambiguity (mơ hồ).
Hơn thế nữa, nếu bạn đang làm trong ngành IT - ngành có sự thay đổi khốc liệt thì: Nếu bạn e sợ thay đổi, chỉ muốn duy trì tình trạng hiện tại, thì chính là bạn đang từ từ giết chết chính mình.
Nếu bị mối nguy đe dọa ngay trước mắt, con người sẽ lập tức tránh ngay. Nhưng nếu mối nguy này diễn ra từ từ, như khi bạn luộc một con ếch, thì thiên kiến mà bạn đang mang sẽ thắng thế.
Với các lý do: “Điều này không cần cho tôi”, “Tôi không thể làm được”, chính bạn là người đun sôi nồi nước, mà con ếch chính là bản thân mình.
Khi có cơ hội thử thách mới đến, nếu không thuộc type Coachable, chúng ta sẽ dễ đưa ra quyết định là: “Đây là phương pháp không hợp với tôi”.
Ngoài ra, tôi cũng chưa thấy ai trưởng thành được mà không thực hiện action gì. Đó là kiểu người có tư tưởng: Thấy nhưng không làm.
Họ nghĩ/nói là: "Phương pháp học phù hợp với bản thân tôi đấy." Nhưng sau nửa năm, một năm liên tục vẫn không thấy bắt tay làm gì để cải thiện bản thân.
=> Điều đầu tiên bạn cần làm khi muốn thay đổi bản thân là: Bắt tay vào thử mọi thứ, từ đó tìm ra con đường ngắn nhất đi đến đích cho mình.
Lời kết
Hy vọng rằng: Thông qua bài viết này, mỗi người sẽ có thể tự đặt và trả lời cho câu hỏi: Mình là người trưởng thành hay Không trưởng thành trong công việc.
Link bài gốc: https://sal.vn/3aO77M
All rights reserved