+34

Cùng học Kotlin Coroutine, phần 7: Xử lý Exception trong Coroutine, Supervision Job & Supervision Scope

1. Exception trong Kotlin Coroutine

Như chúng ta đã biết, có 2 coroutine builder là: launch { }async { }. Cùng run các đoạn code này xem thử 2 builder này throw Exception như thế nào.

runBlocking {
            GlobalScope.launch {
                println("Throwing exception from launch")
                throw IndexOutOfBoundsException()
                println("Unreached")
            }
        }

Output:

Throwing exception from launch
Exception in thread "DefaultDispatcher-worker-2 @coroutine#2" java.lang.IndexOutOfBoundsException
Throwing exception from async
Caught ArithmeticException

Như ví dụ trên, coroutine throw IndexOutOfBoundsException và stop nên "Unreached" không được print ra.

Bây giờ, sẽ thử nghiệm với async { }

val deferred = GlobalScope.async {
                println("Throwing exception from async")
                throw ArithmeticException()
                println("Unreached")
}

Output:

Throwing exception from async

Như các bạn thấy, ArithmeticException đã không bị throw nhưng coroutine vẫn stop và "Unreached" không được print ra. Giờ ta thử thêm đoạn code deferred.await()

val deferred = GlobalScope.async {
                println("Throwing exception from async")
                throw ArithmeticException()
                println("Unreached")
}
deferred.await()

Output:

Throwing exception from async
Exception in thread "DefaultDispatcher-worker-2 @coroutine#2" java.lang.ArithmeticException

ArithmeticException đã được throw ra khi gặp hàm await().

Tóm lại, launch { } gặp Exception thì throw luôn, còn async { } khi gặp Exception thì nó đóng gói Exception đó vào biến deferred. Chỉ khi biến deferred này gọi hàm await() thì Exception mới được throw ra.

2. Catch Exception

fun main() = runBlocking {
    GlobalScope.launch {
        try {
            println("Throwing exception from launch")
            throw IndexOutOfBoundsException()
            println("Unreached")
        } catch (e: IndexOutOfBoundsException) {
            println("Caught IndexOutOfBoundsException")
        }
    }

    val deferred = GlobalScope.async {
        println("Throwing exception from async")
        throw ArithmeticException()
        println("Unreached")
    }
    try {
        deferred.await()
        println("Unreached")
    } catch (e: ArithmeticException) {
        println("Caught ArithmeticException")
    }
}

Output:

Throwing exception from launch
Caught IndexOutOfBoundsException
Throwing exception from async
Caught ArithmeticException

Chúng ta thấy Exception đã bị catch. Nhưng nếu như chúng ta launch 100 coroutine thì phải try catch 100 lần sao??. Đừng lo, vì đã có CoroutineExceptionHandler

3. CoroutineExceptionHandler

CoroutineExceptionHandler được sử dụng như một generic catch block của tất cả coroutine. Exception nếu xảy ra sẽ được bắt và trả về cho một hàm callback là override fun handleException(context: CoroutineContext, exception: Throwable) và chúng ta sẽ dễ dàng log hoặc handle exception trong hàm đó.

val handler = CoroutineExceptionHandler { _, exception -> 
    println("Caught $exception") 
}
val job = GlobalScope.launch(handler) {
    throw AssertionError()
}
val deferred = GlobalScope.async(handler) {
    throw ArithmeticException() // Nothing will be printed, relying on user to call deferred.await()
}
joinAll(job, deferred)

Output:

Caught java.lang.AssertionError

Chúng ta thấy AssertionError trong khối launch { } đã bị catch và được print ra. Vì chúng ta không gọi deferred.await() nên ArithmeticException trong khối async { } sẽ không xảy ra. Mà cho dù chúng ta có gọi deferred.await() thì CoroutineExceptionHandler cũng sẽ không catch được Exception này vì CoroutineExceptionHandler không thể catch được những Exception được đóng gói vào biến Deferred. Vậy nên bạn phải tự catch Exception như ở mục 2 mình đã trình bày. Và thêm một chú ý nữa là CoroutineExceptionHandler cũng không thể catch Exception xảy ra trong khối runBlocking { }

4. Tổng hợp nhiều Exception

Sẽ như thế nào nếu nhiều children of a coroutine throw Exception. Như chúng ta đã biết khi xảy ra Exception thì coroutine cũng bị stop, chúng ta sẽ có một nguyên tắc chung là "the first exception wins", vậy exception nào xảy ra đầu tiên thì sẽ được trả về CoroutineExceptionHandler.

