5 khái niệm giúp bạn trở thành Dev React xịn sò hơn 😊 (Series: ReactHayHo - PHẦN 2)
Tìm hiểu cách tận dụng các khái niệm React nâng cao để trở thành Dev React xịn sò.
Custom Hooks
Như bạn đã biết hook là một bổ sung mới trong React 16.8, cho phép bạn sử dụng state và các tính năng khác của React mà không cần viết các class component. Xây dựng các Custom Hooks của riêng bạn là một cách tuyệt vời để trích xuất logic bên trong component thành các function có thể được tái sử dụng và độc lập.
import { useEffect, useState } from 'react';
export const useFetch = (url) => {
const [data, setData] = useState(null);
const [isLoading, setLoading] = useState(false);
const [error, setError] = useState(null);
useEffect(() => {
setLoading(true);
fetch(url)
.then(res => res.json)
.then(setData)
.catch(setError)
.then(() => setLoading(false))
}, [url]);
return [data, isLoading, error];
};
function Profile() {
const [data: profile, isLoading, error] = useFetch('/profile');
return (
<>
{loading && <Spinner />}
{data && <Profile data={data} />}
{error && <Toast error={error} />}
</>
);
}
Mặc dù là một ví dụ đơn giản nhưng nó cho bạn thấy logic tìm nạp dữ liệu asynchronous có thể được tái sử dụng như thế nào cho các lệnh gọi API khác nhau trong ứng dụng của bạn.
Mình đã có một bài viết về cách thức tái sử dụng code và CleanCode với React Hooks.
Context
React Context là một tính năng cho phép bạn chuyển dữ liệu qua hệ thống phân cấp component mà không cần phải chuyển các props
xuống từng component theo cách thủ công. Contexts đặc biệt hữu ích để chia sẻ dữ liệu được coi là “global
” trên toàn bộ ứng dụng, chẳng hạn như thông tin đăng nhập của user, theme, ngôn ngữ, v.v.
import { useState, useContext, createContext } from 'react';
const themeContext = createContext();
const useTheme = () => useContext(themeContext);
const ThemeProvider = ({ theme, ...rest }) => {
const [theme, setTheme] = useState(theme);
return <ThemeContext.Provider value={[theme, setTheme]} />;
}
const Toolbar = () => {
const [theme, setTheme] = useTheme();
return (
<>
<button onClick={() => setTheme(theme === 'light' ? 'dark' : 'light' )}
//...
</>
);
}
const App = () => (
<ThemeProvider theme="light">
<Toolbar />
<Routes />
</ThemeProvider>
);
Trong ví dụ đơn giản ở trên, bạn có thể dễ dàng thay đổi theme giữa “light” hoặc “dark” bằng cách sử dụng hook useTheme và thay đổi sẽ truyền đến tất cả các component trong cấu trúc phân cấp vì value
được cung cấp bởi contexts.
PortalsReact children
React Portals là một cách để đưa các component con vào một nodes trong DOM tồn tại bên ngoài hệ thống phân cấp của các component chính. Mặc dù một Portals có thể được gắn ở bất kỳ đâu trong cây DOM, nhưng chúng hoạt động giống như những React children
bình thường như mọi cách khác. Contexts cũng sẽ hoạt động với các Portals như với bất kỳ component React nào khác. Các trường hợp sử dụng điển hình cho Portals bao gồm hàm, popup-menus
, toasts
và các trường hợp tương tự khi bạn cần gắn các component ở mức cao hơn trong DOM three
.
const Modal = ({ title, content }) => {
const containerDiv = document.getElementById('containerDiv');
return ReactDOM.createPortal(
<>
<h1>{title}</h1>
<>,
containerDiv
);
}
const App = () => {
const [loggedIn] = useUser();
return (
<>
<Article />
{!loggedIn && <Modal title="login">...</Modal>}
</>
);
}
Higher Order Components
React Higher Order Components (HOC) là một pattern mục đích tái sử dụng logic component. HOC là các hàm lấy một component làm đối số và trả về một component mới. Khi các component điển hình chuyển đổi các props
thành các nodes
trong DOM
, thì một Higher Order Components sẽ chuyển đổi một component này thành một component khác.
const withSearch = (Component) => ({ list, ...rest }) => {
const [search, setSearch] = useState('');
const matches = useMemo(() => (
list.filter(item => item.indexOf(search) > -1;
), [search]);
return (
<>
<SearchInput onChange={setSearch} />
<Component list={matches} {...rest} />
</>
);
}
const SearchableMyList = withSearch(MyList);
Suspense
Suspense là một tính năng cho phép component của bạn chờ một thứ gì đó được load bằng cách khai báo trước khi nó có thể được hiển thị. Suspense có thể được sử dụng để đợi một số code được load bằng cách sử dụng React.Lazy
kết hợp với React.Suspense
hoặc kể từ React 18.0.0, nó cũng có thể được sử dụng để chờ load một số dữ liệu asynchronous
. Mình sẽ trình bày ngắn gọn về hai trường hợp sử dụng chính này bên dưới;
Lazy Loading Code
Lazy Loading Code hay là Code-splitting
là một kỹ thuật trong đó ứng dụng web được “tách - split
” thành nhiều phần để cải thiện hiệu suất và thời gian load. Ý tưởng là ban đầu bạn chỉ load các tập lệnh và nội dung được request
ngay lập tức để hiển thị một số trang. Phần còn lại của các tập lệnh và nội dung được lazily load
bất cứ khi nào cần.
const ArticlePage = React.lazy(() => import('./ArticlePage'));
<Suspense fallback={<ArticleSkeleton />}>
<ArticlePage />
</Suspense>
Trong ví dụ trên, tập lệnh và nội dung cho ArticlePage không được load cho đến khi nó cần được hiển thị.
Data Fetching with Suspense
Tìm nạp dữ liệu với Suspense là một tính năng mới kể từ React 18.0.0, mặc dù được phát hành dưới dạng tính năng thử nghiệm trong các phiên bản trước. Cách tiếp cận điển hình để tìm nạp dữ liệu với React khi bắt đầu rendering các component. Sau đó, sử dụng hook useEffect
, mỗi component này có thể kích hoạt một số logic tìm nạp dữ liệu, vd. gọi một API, cuối cùng là cập nhật state và hiển thị. Cách tiếp cận này thường dẫn đến "waterfalls
" trong đó các component lồng nhau chỉ bắt đầu tìm nạp khi các component chính đã sẵn sàng như được mô tả trong code bên dưới.
const Article = ({ data }) => {
const [suggestions, setSuggestions] = useState(null);
useEffect(() => fetch(`/suggestions/${article.title}`).then(setSuggestions), []);
return suggestions ? <Suggestions data={suggestions} />
}
const ArticlePage = ({ id }) => {
const [article, setArticle] = useState(null);
useEffect(() => fetch(`/article/${id}`).then(setArticle), []);
return article ? <Article data={article} />
}
Thường thì rất nhiều hoạt động như vậy hay thậm chí nó cũng có thể được thực hiện song song.
Với sự Suspense, chúng ta không đợi response
, mà chỉ khởi động các request asynchronous
và ngay lập tức bắt đầu rendering. Sau đó, React sẽ cố gắng hiển thị cấu trúc phân cấp component. Nếu một cái gì đó không thành công do thiếu dữ liệu, nó sẽ chỉ dự phòng cho bất kỳ dự phòng nào được xác định trong trình bao bọc Suspense.
const initialArticle = fetchArticle(0);
function Articles() {
const [article, setArticle] = useState(initialArticle);
return (
<>
<button onClick={() => { setArticle(fetchArticle(article.id + 1)) } }>
Next
</button>
<ArticlePage article={article} />
</>
);
}
function Article({ article }) {
return (
<Suspense fallback={<Spinner />}>
<ArticleContent article={article} />
<Suspense fallback={<h1>Loading similar...</h1>}>
<Similar similar={article} />
</Suspense>
</Suspense>
);
}
function ArticleContent({ article }) {
const article = article.content.read();
return (
<>
<h1>{article.title}</h1>
...
</>
);
}
Trong ví dụ trên, Article
sẽ chỉ hiển thị khi được load
và nếu không thì sẽ là một spinner component
, trong khi các Article
tương tự sẽ chỉ hiển thị khi chúng được load.
Mình hy vọng bạn thích bài viết này và học thêm được điều gì đó mới.
Donate mình một ly cafe hoặc 1 cây bút bi để mình có thêm động lực cho ra nhiều bài viết hay và chất lượng hơn trong tương lai nhé. À mà nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào thì đừng ngại comment hoặc liên hệ mình qua: Zalo - 0374226770 hoặc Facebook. Mình xin cảm ơn.
Momo: NGUYỄN ANH TUẤN - 0374226770
TPBank: NGUYỄN ANH TUẤN - 0374226770 (hoặc 01681423001)
All rights reserved