+17

Cùng học Kotlin Coroutine, phần 10: Flow (part 3 of 3)

1. Flow Context

Code trong khối flow {...} chạy trên context của nguồn thu. Ví dụ:

fun log(msg: String) = println("[${Thread.currentThread().name}] $msg")
           
fun foo(): Flow<Int> = flow {
    log("Started foo flow")
    for (i in 1..3) {
        emit(i) // nguồn phát
    }
}  

fun main() = runBlocking {
    foo().collect { value -> log("Collected $value") } // nguồn thu
}   

Output:

[main] Started foo flow
[main] Collected 1
[main] Collected 2
[main] Collected 3

Dễ hiểu, vì hàm collect (nguồn thu) được gọi bên trong khối runBlocking (sử dụng context với dispatcher là Dispatchers.Main) nên code trong khối flow chạy trên context này tức là chạy trên Dispatchers.Main.

Tuy nhiên, trong một số bài toán (đặc biệt là bài toán long-running CPU-consuming code), chúng ta mong muốn code trong khối flow được chạy với Dispatchers.Default (background thread) và update UI với Dispatchers.Main (main thread). Có thể chúng ta sẽ nghĩ đến ngay hàm withContext. withContext được sử dụng để thay đổi context của coroutine. Tuy nhiên code trong khối flow { } nó lại bảo toàn context, có nghĩa là nó đã chạy với context nào rồi thì mãi chạy trên context đó. Ko thể ép nó đổi context bằng hàm withContext được. Nếu dùng hàm withContext sẽ throw Exception.

fun foo(): Flow<Int> = flow {
    // The WRONG way to change context for CPU-consuming code in flow builder
    kotlinx.coroutines.withContext(Dispatchers.Default) {
        for (i in 1..3) {
            Thread.sleep(100) // pretend we are computing it in CPU-consuming way
            emit(i) // emit next value
        }
    }
}

fun main() = runBlocking<Unit> {
    foo().collect { value -> println(value) } 
}    

Output:

Exception in thread "main" java.lang.IllegalStateException: Flow invariant is violated:
        Flow was collected in [CoroutineId(1), "coroutine#1":BlockingCoroutine{Active}@5511c7f8, BlockingEventLoop@2eac3323],
        but emission happened in [CoroutineId(1), "coroutine#1":DispatchedCoroutine{Active}@2dae0000, DefaultDispatcher].
        Please refer to 'flow' documentation or use 'flowOn' instead
    at ...

Vậy giờ phải làm thế nào mới có thể đổi context cho flow. Đừng lo vì đã có toán tử flowOn.

2. Toán tử flowOn

Toán tử flowOn sẽ cho phép code trong khối flow được chạy trên bất kỳ context nào ta muốn. Cùng xem code:

fun log(msg: String) = println("[${Thread.currentThread().name}] $msg")
           
fun foo(): Flow<Int> = flow {
    for (i in 1..3) {
        Thread.sleep(100) // pretend we are computing it in CPU-consuming way
        log("Emitting $i")
        emit(i) // emit next value
    }
}.flowOn(Dispatchers.Default) // RIGHT way to change context for CPU-consuming code in flow builder

fun main() = runBlocking<Unit> {
    foo().collect { value ->
        log("Collected $value") 
    } 
}      

Output:

[DefaultDispatcher-worker-1] Emitting 1
[main] Collected 1
[DefaultDispatcher-worker-1] Emitting 2
[main] Collected 2
[DefaultDispatcher-worker-1] Emitting 3
[main] Collected 3

Vậy code trong nguồn phát đã chạy với Dispatchers.Default (background thread) và code trong nguồn thu chạy với Dispatchers.Main (main thread) đúng như mong muốn ban đầu của chúng ta 😄. Một điều cần lưu ý ở đây là toán tử flowOn không có khả năng change context của coroutine đang chạy. Vậy sao nó làm được điều này?. Vì nó đã tạo ra 1 coroutine khác chạy trên context do chúng ta set trong hàm flowOn. Cụ thể ở đây chúng ta gọi .flowOn(Dispatchers.Default) thì flowOn sẽ tạo ra 1 coroutine chạy trên Dispatchers.Default.