Như chúng ta đã biết, khi coroutine bị stop thì nó sẽ cố chạy code trong khối finally. Nếu như code trong khối finally cũng throw Exception thì sao??. Khi đó các tất cả Exception xảy ra trong tất cả khối finally sẽ bị suppressed. Chúng ta có thể in tất cả chúng ra bằng hàm exception.getSuppressed()

fun main() = runBlocking {
    val handler = CoroutineExceptionHandler { _, exception ->
        println("Caught $exception with suppressed ${exception.suppressed.contentToString()}")
    }
    val job = GlobalScope.launch(handler) {
        launch {
            try {
                delay(Long.MAX_VALUE) // delay vô hạn
            } finally {
                throw ArithmeticException()
            }
        }
        launch {
            try {
                delay(Long.MAX_VALUE) // delay vô hạn
            } finally {
                throw IndexOutOfBoundsException()
            }
        }
        launch {
            delay(100)
            throw IOException()
        }
        delay(Long.MAX_VALUE)
    }
    job.join()
}

Output:

Caught java.io.IOException with suppressed [java.lang.ArithmeticException, java.lang.IndexOutOfBoundsException]

Lưu ý tính năng này chỉ sử dụng được trên Java version 1.7+ và API level >= 19.

5. Supervision Job

Như chúng ta đã biết, khi một coroutine con xảy ra Exception thì các coroutine con khác bị stop. Nếu chúng ta không muốn điều này, cái chúng ta muốn là khi coroutine con xảy ra Exception thì các coroutine khác vẫn tiếp tục chạy và khi UI bị destroyed thì nó mới dừng. Khi đó, chúng ta có thể sử dụng SupervisorJob() thay vì Job()

fun main() = runBlocking {
    val supervisor = SupervisorJob()
    with(CoroutineScope(coroutineContext + supervisor)) {
        // launch the first child -- its exception is ignored for this example (don't do this in practice!)
        val firstChild = launch(CoroutineExceptionHandler { _, _ ->  }) {
            println("First child is failing")
            throw AssertionError("First child is cancelled")
        }
        // launch the second child
        val secondChild = launch {
            firstChild.join()
            // Cancellation of the first child is not propagated to the second child
            println("First child is cancelled: ${firstChild.isCancelled}, but second one is still active")
            try {
                delay(Long.MAX_VALUE)
            } finally {
                // But cancellation of the supervisor is propagated
                println("Second child is cancelled because supervisor is cancelled")
            }
        }
        // wait until the first child fails & completes
        firstChild.join()
        println("Cancelling supervisor")
        supervisor.cancel()
        secondChild.join()
    }
}

Output:

First child is failing
First child is cancelled: true, but second one is still active
Cancelling supervisor
Second child is cancelled because supervisor is cancelled

Chúng ta thấy, first child bị hủy nhưng second child vẫn active và tiếp tục chạy.

6. Supervision Scope

Thay vì sử dụng SupervisorJob() chúng ta có thể sử dụng supervisorScope để launch coroutine thì tác dụng nó cũng tương tự như SupervisorJob().

fun main() = runBlocking {
    val handler = CoroutineExceptionHandler { _, exception ->
        println("Caught $exception")
    }
    supervisorScope {
        val first = launch(handler) {
            println("Child throws an exception")
            throw AssertionError()
        }
        val second = launch {
            delay(100)
            println("Scope is completing")
        }
    }
    println("Scope is completed")
}

Output:

Child throws an exception
Caught java.lang.AssertionError
Scope is completing
Scope is completed

Chúng ta thấy, first child xảy ra Exception nhưng second child vẫn tiếp tục chạy.

supervisorScope cũng giống như coroutineScope. Nó hủy bỏ tất cả trẻ em chỉ khi chính bản thân nó đã bị cancel hoặc xảy ra exception. Nó cũng chờ đợi tất cả coroutine con trước khi bản thân nó hoàn thành.

Lưu ý khi sử dụng supervisorScope là mỗi coroutine con nên tự xử lý các Exception gặp phải thông qua CoroutineExceptionHandler hoặc catch Exception thủ công bởi vì các exception xảy ra trong các coroutine con thuộc supervisorScope không được truyền đến coroutine cha.

Kết luận

Kết thúc phần 7, hy vọng bạn đã biết cách xử lý các exception trong coroutine. Sau 7 bài viết về coroutine, mình tin là đủ để các bạn sử dụng coroutine vào dự án rồi đấy 😄. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này. Hy vọng các bạn sẽ tiếp tục theo dõi những phần tiếp theo 😄

Nguồn tham khảo:

https://kotlinlang.org/docs/reference/coroutines/exception-handling.html

Đọc lại những phần trước:

Cùng học Kotlin Coroutine, phần 1: Giới thiệu Kotlin Coroutine và kỹ thuật lập trình bất đồng bộ

Cùng học Kotlin Coroutine, phần 2: Build first coroutine with Kotlin

Cùng học Kotlin Coroutine, phần 3: Coroutine Context và Dispatcher

Cùng học Kotlin Coroutine, phần 4: Job, Join, Cancellation and Timeouts

Cùng học Kotlin Coroutine, phần 5: Async & Await

Cùng học Kotlin Coroutine, phần 6: Coroutine Scope

Đọc tiếp phần 8: Cùng học Kotlin Coroutine, phần 8: Flow (part 1 of 2)


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí