0

Xây dựng full stack web apps với MEVN Stack [Phần 1/2]

Ở bài trước mình đã có giới thiệu về MERN stack. Nhưng với sự phát triển vượt trội của VueJS trong năm vừa rồi nên mình sẽ thử thay React bằng Vue. Bài trước thì dùng mern-cli, còn giờ chưa có mevn-cli nên tạm thời mình dùng tay nhé 😄 Thì như bài trước, "MEVN" là viết tắt cho "MongoDB Express.js VueJS Node.js"

Điều kiện cần để tiếp tục

  • Có kiến thức cơ bản về JavaScript
  • Hiểu khái niệm REST và CRUD
  • Đã cài Node.js/NVM
  • Đã cài MongoDB Bài hướng dẫn này thực hiện trên MongoDB v3.0.5, ExpressJS v4.15.4, VueJS v2.4.2, Node.js v8.5.0 và nó sẽ tập trung vào việc tạo ra một bộ khung cho ứng dụng MEVN. Phần MongoDB sẽ làm ở phần sau.

Bắt đầu

Đầu tiên, tạo một folder có tên là posts

mkdir posts
cd posts

Chúng ta muốn dùng Vue để làm frontend, vì vậy cài vue-cli để build template

npm install -g vue-cli

Bây giờ, hãy tạo folder client để chứa VueJS

vue init webpack client

Và ta đã có folder client trong ứng dụng của mình. Tiếp theo, cần chạy npm install trong folder client để cài các dependencies cần thiết trong client/package.json

cd client
npm install
npm run dev

Chạy npm run dev thì nó sẽ tự động mở http://localhost:8080/#/ ở browser. Nó sẽ render ra template mặc định của VueJS

Giờ sang phần tạo backend với express. Hãy tạo folder server ở root dùng cho server

mkdir server
cd server

Chúng ta muốn khởi tạo server project với npm, ta có thể làm với npm init -f để tạo một tệp tin package.json bên trong thư mục server. File package.json được tạo mặc định thì thiếu lệnh start để chúng ta có thể chạy npm start. Vì thế, ta nên sửa lại như sau

{
  "name": "server",
  "version": "1.0.0",
  "description": "",
  "main": "index.js",
  "scripts": {
    "start": "node src/app.js",
    "test": "echo \\"Error: no test specified\\" && exit 1"
  },
  "keywords": \[],
  "author": "",
  "license": "ISC"
}

Và giờ vào thư mục src và tạo một file tên là app.js, sau đó viết:


console.log('Hello World');

và vẫn để terminal ở thư mục server và run

npm start

Nếu không có lỗi gì xảy ra, thì bạn sẽ thấy Hello World ở terminal Tiếp theo, ta cài express nào

npm install express --save

Ta cần thêm vài dependencies để tạo HTTP requests: bodyParser, morgan and cors

npm install --save body-parser cors morgan

Hãy thay thế nội dung file src/app.js bằng


const express = require('express')
const bodyParser = require('body-parser')
const cors = require('cors')
const morgan = require('morgan')

const app = express()
app.use(morgan('combined'))
app.use(bodyParser.json())
app.use(cors())

app.listen(process.env.PORT || 8081)

Chúng ta đã tạo được bộ xương cho frontend và backend. Bây giờ ta sẽ tạo một endpoint trên server. Và lưu ý ở đây là ta sẽ chạy frontend ở port 8080 và backend ở 8081 nhé Sửa src/app.js:

const express = require('express')
const bodyParser = require('body-parser')
const cors = require('cors')
const morgan = require('morgan')

const app = express()
app.use(morgan('combined'))
app.use(bodyParser.json())
app.use(cors())

app.get('/posts', (req, res) => {
  res.send(
    [{
      title: "Hello World!",
      description: "Hi there! How are you?"
    }]
  )
})

app.listen(process.env.PORT || 8081)

Khởi động lại server và truy cập http://localhost:8081/posts ta sẽ thấy được đoạn JSON

À, cài nodemon vô cho đỡ phải restart sau mỗi lần chỉnh sửa code

npm install --save nodemon

Update mục scripts của package.json

"scripts": {
    "start": "./node_modules/nodemon/bin/nodemon.js src/app.js",
    "test": "echo \\"Error: no test specified\\" && exit 1"
}

Bây giờ chạy lại npm start và ta sẽ không cần khởi động lại server mỗi khi sửa nữa.

Tiếp theo, tạo connection cho client và server Ở folder client, thêm package axios để gọi http requests đến backend

npm install axios --save

Tạo folder servicesclient/src và tạo file Api.js với nội dung

import axios from 'axios'

export default() => {
  return axios.create({
    baseURL: `http://localhost:8081`
  })
}

Tạo thêm một file ở trong này luôn với tên PostsServices.js

import Api from '@/services/Api'

export default {
  fetchPosts () {
    return Api().get('posts')
  }
}

Thêm một trang mới để hiển thị các bài posts Tạo src/router/index.js

import Vue from 'vue'
import Router from 'vue-router'
import Hello from '@/components/Hello'
import Posts from '@/components/Posts'

Vue.use(Router)

export default new Router({
  routes: [
    {
      path: '/',
      name: 'Hello',
      component: Hello
    },
    {
      path: '/posts',
      name: 'Posts',
      component: Posts
    }
  ]
})

Ta đã tạo route cho posts, giờ thêm một view component cho route đó nào. Tạo src/components/Posts.vue

<template>
  <div class="posts">
    <h1>Posts</h1>
    This file will list all the posts.

    <div v-for="post in posts">
      <p>
        <span><b>{{ post.title }}</b></span><br />
        <span>{{ post.description }}</span>
      </p>
    </div>

  </div>
</template>

<script>
import PostsService from '@/services/PostsService'
export default {
  name: 'posts',
  data () {
    return {
      posts: []
    }
  },
  mounted () {
    this.getPosts()
  },
  methods: {
    async getPosts () {
      const response = await PostsService.fetchPosts()
      this.posts = response.data
    }
  }
}
</script>

Hãy vào lại http://localhost:8080/posts xem thành quả nào

Kết

Phần 1 mình xin kết thúc tại đây, phần 2 sẽ về vấn đề kết nối với MongoDB và CRUD operations của nó


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí