10 xu hướng công nghệ đáng chú ý nhất trong năm 2017
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 8 năm
Công ty Gartner của Mĩ đã đưa ra 10 xu hướng công nghệ có tính chiến lược và quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp và tổ chức trên thế giới.
10 xu hướng này có thể phân biệt rất rõ ràng thành ba hạng mục lớn : “intelligent”, “digital” và “mesh”.
Xin được giới thiệu với các bạn 10 xu hướng đó như dưới đây.
Intelligent
AI và Machine learning đã đạt đến giai đoạn phát triển đáng được chú ý. Chúng sẽ không ngừng thúc đẩy sự phát triển và mở rộng của những hệ thống, đồ vật và ứng dụng mang trong mình nền tảng công nghệ. Việc tạo ra một hệ thống thông minh có thể học, thích ứng và thậm chí hành động một cách tự động, chứ không phải chỉ thực thi những gì được chỉ định sẵn sẽ là một cuộc cạnh tranh ác liệt của các hãng công nghệ ít nhất là cho đến năm 2020.
Top 1 : Máy học và Trí tuệ nhân tạo (Machine learning & AI)
AI và Machine learning, khái niệm bao gồm cả Học sâu (Deep learning), Mạng lưới thần kinh (Neural network) và Xử lí ngôn ngữ tự nhiên (Natural language processing) sẽ đưa con người đến với những hệ thống siêu tính năng : hiểu, học, tiên đoán, thích ứng và thậm chí hành động một cách tự động. Hệ thống có thể tự học và thay đổi cách hành xử của chính nó trong tương lai, sẽ là nền tảng để tạo ra các thiết bị và các chương trình thông minh khác. Động lực đã mở ra thời đại hệ thống thông minh chính là 2 nguồn sức mạnh tồn tại song song : các thuật toán tiên tiến và khối lượng dữ liệu khổng lồ đưa vào trong các thuật toán đó.
Trong ngành ngân hàng, bạn có thể sử dụng AI và Machine learning để hệ thống hóa các luồng thanh toán và chuẩn hóa các mô hình thanh toán mới trong tương lai vì bạn có thể tiên đoán phần trăm khả năng chúng bị xâm phạm. Những tổ chức mong muốn đưa các tiến bộ công nghệ vào hoạt động, hòa toàn có thể kì vọng AI đưa ra những con số về kinh doanh cụ thể và chuẩn xác, đồng thời họ cũng nên làm một hoặc hai thí nghiệm để kiểm chứng độ tin cậy của việc đó.
Top 2 : Ứng dụng thông minh (Intelligent apps)
Ứng dụng thông minh, bao gồm các công nghệ như Trợ lí ảo (VPAs), có thể thay đổi quá trình lao động của con ngời bằng cách làm các task trở nên đơn giản hơn (đặt độ ưu tiên cho email) và khiến người sử dụng làm việc một cách hiệu quả hơn (đánh dấu những nội dung quan trọng). Tuy nhiên, Ứng dụng thông minh không phải chỉ có mỗi Trợ lí ảo, mà tất cả những phần mềm hiện hành, từ phần mềm hỗ trợ bảo mật đến phần mềm giải pháp doanh nghiệp như marketing hay ERP đều có thể mang chức năng của Trí tuệ nhân tạo.
Sử dụng AI, các hãng công nghệ sẽ tập trung vào 3 mảng : chức năng thống kê siêu chính xác, hệ thống kinh doanh triển khai hướng tự động dựa trên nền tảng AI và giao diện 3 chiều, mang tính chất liên tục và đàm thoại. Đến năm 2018, Gartner dự đoán hầu như mọi công ty trong top 200 trên thế giới sẽ đưa ra những Ứng dụng thông minh, đồng thời tận dụng triệt để cơ sở dữ liệu lớn và những công cụ thống kê mà họ có để đưa ra cho người dùng những lựa chọn mới về dịch vụ cũng như nâng cao trải nghiệm của họ.
Top 3 : Đồ vật thông minh (Intelligent things)
Những đồ vật thông minh được chia làm 3 hạng mục : robots, drones và phương tiện tự động. Mỗi hạng mục này đều sẽ phát triển nhanh để đưa đến những mảng thị trường công nghệ mới nhưng chúng đều nằm trong xu hướng Đồ vât thông minh. Tất cả những đồ vật hiện giờ, bao gồm cả những thiết bị IoT đều sẽ trở nên thông minh và đưa sức mạnh của AI đến mọi nơi : nhà riêng, công sở, nhà máy và cơ sở y tế.
Một khi đồ vật thông minh tiến hóa và trở nên phổ biến, từ những thiết bị đơn độc chúng có thể ẽ trở thành những thiết bị hỗ trợ lẫn nhau, liên lạc với nhau và hành động để hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, những vấn đề phi kĩ thuật như phân biệt thật giả, quyền riêng tu hay sự phức tạp trong việc tạo ra một trợ lí thực thụ sẽ làm sự tiến hóa của chúng gặp khó khăn trong một số trường hợp.
Digital
Ranh giới giữa thế giới thực và thế giới ảo sẽ ngày càng mờ nhạt và những cơ hội kinh doanh ảo vẫn sẽ được mở rộng ra. Hãy cùng chờ đợi một thế giới ảo ngày càng phản chiếu chính xác các chi tiết của thế giới thật, và trở thành một phần của thế giới thật. Đó chính là một mảnh đất màu mỡ cho những dịch vụ và hệ sinh thái công nghệ mới phát triển.
Top 4 : Thực tế ảo và Thực té tăng cường (Virtual & Augmented Reality)
Thực tế ảo (VR) và Thực tế tăng cường (AR) thay đổi cách thức mỗi cá nhân giao tiếp với nhau và với các hệ thống phần mềm, tạo ra một không gian 3 chiều. VR có thể được sử dụng cho mục đích tập luyện và trải nghiệm. AR thì đem lại một thế giới thực ảo hỗn hợp – đính kèm đồ họa lên các vật thể trong đời thực (ví dụ : hiển thị những sợi dây điện bên trong các bức tường). Trải nghiệm 3 chiều với AR và VR đang bắt đầu đạt độ chín về chức năng và giá tthành nhưng sẽ không thay thế các mô hình khác. Theo thời gian, AR và VR sẽ mở rộng đến mức bao gồm mọi giác quan của con người. Các doanh nghiệp nên hoạch định sẵn tầng lớp người dùng của công nghệ này cho đến năm 2020.
Top 5 : Kĩ thuât số song sinh (Digital Twin)
Digital twin là những vật thể hay hệ thống, mô hình phần mềm động sử dụng cảm biến dữ liệu để xác định trạng thái, phản ứng với thay đổi, cải thiện việc kinh doanh và mang lại những giá trị tăng cường. Trong vòng 3 đến 5 năm trở lại đây, hàng tỉ đồ dùng và hệ thống dựa trên Digital Twin đã ra đời. Các doanh nghiệp, tổ chức có thể sử dụng Digital để lên kế hoạch cho các dịch vụ sản phẩm, bảo trì trước thời hạn, đề ra các bước chế tạo sản phẩm, tiên đoán trước rủi ro trong chế tạo sản phẩm để nâng cao năng suất kinh danh và chế tạo các sản phẩm tăng cường,
Top 6 : Sổ cái điện tử (Blockchain)
Blockchain là một loại “sổ cái” mang tính chất phân tán mà trong đó các giao dịch (bằng bitcoin hay các token khác) sẽ được lưu dưới dạng block một cách có hệ thống. Blockchain hay Sổ cái phân tán là những khái niệm rất được chú ý vì chúng mang lại khả năng chuyển hóa hệ thống vận hành các ngành công nghiệp trở thành các ngành công nghiệp. Chẳng hạn : phân phối âm nhạc, nhận dạng và đăng kí bản quyền. Chúng có khả năng khiến những môi trường không đáng tin cậy trở nên đáng tin cậy và giảm thiểu ma sát trong kinh doanh bằng cách cung cấp những truy cập có thể nhìn thấy bởi bất cứ ai vào những thông tin trong hệ thống. Đây hứa hẹn là một mảng công nghệ màu mỡ, tuy nhiên những phiên bản đầu tiên của Blockchain mới ở giai đoạn alpha, beta và vẫn còn rất nhiều thách thức phải vượt qua.
