Typescript - Những kiến thức cơ bản
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 5 năm
Xin chào tất cả các bạn, bài viết này mình xin trình bày một chút kiến thức kiến thức cơ bản về TypeScript, rất mong mọi người theo dõi.
1) Typescript là gì?
- TypeScript là một dự án mã nguồn mở được phát triển bởi Microsoft. Nó có thể được coi là một phiên bản nâng cao của Javascript bởi việc bổ sung tùy chọn kiểu tĩnh và lớp hướng đối tượng mà điều này không có ở Javascript.
- TypeScript có thể sử dụng để phát triển các ứng dụng chạy ở client-side (Angular) và server-side (NodeJS).
- TypeScript sử dụng tất cả các tính năng của của ECMAScript 2015 (ES6) như classes, modules.
- Trưởng nhóm dự án này là Anders Hejlsberg, người đã đóng góp cũng như tạo ra các ngôn ngữ khác C#, Turbo Pascal và Delphi.
- TypeScript không phải ra đời đầu tiên mà trước đây cũng có một số thư viện như CoffeScript và Dart được phát triển bởi Google, tuy nhiên điểm yếu là hai thư viện này sư dụng cú pháp mới hoàn toàn, điều này khác hoàn toàn với TypeScript, vì vậy tuy ra đời sau nhưng TypeScript vẫn đang nhận được sự đón nhận từ các lập trình viên.
2) Tại sao nên sử dụng Typescript
- TypeScript giúp chúng ta phát triển các dự án lớn một cách dễ dàng.
- Hiện nay có nhiều Javascript Framework khuyến khích sử dụng Typescript. Ví dụ: AngularJS, Ionic ...
- Hỗ trợ các tính năng của Javascript phiên bản mới nhất.
- TypeScript là một mã nguồn mở nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng mà không mất phí, bên cạnh đó có một công cụ code rất mạnh mẽ cũng được phát triển bởi Microsoft giúp chúng ta code Typescript một cách dễ dàng hơn nữa.
- Bản chất của Typescript vẫn là Javascript - TypeScript được biên dịch tạo ra các đoạn mã javascript nên bạn có thể chạy bất kì ở đâu miễn ở đó có hỗ trợ biên dịch Javascript. Ngoài ra bạn có thể sử dụng trộn lẫn cú pháp của Javascript vào bên trong TypeScript, điều này giúp các lập trình viên tiếp cận TypeScript dễ dàng hơn.
3) Các kiến thức cơ bản về Typescript
3.1) Cài đặt và chạy chương trình đầu tiên
- Cài đặt nodejs tại đây
- Cài đặt Typescript:
npm install –g typescript
- Typescript có đuôi mở rộng là .ts
- Để biên dịch một file Typescript sang javascript ta chạy lệnh
tsc tên_file --watch
Ví dụ
- File html: 1.html
<!DOCTYPE html>
<html lang="en">
<head>
<meta charset="UTF-8">
<meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1.0">
<meta http-equiv="X-UA-Compatible" content="ie=edge">
<title>Hello word</title>
<script src="1.js"></script>
</head>
<body>
</body>
</html>
- File typescript: 1.ts
console.log('Hello word');
var a: number;
a = 1;
console.log(a);
Khi chạy lệnh:
tsc 1.ts --watch
thì một file 1.js sẽ được tự động sinh ra để chứa code sau khi biên dịch file 1.ts
console.log('Hello word');
var a;
a = 1;
console.log(a);
3.2) Kiểu dữ liệu và khai báo biến
Javascript | Typescript | |
---|---|---|
Kiểu dữ liệu cơ bản | number, string, Boolean, array … | …, enum, tuple, any, void … |
Cú pháp khai báo | var test = 123; | var test : string; |
- Như mình đã nói ở trên thì bản chất của Typescript vẫn là Javascript nên các kiểu dữ liệu cơ bản của java script thì Typescript đều có ngoài ra Typescript còn có một số kiểu đữ liệu khác như là enum, tuple, any, void ...
- Còn về mặt cú pháp khai báo biến trong Typescript hơi khác một chút đó là khi khai báo chúng ta cần khai báo thêm cho nó xem là thuộc kiểu dữ liệu nào.
Ví dụ:
// KDL string
var string1 : string;
string1 = '1001';
// console.log(string1);
// KDL number
var number1 : number = 10;
console.log(number1);
// KDL mang
//KDL mang string
var arrString : string[];
arrString = ['teo', 'ty', 'tun'];
console.log(arrString[0]);
// KDL mang number
var arrNumber : number[];
arrNumber = [1, 2, 3];
//KDL boolean
var boolean1 : boolean = true;
console.log(boolean1);
// KDL enum
enum Color {Red, Green, Blue}
var c: Color = Color.Green;
// KDl tuple - kieu du lieu hon tap
var x: [string, number];
x = ['ahihi', 10];
for (let i = 0; i < x.length; i++) {
console.log(x[i]);
}
console.log(x[0]);
// KDL any
var xyz : any;
xyz = 'ahihi';
console.log(xyz);
Ở trên là một số kiểu dữ liệu cơ bản trong Typescript thì có một số kiểu dữ liệu khác so với Javascript
- Enum là từ khoá dùng để khai báo một kiểu liệt kê (Enumeration). Kiểu liệt kê là một tập hợp các hằng số do người dùng tự định nghĩa.
- Tuple là một mảng hỗn tạp nhưng đã được khai báo số phần tử.
3.3) Function trong TypeScript
- Trong typescript các hàm đều trả về một kết quả, kết quả đó sẽ thuộc về một kiểu dữ liệu nào đó (vd: number, string, void, …).
- Ta phải chỉ định luôn kiểu dữ liệu trả về cho hàm ngay từ đầu.
Ví dụ:
// number
function sum (x: number, y: number) : number {
return x + y;
}
console.log(sum(111, 222));
// string
function showString() : string {
return 'hello';
}
// array
function showArrNumber() : number[] {
return [1, 2, 3];
}
Ngoài ra còn có một số cú pháp khai báo function như:
var z = function(x: number, y: string) : string {
return `Chao ${y}, nam nay ban ${x} tuoi phai khong?`;
}
console.log(z(18, 'ahihi'));
var g: (x: number, y: string) => string = function(x, y) { // Khai bao truoc sau do moi dinh nghia
return `Chao ${y}, nam nay ban ${x} tuoi phai khong?`;
}
console.log(g(18, 'ahihi'));
var h = (x: number) : number => {
return x + 9;
}
console.log(h(10));
3.4) Hướng đối tượng trong Typescript
Trong Typescript hỗ trợ chúng ta các tính chất về hướng đối tượng như:
- Class
class NhanVatGame {
tenNhanVat: string;
solugan: string;
mau: number;
constructor (tenNhanVat: string, solugan: string, mau: number) {
this.tenNhanVat = tenNhanVat;
this.solugan = solugan;
this.mau = mau;
}
show() {
console.log(this.mau);
}
}
var nhanVat1 = new NhanVatGame('irelia', 'Y chi cua luoi kiem', 697.2);
nhanVat1.show();
- Access Modifier
Phạm vi truy cập trong class: Private, protected, public. Mặc định khi không khai báo thì là public
- Tính kế thừa
class Tuong {
ten : string;
mota : string;
kinang : string[];
constructor(ten : string, mota : string, kinang : string[]) {
this.ten = ten;
this.mota = mota;
this.kinang = kinang;
}
ShowInfo () {
let kn = '';
for (var i = 0; i < this.kinang.length; i++) {
kn += this.kinang[i] + " | ";
}
return `
Tên Tướng : ${this.ten}
Mô Tả : ${this.mota}
Ki Năng : ${kn}
`;
}
}
let ashe = new Tuong('Ashe', 'Cung Băng', ['Chú tâm tiễn', 'Tán Xạ tiễn', 'Ưng tiễn', 'Đại băng tiễn']);
console.log(ashe.ShowInfo());
// Class SatThu ke thua tu class tuong
class SatThu extends Tuong {
donsatthu : string;
constructor(ten : string, mota : string, kinang : string[], donsatthu : string) {
super(ten, mota, kinang);
this.donsatthu = donsatthu;
}
ShowInfo () {
let kn = '';
for (var i = 0; i < this.kinang.length; i++) {
kn += this.kinang[i] + " | ";
}
return `
Tên Tướng : ${this.ten}
Mô Tả : ${this.mota}
Kĩ Năng : ${kn}
Đòn Sát Thủ : ${this.donsatthu}
`;
}
}
let talon = new SatThu('Talon', 'Cung Băng', ['Chú tâm tiễn', 'Tán Xạ tiễn', 'Ưng tiễn', 'Đại băng tiễn'], 'Sát Thủ Bóng Đêm');
console.log(talon.ShowInfo());
-
Tính đóng gói
-
Tính đa hình
-
Tính trừu tượng
-
Interface
Interface trong TypeScript thì có thể khai báo được cả property
interface nguoi {
tuoi : number;
ten? : string; // ten nay co the truyen vao hoac khong
}
function xemtt(motnguoi : nguoi) : void {
console.log(`Xin chao ${motnguoi.ten} ban ${motnguoi.tuoi} phai khong`);
}
xemtt({tuoi : 18, ten : 'ahihi'});
- Abstract
interface TuongInterface {
ten : string;
mau : number;
satthuong : number;
mota : string;
XemTuong() : void;
donkinang() : any;
bienve() : void;
}
//class tuong ke thua lai Interface TuongInterface
class Tuong implements TuongInterface {
ten : string;
mau : number;
satthuong : number;
mota : string;
XemTuong () : void {
console.log('xem');
}
donkinang () : any {
return 'don ky nang';
}
bienve () : void {
console.log('bien ve');
}
}
- Namespace
Đặt tên class mà không sợ bị trùng từ khóa. Quản lý theo một nhóm gọi là module có hệ thống.
module Adroid {
export class String {
}
export class Number {
test () : void {
console.log('ahihi');
}
}
}
var coca = new Adroid.String();
var pessi = new Adroid.Number();
pessi.test();
- Generic Hiểu một cách đơn giản là khai báo nhưng mà không cần chỉ ra kiểu dữ liệu mà khi nào sử dụng thì mới định nghĩa kiểu dữ liệu.
function xem1(x : number) : number {
return x;
}
function xem2(x : string) : string {
return x;
}
function xem3(x : boolean) : boolean {
return x;
}
console.log(xem1(9));
//Generic
function xem4<T>(x : T) : T {
return x;
}
console.log(xem4<string>("ahihi"));
Qua ví dụ ta thấy khi hàm xem1(), xem2(), xem3() giống nhau về các xử lý chỉ khác kiểu dữ liệu trả về và kiểu dữ liệu params thay vì phải định nghĩa 3 hàm ta chỉ cần viết một hàm xem4() có thể dùng chung được cho cả trường hợp trên. Một ví dụ khác để bạn có thể hiểu rõ hơn về Generic
class MayTinh {
static XemThongTin<T> (x : T[]) : void {
for (var i = 0; i < x.length; i++) {
console.log(x[i]);
}
}
}
MayTinh.XemThongTin<string>(['HP', 'Dell', 'Asus']);
MayTinh.XemThongTin<any>(['HP', 9000000, 'Asus']);
Ở ví dụ trên hàm XemThongTin() có tham số truyền vào là một mảng có kiểu dữ liệu là generic. Khi ta gọi hàm XemThongTin() ta phải chỉ ra kiểu dữ liệu T là gì trong trường hợp này là string thì khi ta truyền tham số vào cũng phải mà một mảng string nếu chương trình sẽ bị lỗi. Như đôi khi bạn muốn kiểu dữ liệu T kia không phải là string mà thay vào đó là một kiểu dữ liệu nào đó như any chẳng hạn chả nhẽ lúc này bạn lại phải viết thêm một hàm mới trong khi code xử lý như nhau, nhìn vào ví dụ ta thaays nhờ có generic thì mọi chuyện dễ dàng hơn bạn chỉ cần định nghĩa nó là kiểu any và tham số truyền vào là một mảng kiểu any là được.
Kết luận
Anders Hejlsberg và các cộng sự của mình khi tạo ra Typescript thì hầu hết các đặc trưng trong C# đều được dùng để tạo nên Typescript vì thế nhưng ai mà code C#, Java (các ngôn ngữ hướng đối tượng) thì việc làm quen với Typescript thì tương đối dễ dàng. Angular - một trong những Javascript Framework phỏ biến cũng sử dụng hoàn toàn cú pháp là Typescript.
Trên đây là một chút kiến thức mà mình tìm hiểu được về Typescript, rất mong được sự góp ý của mọi người. Cảm ơn mọi người đã theo dõi bài viết của mình.
Nguồn tham khảo
All rights reserved