3. Flow Exceptions

Nguồn thu có khả năng throw Exception nếu code chạy trong nguồn phát xảy ra Exception. Ví dụ:

fun foo(): Flow<Int> = flow {
    for (i in 3 downTo -3) {
        println("3 / $i = ${3 / i}") // nơi xảy ra exception trong nguồn phát
        emit(i) // emit next value
    }
}

fun main() = runBlocking {
     foo().collect { value ->
         println("VALUE = $value")
     }
}

Output:

3 / 3 = 1
VALUE = 3
3 / 2 = 1
VALUE = 2
3 / 1 = 3
VALUE = 1
Exception in thread "main" java.lang.ArithmeticException: / by zero

Exception đã xảy ra khi i = 0 và hiển nhiên nguồn thu/nguồn phát đều phải dừng hoạt động. Chúng ta hoàn toàn có thể try/catch để catch exception này trong hàm thu.

fun foo(): Flow<Int> = flow {
    for (i in 3 downTo -3) {
        println("3 / $i = ${3 / i}") // nơi xảy ra exception trong nguồn phát
        emit(i) // emit next value
    }
}

fun main() = runBlocking {
    try {
        foo().collect { value ->
            println("VALUE = $value")
        }
    } catch (e: Throwable) {
        println("Caught $e")
    }
}

Output:

3 / 3 = 1
VALUE = 3
3 / 2 = 1
VALUE = 2
3 / 1 = 3
VALUE = 1
Caught java.lang.ArithmeticException: / by zero

Mặc dù ArithmeticException đã bị catch nhưng nguồn thu/nguồn phát đều dừng hoạt động sau khi catch được Exception.

Bây giờ thử throw Exception bên trong nguồn thu xem.

fun foo(): Flow<Int> = flow {
    for (i in 3 downTo -3) {
        emit(i) // emit next value
    }
}

fun main() = runBlocking {
    try {
        foo().collect { value ->
            println("3 / $value = ${3 / value}") // nơi xảy ra exception trong nguồn thu
        }
    } catch (e: Throwable) {
        println("Caught $e")
    }
}

Output:

3 / 3 = 1
3 / 2 = 1
3 / 1 = 3
Caught java.lang.ArithmeticException: / by zero

Như vậy try/catch vẫn catch được Exception dù exception có xảy ra trong nguồn thu hay nguồn phát.

Chúng ta cũng có thể try/catch Exception bằng toán tử catch.

4. Toán tử catch

fun foo(): Flow<String> = flow {
    for (i in 3 downTo -3) {
        println("3 / $i = ${3 / i}")
        emit(i.toString()) // emit next value
    }
}

fun main() = runBlocking {
    foo().catch { e -> emit("Caught $e") }
        .collect { value -> println("VALUE = $value")
    }
}

Output:

3 / 3 = 1
VALUE = 3
3 / 2 = 1
VALUE = 2
3 / 1 = 3
VALUE = 1
VALUE = Caught java.lang.ArithmeticException: / by zero

Output của cả 2 ví dụ là như nhau mà trông code có vẻ đẹp hơn dùng try/catch đấy. Hơn nữa là trong toán tử catch cho phép chúng ta emit giá trị cho nguồn thu luôn. Như ví dụ trên, mình đã cho emit exception đó đến nguồn thu. try/catch thì không thể làm được điều này. Tuy nhiên toán tử catch lại không thể catch Exception xảy ra trong hàm collect { } (nguồn thu) như try/catch đã làm được ở ví dụ trên.

fun foo(): Flow<Int> = flow {
    for (i in 3 downTo -3) {
        emit(i) // emit next value
    }
}

fun main() = runBlocking {
    foo().catch { e -> println("Caught $e") }
        .collect { value ->
            println("3 / $value = ${3 / value}") // nơi xảy ra exception trong nguồn thu
        }
}

Output:

3 / 3 = 1
3 / 2 = 1
3 / 1 = 3
Exception in thread "main" java.lang.ArithmeticException: / by zero

Như vậy toán tử catch không thể catch được exception xảy ra trong hàm collect { }. Có một cách để chúng ta có thể sử dụng toán tử catch để catch cả exception xảy ra trong nguồn thu. Nhờ sự trợ giúp của toán tử onEach

5. Toán tử onEach

Chúng ta sẽ move code trong hàm collect (nơi xảy ra Exception) vào toán tử onEach. Đồng thời hàm collect sẽ không còn param nào nữa.

fun foo(): Flow<Int> = flow {
    for (i in 3 downTo -3) {
        emit(i) // emit next value
    }
}

fun main() = runBlocking {
    foo().onEach { value ->
        println("3 / $value = ${3 / value}") // nơi xảy ra Exception
    }.catch { e -> println("Caught $e") }
        .collect()
}

Output:

3 / 3 = 1
3 / 2 = 1
3 / 1 = 3
Caught java.lang.ArithmeticException: / by zero

Như vậy, exception đã được catch bởi toán tử catch.

Nếu chúng ta sử dụng toán tử collect sau onEach, thì code sau nó sẽ đợi cho đến khi flow kết thúc việc collect rồi mới được chạy. Ví dụ:

fun events(): Flow<Int> = (1..3).asFlow().onEach { delay(100) }

fun main() = runBlocking<Unit> {
    events()
        .onEach { event -> println("Event: $event") }
        .collect() // <--- Collecting the flow waits
    println("Done")
} 

Output:

Event: 1
Event: 2
Event: 3
Done

Như vậy, dòng code println("Done") đã phải đợi flow kết thúc việc collect mới được chạy. Nếu chúng ta không muốn điều này xảy ra, chúng ta muốn coroutine vẫn tiếp tục chạy xuống code phía dưới dù có đang delay hay collect. Toán tử launchIn sẽ giúp chúng ta.

6. Toán tử launchIn

Toán tử này truyền vào một param là CoroutineScope và return một biến Job. Biến job này có thể giúp chúng ta cancel code trong flow mà không cancel hết cả coroutine. Code trong coroutine vẫn tiếp tục chạy.

fun events(): Flow<Int> = (1..3).asFlow().onEach { delay(100) }

fun main() = runBlocking<Unit> {
    events()
        .onEach { event -> println("Event: $event") }
        .launchIn(this) // <--- Launching the flow in a separate coroutine
    println("Done")
}   

Output:

Done
Event: 1
Event: 2
Event: 3

7. Flow completion. Toán tử onCompletion

Đôi khi chúng ta muốn biết thời điểm flow vừa kết thúc tiến trình đúng ko nào. Có 2 cách để biết được điều này.

Cách 1 là sử dụng khối finally

fun foo(): Flow<Int> = (1..3).asFlow()

fun main() = runBlocking<Unit> {
    try {
        foo().collect { value -> println(value) }
    } finally {
        println("Done")
    }
}   

Output:

1
2
3
Done

Như vậy sau khi tiến trình kết thúc thì nó sẽ chạy sang code khối finally.

Cách 2: Toán tử onCompletion sẽ giúp chúng ta:

fun foo(): Flow<Int> = (1..3).asFlow()

fun main() = runBlocking<Unit> {
    foo()
        .onCompletion { println("Done") }
        .collect { value -> println(value) }
}

Output:

1
2
3
Done

Như vậy sau khi tiến trình flow kết thúc nó sẽ chạy vào code trong khối onCompletion. Và chúng ta có thể tận dụng chỗ này để hide progressBar chẳng hạn. Một ưu điểm nữa của toán tử onCompletion là nó có thể giúp ta biết được flow đã kết thúc tiến trình êm ấm hay kết thúc bằng một Exception. Chúng ta có thể dễ dàng biết được thông qua param nullable Throwable?. Nếu param này mà null thì mọi chuyện êm ấm, nếu param này khác null thì exception đã xảy ra rồi đấy!

fun foo(): Flow<Int> = flow {
    emit(1)
    throw RuntimeException()
}

fun main() = runBlocking<Unit> {
    foo()
        .onCompletion { cause -> if (cause != null) println("Flow completed exceptionally") }
        .catch { cause -> println("Caught exception") }
        .collect { value -> println(value) }
} 

Output:

1
Flow completed exceptionally
Caught exception

Cả 2 cách trên đều có thể được dùng tùy theo sở thích và style code của bạn 😄

Kết luận

Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã nắm được các thêm một vài toán tử về Flow cũng như context và xử lý exception trong Flow. Phần tiếp theo mình sẽ viết về Channels và so sánh nó với Flow. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này. Hy vọng các bạn sẽ tiếp tục theo dõi những phần tiếp theo. 😄.

Nguồn tham khảo:

https://kotlinlang.org/docs/reference/coroutines/flow.html

Đọc lại những phần trước:

Cùng học Kotlin Coroutine, phần 1: Giới thiệu Kotlin Coroutine và kỹ thuật lập trình bất đồng bộ

Cùng học Kotlin Coroutine, phần 2: Build first coroutine with Kotlin

Cùng học Kotlin Coroutine, phần 3: Coroutine Context và Dispatcher

Cùng học Kotlin Coroutine, phần 4: Job, Join, Cancellation and Timeouts

Cùng học Kotlin Coroutine, phần 5: Async & Await

Cùng học Kotlin Coroutine, phần 6: Coroutine Scope

Cùng học Kotlin Coroutine, phần 7: Xử lý Exception trong Coroutine, Supervision Job & Supervision Scope

Cùng học Kotlin Coroutine, phần 8: Flow (part 1 of 3)

Cùng học Kotlin Coroutine, phần 9: Flow (part 2 of 3)

Đọc tiếp phần 11: Cùng học Kotlin Coroutine, phần 11: Channels (part 1 of 2)


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí