Đổi router theo IP người dùng trong reactjs hoặc vuejs?
Mình đọc qua cả comment dưới nhận thấy đây là 1 case UX điển hình. bạn có thể thực hiện như sau:
- mặc định chắc sẽ là tiếng eng or ngôn ngữ theo số đông mà web cung cấp
- tiếp theo có thể sử dụng
navigator.language
như các bạn đã comment trước - tiếp theo call api. nhiều api free lắm. có thể là https://github.com/ipinfo/node Flow sẽ như sau: khi get đc info từ api mà ngôn ngữ khác với ngôn ngữ đang được dùng thì nên hiện popup -> kiểu bạn có muốn đổi ngôn ngữ sang abc hay khồng -> lúc này sẽ cho user chọn và lưu vào biến đệm. để dùng cho lần sau. Cứ thế khi nào vào mà phát hiện nó lệch thì show popup hỏi
Cách sử dụng .env trong reactJs?
@binchanhkun99 nếu reactjs app của em đc tạo từ create react app thì.
- .env bị mờ là do IDE or trong
.gitignore
đã bỏ qua file đó. - về
ENV
trong react phải có tiền đốREACT_APP_
*** còn ko có tiền tố đó sẽ không nhận
Ví thế em thay DATABASE_HOST
thành REACT_APP_DATABASE_HOST
Đọc thêm tại đây nhé https://create-react-app.dev/docs/adding-custom-environment-variables/
Còn trường hợp ko nhận thì do đây là một Server Side Render nên nó đi theo config ENV của engine đó. or em có thể dùng thêm lib https://www.npmjs.com/package/dotenv để load env cho một dự án về nodejs bất kì
Vấn đề với Check Internet trên Webview
@cuaong222 Đọc qua câu hỏi thì bạn đang code App, nhưng bạn chưa chỉ rõ đang code Android, iOS, React Native hay..... Nhưng dù code bằng cái gì thì dùng js hay là native code thì phải call network service và lắng nghe -> khi nó thay đổi thì update vào một cái biến state nào đó. dùng cái biến đó thay đổi giao diện cho phù hợp với UI/UX bạn mong muốn
làm sao để mình tắt trình duyệt mà vẫn đẩy được dữ liệu lên server sử dụng laravel framework
@bachdeptrais01 Để giải quyết vấn đề này thì WebApp ra đời. Bạn có thể search Webapp và Service Worker để tìm hiểu thêm P/s: https://developer.mozilla.org/en-US/docs/Web/API/Service_Worker_API
Other use case ideas
Service workers are also intended to be used for such things as:
Background data synchronization.
Responding to resource requests from other origins.
Receiving centralized updates to expensive-to-calculate data such as geolocation or gyroscope, so multiple pages can make use of one set of data.
Client-side compiling and dependency management of CoffeeScript, less, CJS/AMD modules, etc. for development purposes.
Hooks for background services.
Custom templating based on certain URL patterns.
Performance enhancements, for example pre-fetching resources that the user is likely to need in the near future, such as the next few pictures in a photo album.
Serverless là gì?
@npham Từ câu hỏi của bạn mình thấy bạn đang không hiểu server từ đâu và nó nhận sự kiện như thế nào. Hiểu một cách cơ bản. hãy loại bỏ toàn bộ khái niệm về server trước nhé. Có thể nó không đúng định nghĩa nhưng có thể giúp bạn dễ hiểu hơn Với serverless các nhà cung cấp dịch vụ đã build ra 1 chuẩn runtime nên thường gọi nó là cloud function. Nó thường giải quyết:
- Builder : đóng gói code của bạn + biên dịch nó sang một dạng bundler để runtime có thể chạy được có thể là docker or đơn giản là zip js code ...
- Runner: dùng runtime chạy code đã đóng gói ở (1)
- Khi cái này chạy nó sẽ auto tạo ra một URI cho mình sử dụng mà mình cũng config được domain cho nó (Vụ này mỗi nền tảng cloud một khác).
- Monitor: log request, console..... của cái Runner đang chạy.
Note:
- Thế nó nắng nghe request thế nào? -> cái này bạn nên đọc thêm về Load balancing
- Thế nó có cần server ko ? đương nhiên là có. Nó giống như Coworking space. thay vì fix cứng cho thuê tháng một. nhưng người thuê chưa sử dụng hết thì mô hình Coworking space giúp mm thuê kiểu khi nào đến gồi làm việc thì mới trả tiền.
Hi vọng giúp bạn hiểu rõ hơn.
Nhờ ae hỗ trợ tư vấn về giải pháp cho project truyền phát âm thanh !!!
Vì có thể code android app nên mình nghĩ đơn giản nhất là dùng Firebase Firestore làm database
- Nó có thể tự động update và chạy offline khi mất mạng được
- Có thể phân quyền user được
-> Bạn có thể tạo 1 collection là streams và mọi user đều có quyền push link ts, hls, rtsp
vào.
Từ phía app mình query theo điều kiện cụ thể.
Để làm được như trên chỉ cần đọc tài liệu trên firebase docs là đủ nhé
API báo cáo với dữ liệu lớn
Với những trường hợp như này process sẽ không chạy trên API bạn nhé Sẽ đẩy trực tiếp vào background job. sau đó kết quả lưu bảng là reports chẳng hạn. còn api sẽ đọc kết quả từ đó. Sẽ có trường hợp hơn 100k thì sao ?....
Còn muốn tính toán bằng lệnh truy vấn khối lượng record nhiều xem dữ liệu có phân theo dòng thời gian được không > ví dụ report 1 tuần, 2 tuần .... thì sử dụng time series database
Android Building Multi-Language Database SQLite
@TUITC Câu hỏi của bạn mang tính chất local database nhưng sau khi đọc comment mình thấy bạn đang cần 1 i18n service. Nó hỗ trợ gì ?
- Khi đổi ngôn ngữ sẽ tải về file ngôn ngữ đó và cache lại -> chỉ tải 1 lần -> offline vẫn chạy
- Có thể mặc định sẵn ngôn ngữ nào đó.
- Hỗ trợ fallback -> tức với ngôn ngữ ấn độ key đó chưa được dịch sẽ lấy từ tiếng anh or ngôn ngữ mặc định đã cài đặt
- Có thể edit chỉnh sửa thêm ngôn ngữ trên
- Và nhiều option nhỏ nhỏ khác.
Nhưng 1 server phải code đẻ ra api or dùng các dịch vụ i18n trả phí or mất phí trên mạng như https://locize.com về phía thư viện client có thể dùng https://github.com/i18next/i18next-android
Thông tin thêm. i18n là một Ecosystem nên server or client lib không nhất thiết từ 1 dịch vụ nào đó. Vì nó là một quy chuẩn chung. Nên có thể search i18n client android, or i18n service ...
Tổ chức
Chưa có tổ chức nào.