Mesh
Mesh là những hệ thống sinh thái kĩ thuật số thông minh giúp các cá nhân, các quá trình và các vật thể kết nối lại với nhau. Song hành với sự tiến hóa của Mesh, các trải nghiệm người dùng cũng sẽ thay đổi một cách cơ bản và các công nghệ hỗ trợ cũng như bảo mật cũng sẽ phải thay đổi theo.
Top 7 : Hệ thống đàm thoại (Conversational system)
Hệ thống đàm thoại bao gồm các hệ thống từ đơn giản như trao đổi giọng nói 2 chiều (ví dụ : trả lời câu hỏi “What time is it”) cho đến phức tạp như tự phác họa chân dung thủ phạm sau khi nghe lời nhân chứng. Hệ thống đàm thoại bắt nguồn từ mô hình máy tính phản ứng và đưa ra đầu ra mong muốn sau khi “nghe” con người nói. Hệ thống đàm thoại không sử dụng giọng nói và văn bản một cách tách biệt mà dùng nhiều giao thức (âm thanh, hình ảnh, va chạm vật lí) để giao tiếp giữa các thiết bị mesh (như cảm biến, hệ thống IoT...).
Top 8 : Cấu trúc ứng dụng mesh và Dịch vụ (Mesh apps & Service architecture)
Những hê thống mesh thông minh sẽ đòi hỏi sự thay đổi về cấu trúc, kĩ thuât và công cụ được sử dụng để làm ra chúng. Cấu trúc ứng dụng mesh và Dịch vụ (MASA) là một giải pháp đa kênh có khả năng đẩy mạnh điện toán đám mây, điện toán không cần server cũng như làm cho API và event đưa đến các giải pháp mềm dẻo và linh hoạt hơn. Những giải pháp đó chủ yếu sẽ hỗ trợ những user với nhiều vai trò, nhiều thiết bị khác nhau, kết nối trên nhiều network khác nhau. Tuy nhiên, MASA là một cấu trúc đòi hỏi sự phát triển dài hơi, yêu cầu những thay đổi đáng kể trong phát triển công cụ và thí nghiệm dành cho nó.
Top 9 : Nền tảng công nghệ số (Digital technology platform)
Nền tảng công nghệ số là những viên gạch cần thiết cho hệ thống kinh doanh số. Mỗi tổ chức đều có một hỗn hợp 5 nền tảng công nghệ số : hệ thống thông tin, trải nghiệm người dùng, hệ thống thống kê và dự báo, IoT và hệ sinh thái kinh doanh. Đặc biệt những nền tảng và dịch vụ cho Iot, AI và Hệ thống đàm thoại nên được lưu tâm cho đến năm 2020. Các công ty nên suy nghĩ xem nền tảng công nghiệp sẽ tiến hóa ra sao và đưa ra kế hoạch cường hóa hệ thống của chính họ để đối mặt với những thách thức trong ngành kinh doanh số.
Top 10 : Cấu trúc bảo mật thích ứng (Adaptive security Architecture)
Sự tiến hóa của Hệ thống mesh thông minh, nền tảng công nghệ số và cấu trúc ứng dụng sẽ buộc các hệ thống bảo mật phải thích ứng. Đặc biệt trong môi trường IoT, bảo mật là một bài toán hóc búa. Những kĩ sư về bảo mật sẽ phải làm việc với các ứng dụng, giải pháp và cấu trúc doanh nghiệp để đề xuất sớm cách bảo mật từ khâu thiết kế hệ thống IoT. Bảo mật nhiều tầng, thống kê cách hành xử của từng thực thể, điều khiển ngưởi dùng sẽ trở thành những thứ bắt buộc đối với hầu hết mọi doanh nghiệp.
Nguồn : Gartner
All rights reserved