+21

ViewModel làm việc như thế nào trong Android

Theo như tài liệu đến từ Android thì:

“Android architecture components are a collection of libraries that help you to build robust, testable, and maintainable apps.”

Trong android architecture components có nhiều thành phần khác bao gồm các class dùng cho việc quản lý vòng đời của các UI component cho đến việc xử lý các data persistence.

“managing your UI component lifecycle and handling data persistence”

Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu với các bạn về ViewModel và làm thế nào sử dụng nó.

Giới thiệu chung

ViewModel là một class có trách nhiệm chuẩn bị và quản lý dữ liệu cho một UI component (có thể là Activity hoặc Fragment). Nó cũng cung cấp cách để dễ dàng giao tiếp giữa activity và fragment hoặc giữa các fragment với nhau.

ViewModel luôn được tạo trong cùng một phạm vi (một fragment hoặc một activity) và sẽ được giữ lại cho đến khi phạm vi đó còn "sống". Hay nói cách khác là ViewModel sẽ không bị destroyed khi activity hoặc fragment của nó bị destroyed bởi một configuration change (ví dụ như việc xoay màn hình). Instance mới của các owner này sẽ chỉ kết nối lại với ViewModel hiện có của nó.

Vòng đời của ViewModel (Tham khảo: https://developer.android.com/topic/libraries/architecture/viewmodel)

Mục đích chính của ViewModel đó là lấy và giữ thông tin cần thiết cho activity và fragment. Bên cạnh đó, activity và fragment có thể quan sát được sự thay đổi trong ViewModel thông qua việc sử dụng LiveData hoặc DataBinding.

ViewModel chỉ có trách nhiệm quản lý data cho UI cho nên nó không bao giờ truy cập vào view hierarchy hoặc giữ tham chiếu đến activity hoặc fragment.

Chúng ta sẽ bắt đầu với việc tìm hiểu về lợi ích của việc sử dụng ViewModel

Lợi ích

  1. ViewModel tồn tại khi quay màn hình hoặc các configuration change khác.
  2. ViewModel vẫn running trong khi activity đang trong back stack.
  3. ViewModel là lifecycle-aware.
  4. ViewModel với sự hỗ trợ của LiveData có thể phản ứng lại sự thay đổi của UI. Mỗi khi data thay đổi, UI sẽ được cập nhật dựa trên sự quan sát LiveData với data hiện tại trong ViewModel.
  5. ViewModel dễ dàng hiểu và dễ testing.

Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu với các bạn 3 khía cạnh quan trọng của ViewModel.

  1. Tạo và sử dụng cơ bản ViewModel.
  2. Tạo và sử dụng ViewModel với tham số bằng việc dùng ViewmodelProvide.Factory.
  3. Shared ViewModel để giao tiếp giữa activity và fragment.

Simple ViewModel

Có 4 bước chính để tạo và dùng ViewModel:

  1. Thêm các dependencies vào app-level build.gradle.
  2. Tách data với activity bằng cách tạo một class kế thừa ViewModel.
  3. Tạo ViewModel instance trong activity.
  4. Thiết lập giao tiếp giữa ViewModelView.

Thêm các dependencies

Để dùng được ViewModel chúng ta phải thêm các dependencies vào app/build.gradle

implementation "android.arch.lifecycle:extensions:1.0.0"
annotationProcessor "android.arch.lifecycle:compiler:1.0.0"

Hoặc nếu bạn đang dùng Kotlin vs AndroidX thì thêm:

implementation 'androidx.lifecycle:lifecycle-viewmodel-ktx:2.2.0'

Tạo ViewModel class

Để tạo SampleViewModel cho Activity mà không cần bất kì data nào, thì chúng ta chỉ cần kế thừa từ ViewModel.

package com.example.viewmodel

import androidx.lifecycle.ViewModel

class SampleViewModel :ViewModel() {

    override fun onCleared() {
        super.onCleared()
        // Dispose All your Subscriptions to avoid memory leaks
    }
}

onCleared(): Sẽ được gọi khi ViewModel không còn được dùng và sẽ bị destroyed. Nó hữu ích khi ViewModel observe một vài data, và bạn cần clear chúng để tránh việc leak của ViewModel.

Tạo ViewModel instance trong activity

Để tạo ViewModel trong actitvity chúng ta sẽ dùng ViewModelProvider. Chúng ta cần truyền Context và tên class của ViewModel vào ViewModelProvider để lấy instance của nó.

package com.example.viewmodel

import androidx.appcompat.app.AppCompatActivity
import android.os.Bundle
import androidx.lifecycle.ViewModelProvider

class MainActivity : AppCompatActivity() {

   lateinit var viewModel : SampleViewModel

    override fun onCreate(savedInstanceState: Bundle?) {
        super.onCreate(savedInstanceState)
        setContentView(R.layout.activity_main)
        viewModel =  ViewModelProvider(this).get(SampleViewModel::class.java)
       
    }
}

ViewModelProvider là một tiện ích để lấy instance của ViewModel trong ViewModelStore. Nó sẽ trả về instance của ViewModel nếu tồn tại còn không thì nó sẽ tạo một cái mới. ViewModelStore sẽ lưu trữ ViewModel bằng việc dùng HashMap.

Thiết lập giao tiếp giữa ViewModelView

Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu với việc làm thế nào để lấy giá trị từ ViewModel và đưa chúng vào View. Đầu tiên, chúng ta sẽ tạo một LiveData trong ViewModel, và khi click vào button chúng ta sẽ cập nhật giá trị của nó và show toast message.

package com.example.viewmodel

import androidx.lifecycle.LiveData
import androidx.lifecycle.MutableLiveData
import androidx.lifecycle.ViewModel

class SampleViewModel : ViewModel() {

    private val _badgeCount = MutableLiveData<Int>()
    var number = 0

    val badgeCount: LiveData<Int>
        get() = _badgeCount
    
    fun incrementBadgeCount() {
        _badgeCount.postValue(++number)
    }

    override fun onCleared() {
        super.onCleared()
        // Dispose All your Subscriptions to avoid memory leaks
    }

}

Giờ chúng ta sẽ bắt đầu UI code tron Activity.

package com.example.viewmodel

import android.os.Bundle
import android.widget.Toast
import androidx.appcompat.app.AppCompatActivity
import androidx.lifecycle.Observer
import androidx.lifecycle.ViewModelProvider
import kotlinx.android.synthetic.main.activity_main.*

class MainActivity : AppCompatActivity() {

    lateinit var viewModel: SampleViewModel

    override fun onCreate(savedInstanceState: Bundle?) {
        super.onCreate(savedInstanceState)
        setContentView(R.layout.activity_main)
        viewModel = ViewModelProvider(this).get(SampleViewModel::class.java)
        observeViewModel()
        initListeners()
    }

    private fun initListeners() {
        btn_badge?.setOnClickListener {
            viewModel.incrementBadgeCount()
        }
    }

    private fun observeViewModel() {

        viewModel.badgeCount.observe(this, Observer {
            showToast(it)
        })

    }

    private fun showToast(value: Int) {
        Toast.makeText(this, value.toString(), Toast.LENGTH_LONG).show()
    }

}

Mỗi khi data thay đổi trên badgeCount qua LiveData, chúng ta sẽ nhận callback thông qua Observer đã đăng kí, cho nên UI của chúng ta luôn được update và nhận giá trị mới nhất.

Chúng ta đã hoàn thành việc tạo ViewModel và giao tiếp nó với activity. Sau đây chúng ta sẽ tiếp tục với ViewModelProvider.Factory.

ViewModelProvider.Factory

Như trên thì ViewModel của chúng ta không nhận bất kì tham số nào, điều đó dễ dàng đễ thực hiện. Tuy nhiên, nếu chúng ta cần truyền một tham số cho ViewModel thì sao?

class SampleViewModel(name: String) : ViewModel() {

    override fun onCleared() {
        super.onCleared()
        // Dispose All your Subscriptions to avoid memory leaks
    }
}

Nếu ta làm như trên thì kết quả sẽ là compile-time error.

java.lang.RuntimeException: Cannot create an instance of class com.example.viewmodel.SampleViewModel.

cho nên chúng ta sẽ cần ViewModelFactory để làm điều này.

ViewModelProvider() tạo một ViewModelProvider.Factory mặc định, với ViewModelProvider.Factory này chúng ta sẽ không thể tạo ViewModel với tham số. Vì vậy, khi chúng ta thêm tham số vào constructor của ViewModel, thì việc thực hiện ViewModelProvider.Factory sẽ bị lỗi vì nó sẽ gọi primary constructor cho việc tạo instance của ViewModel.

ViewModelProvider.Factory là việc thực hiện của factory interface, chiụ trách nhiệm khởi tạo ViewModel. Chúng ta cần implement lại factory để có thể tạo ViewModel với tham số.

Để làm điều này, chúng ta sẽ kết thừa từ ViewModelProvider.Factory và override phương thức create() cái sẽ tạo instance của ViewModel.

package com.example.viewmodel

import androidx.lifecycle.ViewModel
import androidx.lifecycle.ViewModelProvider

class SampleViewModelFactory (val arg: String): ViewModelProvider.Factory {

    override fun <T : ViewModel?> create(modelClass: Class<T>): T {
        return   modelClass.getConstructor(String::class.java).newInstance(arg)
    }
}

modelClass.getConstructor(String::class.java) sẽ get một constructor với kiểu String và tạo một instance của ViewModel bằng việc gọi phương thức newInstance() và truyền giá trị constructor vào phương thức này.

Bây giờ chúng ta sẽ thực hiện nó trong activity

class MainActivity : AppCompatActivity() {

    lateinit var viewModel: SampleViewModel

    override fun onCreate(savedInstanceState: Bundle?) {
        super.onCreate(savedInstanceState)
        setContentView(R.layout.activity_main)
        val factory = SampleViewModelFactory("sample")
        viewModel = ViewModelProvider(this,factory).get(SampleViewModel::class.java)
    }
}

Nếu ViewModel của bạn có một phụ thuộc hoặc tham số và bạn muốn tạo instance của nó thì bạn cần tạo custom của ViewModelProvider.Factory để truyền phụ thuộc hoặc tham số đó vào.

val factory = SampleViewModelFactory("sample")
ViewModelProvider(this,factory).get(SampleViewModel::class.java)

Còn nếu bạn chỉ cần dùng đơn giản thông qua ViewModelProvider(this) để tạo instance của ViewModel.

ViewModelProvider(this).get(SampleViewModel::class.java)

Shared ViewModel để giao tiếp giữa activity và fragment

Để giao tiếp giữa các fragment khác nhau, hoặc giữa fragment và activity chúng ta thường dùng interface hoặc target fragment. Nhưng dễ dàng hơn khi chúng ta share một ViewModel trong phạm vi activity.

Để hoàn thành flow trên, chúng ta cần tạo ViewModel instance dùng trong activity scope trong fragment, activity sẽ chỉ có chung một instance được tạo và chia sẻ với các fragment khác nhau.

Vấn đề

Việc giao tiếp giữa 2 hoặc nhiều fragment trong cùng activity là rất phổ biến.

Giả sử chúng ta có 2 fragments: Fragment1 cho phép người dùng chọn một item trong list, Fragment2 sẽ hiển thị content của item được chọn. Trong trường hợp này cả 2 fragment sẽ định nghĩa một vài interface để activity bind chúng với nhau. Thêm vào đó, cả 2 fragment phải handle luôn việc khi một trong 2 fragment chưa được tạo hoặc visible.

Solution

Để giải quyết vấn đề trên chúng ta sẽ dùng chung một ViewModel cho những fragment này trong phạm vi activity.

Bây giờ chúng ta sẽ tạo một SharedViewModel class

class SharedViewModel : ViewModel() {
      val selected = MutableLiveData<String>()
      fun selectedItem(item: String) {
       selected.value = item
      }
}

Giả sử chúng ta có 2 fragments: Fragment1Fragment2 được attached trong main activity, chúng ta cần post một vài thứ từ Fragment1 sang Fragment2 thông qua một button được click.

class Fragment1 : Fragment() {

    private lateinit var viewModel: SharedViewModel

    override fun onCreate(savedInstanceState: Bundle?) {
        super.onCreate(savedInstanceState)    viewModel = activity?.let {
            ViewModelProviders.of(it)[SharedViewModel::class.java]
        } ?: throw Exception("Activity is null")       
    }
    
    btn.setOnClickListener {
         viewModel?.selectedItem("New Item posted")
    }
}

class Fragment2 : Fragment() {
private lateinit var viewModel: SharedViewModel
    
    override fun onViewCreated(view: View, savedState:  Bundle?) {
        super.onViewCreated(view, savedInstanceState)
        //ViewModel Creation using activity scope
         activity?.let {
            ViewModelProviders.of(it)[SharedViewModel::class.java]
        } ?: throw Exception("Activity is null")
              
        //Observe data changes from ViewModel and update the UI
         model.selected.observe(viewLifecycleOwner,Observer<Item> { item ->
         Toast.makeText(this, item, Toast.LENGTH_LONG).show()
        })
    }
}

ViewModelProvider sẽ trả về 2 fragment này cùng một instance của SharedViewModel trong activity scope.

Cách tiếp cận này mang đến các lợi ích sau đây:

  • Activity không cần làm bất cứ điều gì về việc giao tiếp này.
  • Các Fragment không cần biết gì về nhau, chúng chỉ cần SharedViewModel. Khi một fragment là disappears thì fragment còn lại vẫn hoạt động bình thường.
  • Mỗi fragment đều hoạt động với vòng đời của chính nó, và không bị ảnh hưởng bởi những fragment khác. Cho nên, nếu một fragment bị replace, UI vẫn tiếp tục làm việc mà không có bất kì vấn đề nào.

Vậy, chúng ta đã xong trong việc giao tiếp giữa các UI components.

Tham khảo

  1. https://medium.com/better-programming/everything-to-understand-about-viewmodel-400e8e637a58

All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí